Ngôn ngữ nhân vật bước đầu được cá tính hoá, phù hợp

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 76 - 80)

B NỘI DUNG

2.2.1.3.Ngôn ngữ nhân vật bước đầu được cá tính hoá, phù hợp

cách nhân vật

Với quan niệm coi con ngƣời là những cá nhân đƣợc đặt trong mối quan hệ đối lập với xã hội, các tiểu thuyết Đoạn tuyệtLạnh lùng của Nhất Linh đã xây dựng con ngƣời là những cá thể toàn vẹn. Ngôn ngữ của nhân vật trong các tác phẩm này đã đƣơc cá tính hóa phù hợp với tính cách nhân vật. Đây là một đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại mà trƣớc đó trong Nho phongNgười quay tơ ta chƣa thấy có.

Các tác phẩm của Nhất Linh chƣa xây dựng đƣợc những nhân vật điển hình nhƣ trong tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực, nhƣng các nhân vật đã có nét tính cách riêng, có đời sống nội tâm riêng và có ngôn ngữ mang nét riêng. Với đặc điểm của tiểu thuyết luận đề phản ánh những vấn đề xung đột trong xã hội, các nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh thƣờng chia làm hai phe: một phe đại diện cho cái cũ, những quan niệm đạo đức phong kiến đã lỗi thời(ví dụ: bà Phán, bà Hai, bà Án, …) còn một phe đại diện cho cái mới, với tƣ tƣởng tự do, với khát vọng hạnh phúc riêng tƣ vƣợt ra khỏi khuôn khổ đạo đức phong kiến (ví dụ: Loan, Dũng, Nhung, …).

Trong Đoạn tuyệt, Loan là một cô gái tân thời, có học thức, có khát vọng về một cuộc sống tự do. Ngôn ngữ của cô từ đối thoại cho đến độc thoại đều thể hiện rõ điều đó. Ta hãy nghe một đoạn trong cuộc trò

"Việc gì mà hết hy vọng. Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì lại càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình chông là gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ đi. Sao lại thế được. Mình sống, muốn sống thì không thể một mình mình sống được sao, nếu cái gia đình kia không cho mình sung sướng. Sao đàn ông bỏ vợ này lấy vợ khác lại là sự thường" [8; 150].

Quả thật đó là những lời của một ngƣời con gái có tính cách mạnh mẽ, có ý thức rõ về quyền sống cá nhân của mình, không chịu sự đè nén của gia đình chồng chỉ vì những thói quen cũ, một tƣ tƣởng hết sức tiến bộ trong xã hội bấy giờ.

Kể cả khi trò chuyện với bố mẹ, Loan cũng hết sức thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình: "Thưa thầy me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con như con vô học được nữa. Không phải con kiêu ngạo gì, đó chỉ là sự dĩ nhiên. Lỗi ấy không ở con. Phân bày phải trái với bố mẹ không phải là bất hiếu như con tưởng" [8;172]. Cô không ngần ngại đấu tranh cho việc nhân duyên của mình: "Thưa me, sao me hứa với người ta, trong bao nhiêu năm me nhận lễ của người ta. Nếu me nghe con ngay từ trước? Người ta đến ăn hỏi, me cũng cứ nhận, lỗi đó không phải ở con, vì me không cho con hay. Việc của con mà thầy me coi con như là không có ở nhà này" [8; 171].

Loan là ngƣời có ý thức về bảo vệ nhân phẩm và danh dự, nói với mẹ chồng, cô cũng dõng dạc: "Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi". Hoặc cứng cỏi tuyên bố: "Bà là ngưòi, tôi cũng là ngưòi, không ai hơn kém ai".

Đến những lời độc thoại của Loan, ta cũng thấy rõ sự tự tin của một ngƣời có học và có ý thức rõ về sự đối lập của mình với nền nếp gia đình cổ hủ. Loan yêu Dũng, vậy mà khi đăm đăm nhìn Dũng, cô lại nghĩ: "Học thức của mình không kém gì Dũng, sao lại không thể như Dũng, sống một đời tự lập, cường tráng, can chi cứ quẩn quanh trong

vòng gia đình, yếu ớt sống một đời nương dựa vào người khác để quanh năm phải kình địch với những sự cổ hủ mà học thức của mình bắt mình ghét bỏ. Mình phải tạo ra một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của mình" [8; 154].

Đến cả khi đi chơi, nhìn những ngƣời thiếu nữ tƣơi tắn, rực rỡ, Loan cũng nghĩ đến sự đối lập giữa họ và mình: "Họ tươi cười thế kia, vẻ mặt hớn hở như đón chào cái vui sướng của tuổi trẻ, nhưng biết đâu lại không như mình đây ngấm ngầm mang nặng những nỗi chán chường thất vọng về cái đời tình ái hay bị những nỗi giày vò nát ruột nát gan ở trong gia đình. Nhưng họ vẫn vui, vẫn sống không lẽ mình lại không như họ được" [8; 182].

