đối với đời sống của nhân dân
Trong đời sống xã hội ta có 5 cấp độ biểu hiện và biểu đạt văn hoá: - Biểu hiện của văn hoá đơn lẻ - cá nhân.
- Biểu hiện của văn hoá tiểu cộng đồng (nhƣ gia đình dòng họ, phƣờng, hội, làng, bản)
- Biểu hiện của văn hoá cộng đồng tộc ngƣời (nhƣ văn hóa Việt, Thái, Ê đê, Chăm, Khơ me… ).
- Biểu hiện của văn hoá vùng (Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ…)
- Biểu hiện của văn hoá quốc gia.
Nhƣ vậy, để có sự biểu hiện của văn hoá một quốc gia rõ ràng phải là hệ quả, là tập hợp của 4 cấp độ biểu hiện văn hoá. Đó là biểu hiện văn hoá của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ, bản làng, các tộc ngƣời và các vùng. Các cấp độ biểu hiện này có quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, cái này vừa là tiền đề vừa là hệ quả của cái kia. Nhƣ thế cũng có nghĩa là văn hoá - thông tin phải đƣợc quan tâm đầy đủ ở mọi cấp độ.
hƣởng thụ văn hoá - thông tin. Đƣơng nhiên vấn đề này sẽ phụ thuộc vào khả năng, truyền thống và tâm thế sáng tạo, hƣởng thụ của quần chúng nhân dân - gồm mọi thành phần, địa vị trong xã hội.
Nhƣng có một vấn đề cần lƣu ý: Nếu nhƣ tâm thế sáng tạo, hƣởng thụ văn hoá - thông tin của các đối tƣợng - thành phần xã hội có khác nhau thì các hình thức truyền tải thông tin (trong cùng một thời kỳ, một không gian, cùng một thể chế chính trị) lại cơ bản giống nhau. Vậy vấn đề cần quan tâm là: Làm thế nào để các đối tƣợng xã hội tiếp nhận, hƣởng thụ văn hoá - thông tin đúng với giá trị khách quan của nó, ít nhất cũng đúng với định hƣớng của các chủ thể, quản lý văn hóa thông tin. Xét dƣới biểu hiện này thì hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng là hình thức thông tin và ngƣợc lại hoạt động thông tin cũng là hoạt động văn hoá. Thậm chí hiện nay đang rất cần “nghệ thuật hoá” thông tin. Trong khi đó quá trình cung cấp và tiếp nhận thông tin cần diễn ra liên tục, thƣờng từ nhiều nguồn nhiều kênh thông tin khác nhau, nhất là trong thời đại phát triển khoa học công nghệ - bùng nổ thông tin. Vì vậy, trong đời sống hiện nay đã và còn là cuộc cạnh tranh quyết liệt về mục đích thông tin, là vấn đề "thắng -thua" của các luồng tƣ tƣởng, nhận thức.
Song song với quá trình tiếp nhận thông tin thì vấn đề tạo điều kiện và tổ chức, hƣớng dẫn quần chúng đƣợc hoạt động sáng tạo văn hoá - thông tin là vô cùng quan trọng. Thật ra bản sắc văn hóa dân tộc cũng nhƣ các giá trị văn hoá, đạo đức đƣợc thể hiện, bảo vệ, bồi đắp ở phạm vị hoạt động này là chính.
Vấn đề đặt ra hiện nay là: Làm thế nào để các đối tƣợng xã hội khác nhau, với tâm thế hƣởng thụ văn hoá - thông tin khác nhau có điều kiện tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, tự nguyện góp phần tạo ra nhân cách văn hoá là công việc cần đƣợc nghiên cứu chu đáo, nhằm hình thành phƣơng pháp công tác và các loại hình nghiệp vụ đáp ứng cho cơ sở.