B NỘI DUNG
2.2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật biểu hiện chiều sâu nội tâm
Với đặc điểm của cốt truyện tâm lý luôn chú ý đi sâu vào đời sống nội tâm của con ngƣời, vì thế ngôn ngữ trong Đôi bạn và Bướm trắng của Nhất Linh đã rất thành công trong miêu tả tâm lý con ngƣời. Ông đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để miêu tả nội tâm mà ta đã tìm hiểu: ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên và bƣớc chuyển biến quan trọng nhất trong miêu tả tâm lý nhân vật của ông trong
Đôi bạn và Bướm trắng so với các tác phẩm trƣớc đó có lẽ là ở ngôn ngữ nhân vật. Cả ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật đều hƣớng đến thể hiện thế giới tâm hồn phức tạp và đầy bí ẩn của con ngƣời.
* Đối thoại tâm lí
Ngôn ngữ đối thoại trong Đôi bạn và Bướm trắng vẫn giữ đƣợc nét giản dị, đời thƣờng và phần nào thể hiện tính cách nhân vật nhƣ ở các tiểu thuyết luận đề. Nhƣng ở tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ đối thoại đã đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm của con ngƣời hơn. Các hình thức của đối thoại đều nhằm bộc lộ những cảm xúc của con ngƣòi một cách tinh tế hơn. Do hƣớng vào thể hiện đời sống tình cảm của con ngƣời cá nhân trong lĩnh vực tình yêu - một lĩnh vực rất đỗi riêng tƣ - nên tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp đối thoại đặc biệt để các nhân vật dù cùng sống trong môi trƣờng đông ngƣời, dù cùng giao tiếp với những ngƣời khác nhƣng những ngƣời yêu nhau vẫn tìm đƣợc những tín hiệu riêng mà chỉ
có họ mới hiểu, còn những ngƣời khác thì không. Các thủ pháp nghệ thuật này đã đƣợc Nguyễn Thị Mai Hƣơng phân tích khá kỹ trong luận văn của mình. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đƣợc điểm qua đó là các thủ pháp: đối thoại mang tính chất ám chỉ hay còn gọi là đối thoại ngầm, đối thoại qua hành vi cử chỉ hay là đối thoại không lời.
Đối thoại mang tính chất ám chỉ đƣợc sử dụng khá nhiều (Đôi bạn: 9 lần, Bƣớm trắng: 8 lần). "Thủ pháp này cũng đã được xuất hiện trong các tiểu thuyết luận đề nhưng chỉ nhằm để mỉa mai, khích bác bóng gió một người thứ ba" [45; 75]. Chẳng hạn đối thoại giữa mẹ con bà Phán khi Loan không biết nhà có giỗ, đi chơi vừa về đến nhà:
"Bà Phán Lợi ngồi ở sập uống nước, thấy nàng về ngọt ngào hỏi: - Mợ đi chơi mát về?
Loan cúi đầu không đáp, đi rẽ sang buồng bên cạnh. Bà Phán hỏi to:
- Mợ đã xơi cơm chưa để bảo nó dọn cơm. Rồi bà lên tiếng gọi con gái:
- Bích ơi! Con dọn cơm lên để chị xơi đi.
Bích đang nói chuyện với em là cô Châu, thấy mẹ gọi, vội đáp: - Thưa mẹ, nhà hết cơm rồi, chỉ còn ít cháy thôi ạ" [8; 221].
Lời đối thoại giữa hai mẹ con bà Phán nhằm mục đích chính là châm biếm, mỉa mai Loan đã không làm tròn phận sự một ngƣời con dâu theo quan niệm của bà.
