NHỮNG SO SÁNH ĐẸP, BAY BỔNG, TINH TẾ VÀ GỢI CẢM

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 112 - 121)

B NỘI DUNG

3.4. NHỮNG SO SÁNH ĐẸP, BAY BỔNG, TINH TẾ VÀ GỢI CẢM

So sánh là phƣơng thức tu từ quen thuộc, xuất hiện dày đặc trong các tác phẩm Tự lực văn đoàn. Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã tận dụng tối đa những đối tƣợng có đặc tính giống nhau để đem ra so sánh. Họ đã làm sinh động hơn rất nhiều cho tác phẩm của mình bằng những hình ảnh so sánh, đặc biệt là những hình ảnh độc đáo. So sánh bao giờ cũng nhằm làm tăng tính gợi hình và gợi cảm của ngôn ngữ, các so sánh trong Tự lực văn đoàn có rất nhiều chức năng. Có khi nó đƣợc dùng để cụ thể hoá đối tƣợng:

- "Một vài đám mây bay thấp vướng vào ngọn rừng kéo lan dài như những dải lụa trắng" (Đôi bạn).

- "…Nét chữ tươi như hoa đào, già dặn như cành mai cỗi"

- "Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm như vừa tắm ở suối" (Dưới bóng hoàng lan).

So sánh có khi đƣợc dùng để gợi hình hơn cho đối tƣợng đƣợc so sánh:

- "Hôm ấy vào hạ tuần, trăng vừa mọc, trông như cặp sừng trâu treo ngược trên đỉnh đồi" (Hồn bướm mơ tiên).

- "… Khói ở các nhà toả ra như mấy vết mực tàu đương lan trên tờ giấy trắng ướt đẫm nước" (Đôi bạn).

- Có khi so sánh dùng để tăng tính sinh động cho đối tƣợng cần biểu hiện:

- "Chàng lấy vợ cũng như người khác chơi cây cảnh" (Lạnh lùng).

- "Và liền lúc đó, ba tiếng trống đánh dồn dập, hấp tấp, bất thần như cái thức giấc hoảng hốt, kinh hãi của người đương chập chờn ngủ gật" (Nửa chừng xuân).

Có một điều thú vị là ngƣời ta hay so sánh cái trừu tƣợng với cái không trừu tƣợng để ngƣời đọc có thể hình dung, tƣởng tƣợng ra cái trừu tƣợng kia là gì, thì các nhà văn Tự lực văn đoàn nhiều khi lại làm ngƣợc lại. Họ lấy cái cụ thể để so sánh với cái trừu tƣợng hoặc lấy hai cái trừu tƣợng so sánh với nhau để tạo ra những liên tƣởng mới.

- "Đêm khuya nữa… chậm chạp và thong thả, bác hàng quà, đi nhẹ như chân ma… Tiếng rao buồn thảm, yếu ớt và uể oải như hàm một nỗi thất vọng khôn cùng" [Thạch Lam].

- "Hoa kim liên sắc vàng thắm như một nụ cười thân yêu" [Khái Hƣng].

- "Ở đâu vẳng lại tiếng ru em trong vắt như ánh nắng" [Nhất Linh].

- "Trước mặt hai người, về phía bên kia cánh đồng, ánh đèn nhà ai mới thắp, yếu ớt trong sương, trông như một nỗi nhớ xa xôi đương mờ dần" [Nhất Linh].

Đây là kiểu so sánh biểu hiện sự tinh tế trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ, họ phải thực sự rung động trƣớc cảnh vật, con ngƣời, thực sự cảm thấy đằng sau những cái tƣởng nhƣ không thể có sự liên hệ ấy một mối quan hệ gần gũi. Trong các nhà văn Tự lực văn đoàn, Nhất Linh là ngƣời hay sử dụng nhất cách so sánh này. Có lẽ chính vì thế mà ngôn ngữ của Nhất Linh có một vẻ riêng bay bổng và lãng mạn.

Trong so sánh, nét riêng của ngôn ngữ tác giả thể hiện chủ yếu ở cách dùng chuẩn so sánh và tƣơng quan so sánh, qua đó bộc lộ cái nhìn độc đáo của nhà văn. Lấy tƣơng quan so sánh làm tiêu chí, chúng tôi nhận thấy Nhất Linh thƣờng sử dụng hình thức so sánh tâm trạng, cảm giác của con ngƣời với sự vật, tâm trạng đang trong trạng thái hoạt động. Những so sánh kiểu này rất gợi hình, gợi cảm:

- "Nàng thấy hạnh phúc của nàng đẹp đẽ như ánh lửa lấp lánh trong cốc rượu đương sóng sánh trên tay nàng" (Lạnh lùng).

