CÓ NHỮNG KẾT HỢP TỪ MỚI TẠO CẢM GIÁC ÊM ÁI NGỌT

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 105 - 108)

B NỘI DUNG

3.2. CÓ NHỮNG KẾT HỢP TỪ MỚI TẠO CẢM GIÁC ÊM ÁI NGỌT

NGÀO

Với khát khao "dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam" và quan điểm "đem phƣơng pháp khoa học thái Tây, ứng dụng vào văn chƣơng An Nam", Nhất Linh đã có

những cách kết hợp từ mới để diễn tả những cảm giác mới lạ và sự êm ái, ngọt ngào cho ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là một trong những nét chung của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh đã nói: "…Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thể theo mẫu của nước ngoài (tiếng Pháp) tạo ra những từ trìu tượng bằng cách thêm một yếu tố tiền tố vào một từ cơ bản để tạo thêm một từ nhánh có chất lượng cao hơn.Yếu tố tiền tố được dùng nhiều nhất là "cái", "sự" [18; 103].

Trong sáng tác của Nhất Linh ta cũng bắt gặp nhiều những kết hợp nhƣ vậy, chẳng hạn:

- Những cái ràng buộc, đè nén của cuộc đời thường không có nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè, được hoàn toàn sống theo ý mình (Bƣớm trắng).

- Cận cũng vừa có cái ý nghĩ buồn rầu ấy vì không phải lần đầu Hà ho như vậy… (Đôi bạn).

- Chàng có cái cảm tưởng rằng mình sắp thoát khỏi một nơi u ám nặng nề và một sự gì mới mẻ sắp nẩy nở ra trong tâm hồn (Đôi bạn).

- Chắc chàng sẽ buồn vì sự ngạc nhiên ấy và chàng sợ rồi sẽ không tin rằng ngôi sao của chàng là đẹp nữa (Đôi bạn)…

Rõ ràng những kết hợp với tiền tố "cái" và "sự" đã làm cho các cảm giác, tâm trạng nói đến đƣợc hình dung một cách cụ thể hơn, gợi cảm hơn.

Đặc biệt Nhất Linh còn có nhiều kết hợp rất riêng để diễn tả những cảm giác khó tả đồng thời tạo ra giọg điệu trẻ trung, êm ái nhƣ :

- Sau mấy ngày u ám, trông nắng mới ngon lạ (Bƣớm trắng). - Thế mà em cũng vừa chợp được một giấc ngon lạ (Bƣớm trắng). - Chiều ba mươi tết giời trông buồn lạ (Bƣớm trắng).

- Ván này ăn được đồng hào mới ngon lạ (Bƣớm trắng). - Mắt em lúc này đẹp lạ (Những ngày diễm ảo)!

- Cái xe êm lạ, đi đường này êm như sân đất (Những ngày diễm ảo).

- Chúng mình trẻ con lạ (Những ngày diễm ảo). - Cỏ ngoài nắng thơm lạ (Những ngày diễm ảo)…

Những kết hợp từ mới của Nhất Linh rất giống với cách sáng tạo từ ngữ theo phƣơng thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, có sự tƣơng giao giữa các giác quan mà các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới đã sử dụng rất thành công, kiểu nhƣ: "khúc nhạc thơm", "khúc nhạc hường", " tháng giêng ngon như một cặp môi gần",… trong thơ Xuân Diệu; hay "chiều mồ côi, đời rét mướt", "tiếng gió buồn thê thiết"… trong thơ Huy Cận… Và có lẽ nhờ cách kết hợp từ tiếp nhận đƣợc từ các nhà thơ lãng mạn phƣơng Tây đã làm cho lời văn của Nhất Linh rất êm ái, ngọt ngào, giàu chất thơ.

Với mong muốn khám phá thế giới tâm hồn của con ngƣời, Nhất Linh cũng tìm ra những kết hợp từ mới mẻ, chính xác, gợi cảm để miêu tả hiện thực và bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Phạm Thị Phƣơng Anh đã nêu ra một số dẫn chứng cụ thể về cách sử dụng một số từ ngữ đạt đến độ hàm súc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh:

"… từ "rít" trong câu: "Ở ngoài trời mưa và lẫn với tiếng kèn, thỉnh thoảng cơn gió lại rít lên một tiếng dài"(Bướm trắng) vừa miêu tả đƣợc âm thanh tạo ra từ cơn gió mùa đông lạnh lẽo, vừa bộc lộ đƣợc sự tức bực, bức bách đến tức tối trong tâm hồn Trƣơng; từ "phơi" trong câu: "Mặt trời chưa lên cao, bình minh còn phơi màu hồng nhạt, một cơn gió lạnh đưa mùi thơm của hoa cau” (Đôi bạn), khiến cho ngƣời đọc nhƣ chìm vào không khí trong lành, mát mẻ tràn ngập hƣơng hoa cau thơm mát, mộc mạc, và ánh sáng chỉ kịp toả ra một thứ màu dịu nhẹ nhƣ "phơi" tấm lụa khổng lồ lên mọi vật, "phơi" vừa có tác dụng mô tả vừa có tác dụng gợi hình; từ "phẳng lì" trong câu: "Cánh đồng chân rạ vắng

người phẳng lì đến tận chân trời" (Đôi bạn) lại mở ra một không gian rộng lớn của cánh đồng mùa đông, "phẳng lì" có tác dụng gợi sự mênh mông làm cho những nhấp nhô của các bờ ruộng nhƣ bị biến mất. Dũng và Trúc nhìn mút tầm mắt , bị hút vào khoảng không mù mù, lạnh lẽo, vắng ngƣời, vắng cả bóng dáng cây lúa - những biểu hiện của sự sống nhƣ cuộc đời Dũng vậy, nhàm chán, buồn bã, cô đơn. "Phẳng lỳ" gây ấn tƣợng mạnh ở nghĩa thứ hai của câu hơn là ở nghĩa thứ nhất… " [18; 105].

Phép đảo từ ngữ cũng đã đƣợc Nhất Linh sử dụng khá đắc địa, gợi cảm, tô đậm ấn tƣợng, cảm giác. Ví dụ:

- “Nàng đỏ mặt và bên tai như văng vẳng có tiếng mắng(Lạnh lùng).

- “Trên rặng tre xơ xác, da trời tím thẫm thưa thớt điểm vài ngôi sao long lanh” (Đoạn tuyệt).

Do chú ý đi sâu miêu tả cảm xúc, tâm trạng con ngƣời, nên trong cách dùng từ của Nhất Linh ta hay thấy ông kết hợp tính từ với danh từ hoặc tính từ với động từ nhằm làm nổi bật cảm giác của con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ:

- Kết hợp danh từ với tính từ: ý nghĩ khó chịu, ý nghĩ buồn, ý mong mỏi ngấm ngầm, ý tƣởng chua cay, bến đò xa vắng, đêm khuya lạnh, bóng tối giá lạnh,…

- Kết hợp tính từ với động từ: vui thích đƣa mắt nhìn theo, mê man nhìn, lo lắng ngẫm nghĩ, hồi hộp ngắm nghía,…

Có lẽ chính vì cách sử dụng ngôn từ nhƣ vậy đã phần nào tạo nên đặc điểm tràn ngập trong tác phẩm của Nhất Linh là "thế giới cảm giác".

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)