Đối thoại ám chỉ trong Đôi bạn và Bướm trắng đƣợc dùng để các nhân vật tìm hiểu, thăm dò thái độ, tình cảm của nhau, có khi trƣớc mặt ngƣời khác mà vẫn giữ đƣợc sự kín đáo. Chẳng hạn trong buổi chiều mồng ba tết đến chơi nhà Thu, đánh bạc với mọi ngƣời, Trƣơng muốn "dò ý tứ Thu, dò ý trước mặt mọi người mà không ai có thể nghi ngờ được", nên chàng nói: "Ván này ăn được đồng hào mới … ngon lạ". Việc
cố tình nhấn mạnh vào từ "ngon lạ" là muốn gợi xem Thu có còn nhớ tới lời nói mà hai ngƣời đã dùng trong buổi đầu gặp nhau không. Nếu nàng còn nhớ thì có nghĩa là Thu đã để ý đến chàng. Trƣơng sung sƣớng khi thấy Thu đã hiểu ý mình và phép thử của chàng có hiệu quả. Vì thế, chàng đáp lại lời Thu: "Sống lúc nào cũng như phút này thì cảnh nào cũng đẹp. Nắng cũng đẹp mà mưa cũng đẹp…". Hiểu lời Trƣơng bày tỏ sự đồng cảm với mình, Thu cũng nói: "Đánh để thua với được. Người được thì vui người thua cũng thích không kém gì…" Tâm trạng sung sƣớng ấy của Thu chỉ có Trƣơng mới hiểu đƣợc còn mọi ngƣời khác thì thấy câu ấy là vô lý, vì thế Hợp cƣời: "Cái đó thì hơi nghi ". Qua những lời đối thoại ám chỉ ấy Trƣơng và Thu đã hiểu đƣợc tình cảm của nhau, họ đang hƣớng về nhau, thăm dò tình cảm của nhau, đồng cảm với nhau, trong khi những ngƣời khác không biết gì cả.
Biện pháp đối thoại qua hành vi cử chỉ hay đối thoại không lời (Phạm Thị Phƣơng Anh gọi là đối thoại gián tiếp) cũng đƣợc Nhất Linh sử dụng thành công để các nhân vật Dũng - Loan, Trƣơng - Thu "trao đổi tình cảm". Trong đó cách trao đổi bằng ánh mắt đƣợc sử dụng nhiều nhất: Dũng - Loan bày tỏ tình yêu bằng ánh mắt trên đồi Quỳnh Nê, Trƣơng - Thu trò chuyện với nhau rất nhiều lần bằng ánh mắt.
Chúng tôi cũng đồng tình với Nguyễn Thị Mai Hƣơng khi cho rằng: "Hình thức đối thoại mang tính chất ám chỉ và đối thoại không lời đã làm rõ cảm giác về người khác trong nhân vật của Đôi bạn và Bướm trắng" [45; 83]. Ở tiểu thuyết luận đề hình thức giao tiếp này không đƣợc phát huy tác dụng do phải phù hợp với bƣớc phát triển của luận đề. Còn ở tiểu thuyết tâm lý mối giao cảm giữa những nhân vật đƣợc nâng lên bình diện thứ nhất, nên hình thức này đã phát huy đƣợc tác dụng giúp các nhân vật "cảm nhận về nhau và cùng cảm nhận về thế giới. Chính
quá trình khám phá về nhau ấy là một nét mới Nhất Linh đem đến cho nghệ thuật và nhân vật trong tiểu thuyết của mình" [45; 83].
Nhƣ vậy, trong Đôi bạn và Bướm trắng ngôn ngữ đối thoại đã có nhiều hình thức phong phú để phản ánh muôn vàn những cách biểu hiện tình cảm trong đời sống của con ngƣời. Sử dụng loại ngôn ngữ này, tác giả đã khiến cho ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trở nên nhiều màu sắc biểu cảm hơn. Ngôn ngữ đối thoại không chỉ đơn thuần là công cụ truyền đạt nội dung thông tin trực tiếp mà còn là mật khẩu để những ngƣời trong cuộc thông báo cho nhau, tìm hiểu, khám phá lẫn nhau, khiến nhân vật hiện lên gần gũi với đời thực hơn.
* Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp quen thuộc của Nhất Linh trong khi đi sâu khám phá thế giới tâm hồn của con ngƣời. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong các tác phẩm tiểu thuyết tâm lý ngày càng hoàn thiện hơn. Thống kê về tỉ lệ dòng văn bản độc thoại và độc thoại nội tâm so với toàn văn bản trong tài liệu nghiên cứu, chúng tôi thu đƣợc bảng số liệu sau (có tham khảo số liệu thống kê của Nguyễn Thị Mai Hƣơng):
Tác phẩm Số dòng độc thoại và độc thoại nội tâm Tổng số dòng văn bản Tỉ lệ % Đoạn tuyệt 114 5060 2,26% Đôi bạn 111 4904 2,26% Bƣớm trắng 385 5161 7,46%
Qua kết quả trên, ta thấy việc sử dụng hình thức ngôn ngữ này ở
Đoạn tuyệt và Đôi bạn có mật độ tƣơng đƣơng nhau, riêng Bướm trắng
Tuy nhiên khi đi sâu tìm hiểu về cách sử dụng hình thức ngôn ngữ này trong việc thể hiện nội tâm nhân vật, chúng tôi nhận thấy từ Đôi bạn
ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã có bƣớc phát triển hơn so với các tiểu thuyết luận đề. Trong các tiểu thuyết luận đề độc thoại hay độc thoại nội tâm của các nhân vật bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ , hoặc do một sự tác động cụ thể nào đó trực tiếp từ ngoại cảnh (điều này chúng tôi đã phân tích qua một số ví dụ ở trang 71 của luận văn). Khi có một tác động khác từ bên ngoài thì dòng suy nghĩ đó dễ bị đứt đoạn chuyển sang một vấn đề khác. Chẳng hạn trong Đoạn tuyệt, Loan đang nghĩ về việc nhân duyên của mình khi nghe hai vợ chồng Thảo nói đùa về về sự khác biệt trong hai cách sống giữa Lâm và Dũng thì lại chuyển sang nghĩ đến hai cảnh sống trái ngƣợc nhau: "một cảnh đời yên tĩnh ngày nọ trôi theo ngày kia như dòng sông êm đềm chảy, nhẫn nại sống trong sự phục tùng cổ lệ như mọi người con gái khác và một cảnh đời rộn rịp, khoáng đạt siêu thoát ra hẳn ngoài lề lối thường". Tuy nhiên sự liên tƣởng đó còn dễ hiểu vì dù sao cũng cùng một đề tài, suy tƣ tiếp theo của nàng khi nhìn Dũng thì thật sự là xa với suy nghĩ của nàng lúc ban đầu, khi nàng so Dũng với mình và muốn tạo ra cuộc sống hợp với quan niệm của mình.
Nhƣng độc thoại nội tâm trong Đôi bạn đã phát triển nhƣ một dòng suy nghĩ, điều nhân vật nghĩ có khi tách ra khỏi môi trƣờng giao tiếp hiện tại. Chẳng hạn Loan đang nói chuyện về Thái, Dũng không muốn Loan hỏi về Thái nữa nên hỏi xin thuốc lá, Trúc đƣa thuốc lá mời, Loan đùa với Trúc nhƣng trong đầu vẫn nghĩ đến Thái. Hay Dũng trong một buổi sáng chủ nhật rỗi rãi, sang nhà vợ chồng Thảo chơi, dù nói đến chuyện gì cũng vẫn nhớ đến Loan, hình dung về Loan, mong mỏi Loan, kể cả khi Loan đang ngồi trƣớc mặt chàng thì trong lòng Dũng vẫn suy nghĩ về Loan. Hoặc khi ngồi đánh tổ tôm với mấy anh chị em trong nhà, mọi ngƣời nói gì thì nói, trong đầu chàng nghĩ đến lẽ sống, kể cả tham
gia trò chuyện với mọi ngƣời, thì Dũng vẫn nghĩ về điều đó. Dòng nội tâm của nhân vật nhƣ tách ra khỏi môi trƣờng hoạt động của nhân vật để nhân vật chỉ sống với cõi riêng của tâm hồn mình.