- "Một luồng khói pháo thơm đưa thoảng qua cửa sổ đem lại cho Dũng những cảm tưởng dịu dàng êm ái như ngọn gió xuân dịu dàng đem mùa xuân tới" (Đôi bạn).

- "Một mùi thơm tựa như mùi cốm non phảng phất lẫn với bụi, với gió, với ánh nắng" (Đôi bạn).

- "Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây, lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già" (Đoạn tuyệt).

"Chàng sung sướng chỉ vì thấy mình như con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong một sự tự do không bờ bến" (Bướm trắng).

Kiểu so sánh này, không chỉ gợi lên rất rõ cảm giác đƣợc nói đến (dù là những cảm giác rất mong manh, mơ màng), mà còn có khả năng gợi lên trong ngƣời đọc rất nhiều liên tƣởng. Các sự vật đƣợc đem ra để so sánh không trong trạng thái tĩnh tại, mà đang hoạt động, biến đổi, vì thế ngƣời đọc tuỳ theo cảm nhận của mình mà có thể có những liên tƣởng khác nhau, những cảm xúc khác nhau. Tất cả những so sánh đó đều gợi lên những hình ảnh thật đẹp, lãng mạn và bay bổng, bộc lộ những cảm giác tế vi của con ngƣời. Qua những so sánh đó Nhất Linh đã thể hiện những rung động sâu xa với con ngƣời và tạo vật. Các so sánh của ông đều nhấn mạnh đến cảm giác tinh nhạy của con ngƣời trƣớc cuộc đời, thể hiện những quan sát kĩ lƣỡng, sự gắn bó với cuộc sống đến từng cảm giác.

Để miêu tả cảnh vật thiên nhiên, Nhất Linh cũng rất hay dùng phƣơng thức so sánh giữa sự vật với sự vật, có điều thú vị là những sự vật đem ra để so sánh ấy cũng không ở trong một trạng thái tĩnh tại, chẳng hạn:

- "…Khói ở các nhà toả ra như vết mực tàu đương lan trên tờ giấy trắng ướt đẫm nước" (Đôi bạn).

- "Thỉnh thoảng Trương phải cúi đầu cho khỏi chạm vào cành cây; dưới một cái ao gần đây, bóng một cành tre in ngược, ngọn trúng vào giữa một đám sao trông như một cây bông vừa toả hoa lấp lánh" (Bướm trắng).

Hoặc có khi sự tĩnh tại chỉ là tạm thời, trong khoảnh khắc:

- "Trên một cây bàng nhỏ, những lộc mới đâm, màu xanh non hơi phơn phớt hồng, trông như một đàn bướm ở đâu bay về đậu yên" (Đôi bạn).

- "Dưới chân nàng một vùng cỏ bóng loáng ánh nắng, trông nắng in trên nền trời như hình một con chim trắng giương giương đôi cánh sắp bay" (Đôi bạn).

Qua cách so sánh này, ta thấy cảnh vật hiện lên rất sống động, rất đẹp - một vẻ đẹp trong trẻo, lãng mạn. Đồng thời chứng tỏ khả năng liên tƣởng phong phú, sự tài tình của nhà văn kiêm hoạ sĩ Nhất Linh trong việc nắm bắt những vẻ đẹp linh động của ngoại cảnh. Những so sánh đó cũng thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, sự gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con ngƣời và tạo vật, kể cả ở những so sánh rất cụ thể, rất thực tế, chẳng hạn: "Ở ngoài vườn, tiếng ếch nhái ran lên từng loạt, thỉnh thoảng có tiếng chẫu chuộc kêu nghe lõm bõm như tiếng chân rút mạnh của một người lội trong bùn" (Đôi bạn). Phải là ngƣời gắn bó với cuộc sống nơi thôn quê, hay để ý quan sát và suy tƣởng mới có hình ảnh so sánh chính xác và độc đáo đến vậy.

Các so sánh của Nhất Linh dù gắn với hiện thực hay bay bổng lãng mạn cũng đều có nét chung là rất đẹp, gợi cảm và tinh tế, khác với so sánh của Thạch Lam bình dị và chân chất. Thạch Lam rất hay sử dụng so sánh cảm giác của tâm hồn với một sự vật bình dị hoặc yếu ớt thanh mảnh, chẳng hạn:

- "Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời này, cuộc đời một cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như một tấm vải thô sơ" (Cô hàng xén).

- "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi, không biết, như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" (Hai đứa trẻ).