Ngôn ngữ của Loan bộc lộ rõ cá tính của cô gái mới khao khát cuộc sống tự do, phê phán sự cổ hủ của luân lý đại gia đình phong kiến.

Ngôn ngữ của bà Phán - mẹ chồng Loan đƣợc tác giả miêu tả sinh động hơn. Bà là đại diện cho nền luân lý đại gia đình phong kiến, ngôn ngữ của bà có khi thể hiện rõ uy phong của một bà mẹ chồng khi yêu cầu con trai phải biết dạy vợ : "Này anh, anh xem vợ anh đấy. Tôi cưới nó về cho anh để làm vua làm tướng ở cái nhà này à? Có đời thuả nhà ai như thế không. Tôi, tôi không cần đến thứ ấy giúp đỡ tôi, nhưng anh nghĩ xem, ngày giỗ, ngày tết mà nó là con dâu trưởng, nó bỏ đi không nói với tôi lấy nửa lời" [8; 222].

Có lúc bà mát mẻ, bóng gió, giả nhân, giả nghĩa quan tâm đến Loan:

"Bà Phán Lợi ngồi ở sập uống nước, thấy nàng về ngọt ngào hỏi: - Mợ đi chơi mát về?

Loan cúi đầu không đáp, đi rẽ sang buồng bên cạnh. Bà Phán hỏi to:

Rồi bà lên tiếng gọi con gái:

- Bích ơi! Con dọn cơm lên để chị xơi đi" [8; 221] Có lúc bà đay nghiến, mỉa mai độc ác:

"- Ác như thế …Không trách tuyệt đường sinh đẻ!" [8; 286] Và khi tức giận bà sẵn sàng dùng những từ ngữ thô tục, hạ lƣu: "Khê mẹ nó rồi còn gì nữa!" [8; 284]

"Ai hành hạ nó, ai giết nó, hở con kia?" [8; 262]

Bản chất của một bà mẹ chồng cổ hủ, ghê gớm, coi con dâu nhƣ là một đồ vật đã đƣợc mua về, muốn làm gì cũng đƣợc lộ rõ qua ngôn ngữ của bà:

"Tao thử đánh mày một cái tát, xem mày còn bảo là hèn nhát nữa không?"

"Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội" [8; 291].

Ngôn ngữ của bà Phán, khi thì ngọt ngào giả dối, khi thì đay nghiến độc ác.

Đoạn tuyệtLạnh lùng là hai tiểu thuyết tiêu biểu cho tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh. Ngôn ngữ nghệ thuật trong hai tác phẩm này đã có chuyển biến đáng kể, có thể coi là bƣớc ngoặt so với ngôn ngữ trong Nho phong của tác giả và các tác phẩm đƣơng thời của các tác giả khác. Tuy nhiên vì hƣớng tới các vấn đề xã hội nên ngôn ngữ nhân vật từ đối thoại đến độc thoại, độc thoại nội tâm đều đƣợc đặt trong mối quan hệ cụ thể với các sự việc, hành động xảy ra bên ngoài, nói cách khác là mang tính hƣớng ngoại. Chẳng hạn Loan nghĩ đến việc mình bị ép gả trong khi lại dành tình cảm cho Dũng xuất phát từ câu đùa của Thảo:

"- Chỉ trừ khi nào chị Loan lấy được người chồng không có gia đình như anh.

Câu nói đùa làm cho Loan buồn rầu cúi mặt, nghĩ đến việc nhân duyên của mình" [8; 151].

Hoặc từ câu đùa của Lâm với vợ Loan nghĩ đến phận mình: " hai cảnh đời trái ngược nhau: một cảnh đời yên tĩnh ngày nọ trôi theo ngày kia như dòng sông êm đềm chảy, nhẫn nại sống trong sự phục tùng cổ lệ như mọi người con gái khác và một cảnh đời rộn rịp, khoáng đạt, siêu thoát ra hẳn ngoài lề lối thường" [8; 153].

Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm trong Đoạn tuyệt

Lạnh lùng còn ở mức độ đơn giản, gắn bó chặt với hành động và sự việc trong hiện tại chứ chƣa tạo thành dòng ý thức, chƣa mang tính hƣớng nội nhƣ trong các tác phẩm về sau này của Nhất Linh.

Điều đó có lẽ do quan niệm của nhà văn khi xây dựng nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết luận đề thƣờng có tính cách khớp với những vai trò xã hội mà nó đảm nhận (bà Án - mẹ chồng cổ hủ, Loan - gái mới, Thân - ngƣời chồng nhu nhƣợc bất lực,…), tính cách nhân vật hầu nhƣ không biến đổi, đời sống tâm lí của nhân vật cũng ít vận động biến chuyển. Vì thế khi miêu tả tâm lí nhân vật, mới chỉ thấy đƣợc các trạng thái tâm lí của nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, chứ chƣa khai thác sâu đƣợc vào các quá trình tâm lí phức tạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 76 - 80)