Hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của trung tâm văn hóa thông tin - thể thao thành phố thái nguyên (Trang 48 - 50)

Khi nói đến nếp sống văn hoá (đời sống văn hóa) ở thành phố Thái Nguyên nghĩa là đề cập đến toàn bộ những diễn biến của đời sống tinh thần trong cuộc sống thƣờng nhật của quần chúng nhân dân, ở mọi đối tƣợng. Tác động đến đời sống ấy có những hoạt động văn hoá và phải có những thao tác nghiệp vụ cụ thể, nhƣng cũng có những hoạt động mang tính phong trào hoặc đã trở thành truyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân.

Về loại hình hoạt động này, chúng ta cần quan tâm đến hai lĩnh vực: - Lễ hội đại chúng: Ở bất kỳ chế độ xã hội nào, lễ hội đại chúng đều có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh, tình cảm của công chúng. Lễ hội đại chúng đã góp phần bảo lƣu bản sắc và phát triển nền văn hoá dân tộc. Có những lễ hội trải qua nhiều thời kỳ đã trở thành không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Thậm chí có lễ hội đã trở thành "Quốc lễ" của dân tộc (Hội đền Hùng, Lễ hội kỷ niệm 2-9).

Khi nói đến lễ hội đại chúng, trƣớc hết phải nói đến Lễ hội truyền thống. Tính chất của các lễ hội truyền thống mang tính dân gian đậm nét. Ở nƣớc ta, không có dân tộc nào, vùng nào, không có lễ hội truyền thốgn, lễ hội truyền thống thƣờng đƣợc chi phối và trở thành nét phân biệt bởi ba yếu tố:

+ Lễ hội truyền thống gắn với tín ngƣỡng, tôn giáo. + Lễ hội truyền thống gắn với lịch sử và danh nhân. + Lễ hội truyền thống gắn với lao động, mùa vụ.

Cùng với lễ hội truyền thống, trong cuộc sống hiện nay đã hình thành các lễ hội hiện đại. Các lễ hội này thƣờng xuất phát từ nhu cầu chính trị - xã hội của đất nƣớc, đồng thời nó cũng là một phƣơng thức nhằm đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá cao của nhân dân. Vì vậy lễ hội hiện đại luôn đạt đƣợc mục tiêu kép về chính trị và văn hoá.

- Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá:

Nƣớc ta là một Quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá. Do hoàn cảnh lịch sử, địa lý, nên phát triển không đều về dân trí ở các dân tộc, các vùng dân cƣ. Ở đó tín ngƣỡng dân gian, nhu cầu tâm linh, thói quen của truyền thống ứng xử đã tạo nên nếp sống tác động trực tiếp đến đời sống văn hoá ở cơ sở. Chúng ta khuyến khích, khẳng định sự phong phú, đa dạng về văn hoá không có nghĩa là chấp nhận một nếp sống bảo thủ, lạc hậu trong nhân dân. Sẽ không có một đất nƣớc phát triển, văn minh, bảo vệ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc khi nếp sống văn hoá trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng làng, bản còn lạc hậu, trì trệ. Bởi vậy vấn đề xây dựng đời sống mới luôn đƣợc Đảng, nhà nƣớc quan tâm ngay từ khi cách mạng tháng Tám thành công. "Diệt giặc đói, diệt giặc dốt" cũng là mục tiêu của cuộc cách mạng Việt Nam bởi Đảng ta cho rằng "giặc dốt" cũng nguy hiểm cho cả một dân tộc không kém gì giặc ngoại xâm.

Tất nhiên vấn đề xây dựng nếp sống văn hoá đƣợc chỉ đạo, hƣớng dẫn với ý nghĩa là phong trào, cuộc vận động. Vì vậy phong trào này cần đƣợc sự tham gia của mọi cấp, mọi ngành, trở thành nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu kế hoạch của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Những năm qua, vai trò của ngành văn hoá và các đoàn thể chính trị: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân... đóng góp rất lớn cho cuộc vận động này thật sự đã trở thành phong trào toàn dân. Đây là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

Đối tƣợng của phong trào không lệ thuộc vào đơn vị hành chính cuối cùng là xã mà chú trọng đến "gia đình văn hoá" và "làng văn hoá". Đây là sự sáng tạo, sự khẳng định qua thực tế phong trào những năm qua. Cũng từ sự khẳng định mô hình mà phong trào đã mở rộng ở các đối tƣợng tƣơng ứng: "Cơ quan văn hoá, khu phố văn hoá, ấp văn hoá"...

Mục tiêu của phong trào này nhằm giảm thiểu hủ tục, phát triển đời sống tinh thần lành mạnh, giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, thƣơng yêu, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

Đây cũng chính là một hình thức giáo dục mang tính xã hội mà Trung tâm văn hoá thông tin thể thao thành phố Thái Nguyên đã và đang thực hiện góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục trong xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nhằm tăng cường chức năng giáo dục của trung tâm văn hóa thông tin - thể thao thành phố thái nguyên (Trang 48 - 50)