- "Tất cả những cái đó bây giờ xa quá. Tâm trí tôi giãn ra, như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường" (Sợi tóc).

Những hình ảnh: "Tấm vải thô" cuộc đời đƣợc dệt lên bằng toàn sợi khó nhọc (Cô hàng xén), ngọn đèn con của chị Tí và đêm đen nơi phố huyện (Hai đứa trẻ), cây tre uốn cong lại thẳng (Sợi tóc) là những hình ảnh rất đỗi bình dị, thân thuộc với cuộc sống con ngƣời vùng quê. Những so sánh này đã gợi nên trong lòng ngƣời đọc bao xót xa thƣơng cảm cho những cuộc đời tăm tối, khó nhọc.

Trong tác phẩm của Nhất Linh còn xuất hiện những so sánh giữa đặc điểm, tính chất, hoạt động của ngƣời với đặc điểm, tính chất, hoạt động của sự vật mang màu sắc nhục cảm, để tôn vinh cái đẹp hình thể của con ngƣời, thể hiện những xúc cảm mãnh liệt, những khao khát thầm kín trong tâm hồn những ngƣời đang yêu:

- "Chàng như trông thấy trước mặt bàn tay hơi rung rung của Loan, hôm nào, cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi Loan mềm và thơm như hai cánh hoa hồng…" (Đôi bạn).

- "Lụa áo Trương thấy mềm như da người và một mùi thơm hơi cay - không giống hẳn mùi thơm của nước hoa xông lên ngây ngất" (Bướm trắng).

- "Lần đầu chàng nhận thấy vẻ đẹp của cái cổ tròn màu trắng dịu và nom như một búp hoa ngọc lan sắp nở" (Bướm trắng).

- " Quả na phơi nắng suốt ngày, những múi na âm ấm và thơm phảng phất như môi người yêu" (Đôi bạn).

- "Hoa mộc thơm như cô con gái quê mới dậy thì" (Lạnh lùng). Dù có dùng phƣơng thức so sánh nào thì các hình ảnh so sánh của Nhất Linh cũng đều có nét chung là rất đẹp, gợi lên trong lòng ngƣời những cảm giác trong sáng, lãng mạn. Đây là nét khác với Thạch Lam khi ông sử dụng những so sánh tƣơng tự nhƣ vậy, chẳng hạn:

- "Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô… Mẹ con bác ở một

căn nhà cuối phố, một cái nhà lụp xụp như những căn nhà khác… Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc" (Nhà mẹ Lê).

- "Nhưng đến mùa rét… Dưới manh áo rách nát thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết " (Nhà mẹ Lê).

Có thể thấy rằng "chuẩn so sánh ở đây dưới mức bình thường, là: quả trám khô bị rút hết nước nhăn nheo đến thảm hại; là ổ chó, thịt trâu chết. Nhưng có lẽ không gì có thể gợi ra hình ảnh mẹ con bác Lê trúng hơn những sự vật tầm thường này" [20; 90]. Những so sánh này đã thể hiện một cách xác thực thân phận thấp hèn và cuộc đời cơ cực, đắng cay của họ, thể hiện một cái nhìn hiện thực của Thạch Lam về cuộc sống.

Qua cách so sánh của Thạch Lam, ta có thể nhận ra điểm giống và khác nhau khá rõ trong cách sử dụng ngôn từ giữa hai nhà văn vừa là đồng nghiệp, vừa là anh em này. Bên cạnh những so sánh nhằm làm tăng giá trị gợi hình và biểu cảm nhƣ các nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn, Nhất Linh còn rất hay sử dụng kiểu so sánh mang đậm chất ẩn dụ, chúng là những so sánh thực sự độc đáo, thực sự là điểm nhấn cho tác phẩm, buộc ngƣời đọc phải tìm hiểu, phải khám phá xem vì sao tác giả lại so sánh nhƣ vậy. Chẳng hạn trong Đôi bạn, tác giả đã để Dũng ví tình yêu của mình với Loan "như một ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quý với chàng chính vì chàng đã chọn nó và không cho ai biết". Cách so sánh ấy vừa gợi đƣợc vẻ đẹp, lung linh kì diệu của tình yêu Dũng giành cho Loan, vừa biểu tƣợng cho tình yêu ấy mong manh, xa vời, suốt đời Dũng khao khát nhƣng không thể nào với tới đƣợc.