Sang đến Bướm trắng hình thức độc thoại nội tâm không chỉ dày đặc trong tác phẩm mà còn hoàn chỉnh hơn rất nhiều so với các tiểu thuyết luận đề. Điều này biểu hiện những điểm sau:
Độc thoại nội tâm trong các tác phẩm trƣớc đó thƣờng có dấu hiệu báo trƣớc của ngƣời trần thuật bằng những từ ngữ nhƣ : "nghĩ thầm", "tự hỏi", "ngẫm nghĩ", "nghĩ bụng", "thầm nhủ", "nghĩ",… trƣờng hợp không báo trƣớc trực tiếp bằng các từ ngữ trên thì có thể là: "Loan đưa mắt nhìn Dũng cảm động", "mỉm cười chua chát", "mỉm cười sung sướng", "cau mày",… Một dấu hiệu khác báo trƣớc các độc thoại nội tâm của nhân vật là dấu gạch đầu dòng đặt trƣớc hoặc dấu ngoặc kép chứa toàn bộ nội dung nhân vật tự đối thoại trong đầu. Ví dụ "- Cô nào tốt số về làm dâu bà này thì phải biết. Ấy là đối với mình, một người không thuộc quyền họ, mà họ còn thế đấy" [8; 212].
Đến Bướm trắng độc thoại nội tâm đƣợc tái hiện sống động hơn, dƣờng nhƣ không có sự can thiệp của tác giả, tiếng nói nội tâm vang lên đột ngột giữa dòng trần thuật. Chẳng hạn : "Trương không nghe Tuyển nói: mắt chàng nhìn vào cửa sổ hé mở để lộ ra một khu vườn nắng (1). Chắc không bao giờ chàng quên được cái vườn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh ánh sáng và màu vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc giậu (2). Hình như trời nắng ở bên kia thế giới (3). Tai chàng không nghe thấy tiếng Tuyển nói bên cạnh, nhưng nghe rõ cả những tiếng chim rất nhỏ ở ngoài kia, tiếng gió trong lá cây, tiếng một con chim sâu bay chuyền trong giậu và cả tiếng một cái ghế hay cái chõng người ta kéo bên hàng xóm với tiếng một đứa trẻ nói còn ngọng:
Trương thấy hiện ra trước mắt cũng một cảnh trời nắng một tháng trước ở Hà Nội (5)…." (Bướm trắng). Câu đầu của đoạn văn là lời tƣờng thuật lại hành động của Trƣơng. Câu 2 bắt đầu đi vào cảm giác và từ câu 3 trở đi tiếng nói nội tâm thực sự cất lên. Trƣơng dƣờng nhƣ không sống ở thực tại mà sống trong tiềm thức của cá nhân mình. Những âm thanh mà chàng nghe thấy là những âm thanh của quá khứ vang lên trong tâm trí, sau đó chàng tiếp tục những hồi ức về Thu trong lần gặp cách đó một tháng.
Có lúc ngôn ngữ độc thoại nội tâm đƣợc cấu tạo ở dạng thức cao hơn nhƣ dòng tâm trạng, với nhiều trạng thái, nhiều suy tƣởng thậm chí đối lập nhau vang lên trong nội tâm nhân vật nhƣ lời đối thoại nội tâm . Trƣơng về quê dự đám cƣới Lan, nhìn các cô phù dâu trang điểm cho nhau, chàng chợt nảy ra ý tƣởng cƣới Thu làm vợ. Chàng nghĩ đến những ngày vui, những giây phút hạnh phúc khi có Thu, rồi sau đó "chết thì chết". Trong lòng Trƣơng vang lên những đối thoại ngầm:
"- Rồi được chết trong tay Thu còn hơn… còn hơn là chết dần chết mòn không ai thương, chết một cách khốn nạn như bây giờ.