Một lần nữa, cũng trong tác phẩm này, Dũng lại có một ý tƣởng so sánh rất thú vị: "những con đom đóm bay qua ao bèo lúc tắt lúc sáng như những ngôi sao lạc biết thổn thức". Để hiểu đƣợc hết ý nghĩa của so sánh này, chúng ta không thể chỉ đọc riêng nó mà phải liên hệ với các

câu khác trong truyện. Khi Dũng có câu ví này là lúc chàng đang đi cùng Loan vào một buổi tối mà trong lòng đang ngập tràn cảm xúc yêu thƣơng dành cho Loan. Cảm xúc ấy dâng trào mãnh liệt nhƣ đã lên đến đỉnh cao, nhƣng Dũng lại không đủ can đảm nói ra. Những con đom đóm nhắc lại kỷ niệm thời thơ ấu bên Loan - cô bạn nhỏ hàng xóm và nhƣ trƣớc Dũng ví tình yêu của mình với ngôi sao, thì nay kỷ niệm tuổi thơ lại càng làm cho tình yêu ấy thêm đậm đà. Cái nhấp nháy của con đom đóm chính là ngôi sao tình yêu trong lòng chàng bởi nó cũng đang nhấp nháy vì thổn thức, vì xúc động, vì rạo rực - một nỗi rạo rực kín đáo. "Ngôi sao lạc " ấy cũng xa vời, cũng không thể bắt đƣợc nhƣ đom đóm không bị đánh lừa sà xuống cùng hai ngƣời - tình yêu của Dũng cũng vậy, thổn thức nhƣng thật buồn!

Nhất Linh đã sáng tạo ra nhiều so sánh hết sức độc đáo, nhiều ẩn ý. Trong Bướm trắng, lúc gặp Thu buổi đầu, ý nghĩ so sánh đầu tiên ập đến trong Trƣơng đó là sự kiêu hãnh của Thu chỉ làm cho sắc đẹp của nàng "ý vị hơn lên như chất chua của một quả mơ". Quả mơ ấy hấp dẫn thật, nhƣng để có thể thƣởng thức đƣợc nó thì ngƣời ta cũng phải nếm trải rất nhiều vị chua của nó. Còn Thu nhận ra tình yêu của mình với Trƣơng khiến cho cuộc sống của nàng khác biệt hơn trƣớc, nhiều dƣ vị hơn trƣớc, nhƣng trong cái dƣ vị ngọt ngào không phải là không có chút gợn lòng vì những dƣ vị buồn, có lẽ không phải vô tình Nhất Linh để cho nàng ví đời sống hiện tại của nàng so với những cái đã qua "có vị hơn…, đậm đà hơn, một vị hương âm thầm không rõ rệt, ấm áp như hương thơm đọng trong quả cam mới hái ngoài nắng vào chưa bóc vỏ".

Những so sánh này của Nhất Linh thật sắc sảo, tinh tế, vừa mang lại sự sinh động gợi hình, vừa ẩn chứa trong đó biết bao cảm xúc, để ngƣời đọc phải suy nghĩ, liên tƣởng, chiêm nghiệm mới có thể khám phá ra. Không phải giản đơn chỉ là so sánh, Nhất Linh còn để một khoảng

trống cho ngƣời đọc nhận biết ý nghĩa của so sánh đó, để đồng cảm, sẻ chia cùng nhân vật sâu sắc hơn.

So sánh là thủ pháp thƣờng thấy trong văn học. Nó có tác dụng làm phong phú các hình ảnh, cảm giác… cho tác phẩm. Các nhà văn mƣợn nó để thể hiện, phát huy khả năng tƣởng tƣợng, liên tƣởng vốn đã nhiều màu vẻ của mình, giúp chúng ta có ấn tƣợng, cảm nhận đậm nét hơn những điều nhà văn đang truyền đạt. Bằng tài năng của mình, Nhất Linh đã tạo đƣợc những nét riêng trong cách sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, thể hiện cá tính sáng tạo, cách nhìn riêng của ông về con ngƣời, về cuộc sống.

Để thực hiện khát vọng "đi sâu vào tâm hồn ngƣời đời", Nhất Linh đã tạo ra đƣợc những cách dùng từ mới mẻ, tinh tế, giàu khả năng biểu cảm, gợi hình. Các phép tu từ của ông đã diễn tả thành công những tâm trạng, những trạng thái cảm xúc mong manh đầy biến ảo, phức tạp, không dễ nắm bắt trong nội tâm con ngƣời, đó là điều mà không phải nhà văn nào cũng có thể làm đƣợc. Những đặc sắc trong cách dùng từ của Nhất Linh đã khẳng định tài năng của ông trong sáng tạo từ ngữ, góp phần đƣa ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến độ trong sáng, tinh tế, phong

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 112 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)