Nhưng ngay trong lúc nghĩ vậy, chàng vẫn biết có một tiếng ngầm bảo chàng:
- Làm như thế xấu lắm.
Chàng tự bảo đối với chàng thì không có cái gì là xấu cả, chàng là một người sắp chết đến nơi thì còn cần gì xấu với tốt. Tuy không cần gì cả, tuy việc xấu đến đâu chàng cũng có thể làm được không bao giờ tự khinh mình, mà chàng vẫn thấy trước rằng không thể nào làm nổi việc cưới Thu".
Những suy tƣ ấy đã cho ngƣời đọc thấy cả những phần xấu và phần tốt, "rồng phƣợng lẫn rắn rết" trong nội tâm nhân vật.
Có khi độc thoại nội tâm đƣợc xây dựng nhƣ dòng ý thức, trong dòng suy tƣ ấy ngƣời đọc đƣợc sống trong những hồi ức, liên tƣởng của nhân vật về quá khứ, hiện tại, nghĩ về tƣơng lai. Dòng suy nghĩ của Trƣơng sau khi ở tù ra là một ví dụ tiêu biểu. Trong nội tâm chàng có: niềm "vui ngây ngất của một người đi xa lâu năm sắp được về thăm nhà"; niềm khát khao đƣợc trông thấy Thu; những hồi ức trong trẻo về quá khứ tuổi thơ với vòm trời êm dịu, với vƣờn rau của mẹ. Hồi ức gợi cho chàng nhớ đến Nhan và mong muốn trở về làng lấy Nhan để sống một cuộc đời lƣơng thiện. Trƣơng cũng thấy rõ những điều xấu xa, tội lỗi khi chàng không có cách gì để sống, việc trở về làng lấy Nhan là chàng đã để cho "tƣ lợi đi đôi với ái tình", bởi chàng không hề yêu Nhan. Nghĩ vậy chàng lại nhớ đến Thu và khẳng định : "sống nghèo khổ đến đâu đi nữa cũng không sao miễn là lúc nào cũng có Thu bên cạnh". Thế nhƣng vì không lần nào Thu vào trong tù thăm chàng, nên Trƣơng cho rằng Thu quên mình rồi, chàng tự trách mình: "trước lấy quách Thu có phải xong không? Giờ chỉ còn một cách là rủ Thu trốn… không xong thì ta sẽ về làng lấy Nhan". Thế rồi, Trƣơng sung sƣớng nghĩ đến tƣơng lai: cuộc đi trốn với Thu, việc hạ Thu xuống ngang hàng với mình, việc sẽ đến nhà Chuyên chơi để khám bệnh và trêu chọc Chuyên,…
Diễn biến tâm lý theo kiểu dòng ý thức đã khiến nhân vật trôi miên man trong dòng liên tƣởng, chuyển liên tiếp từ dự định này sang dự định khác, làm cho quá trình tâm lý đầy những ngả rẽ bất ngờ. Trƣớc đó cũng vậy, Trƣơng đã cố gắng xa Thu đƣợc sáu tháng, vì sợ làm phiền nhƣng chỉ có một lần duy nhất nhìn cảnh vƣờn nắng khi về quê nhà: "những chòm lá lấp lánh và màu vàng của một bông hoa chuối tây nở ở góc giậu. Hình như trời nắng ở bên kia thế giới", "chàng liền nhớ ngay đến một kỷ niệm cũng gắn với cảnh trời nắng và có cảm giác hình như Thu vừa mới đi ngang khu vườn nắng ngoài cửa sổ" [13; 91], lập tức Trƣơng nảy ra ý định rời quê lên Hà Nội gặp Thu.
Giáo sƣ Phan Cự Đệ cho rằng: "Dòng tâm lý của các nhân vật phát triển cũng nhờ sự vận động của những kỷ niệm, hồi ức, liên tưởng.