Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 25)

2.1.1 Tình hình du lịch Việt Nam

Du lịch Lâm Đồng nằm trong khối thống nhất với du lịch Việt Nam, sự phát triển của du lịch Lâm Đồng gắn bó mật thiết với tình hình phát triển du lịch của cả

nước. Nói cách khác, tình hình môi trường du lịch Việt Nam tác động rất lớn đến

ngành du lịch Lâm Đồng, tạo ra cơ hội cũng như đe dọa đến hoạt động của ngành. Chính vì vậy, phân tích và đánh giá tình hình du lịch Việt Nam sẽ giúp chúng ta nhận diện những tác động tích cực từ môi trường đối với ngành du lịch Lâm Đồng.

Hoạt động du lịch của nước ta phát triển với chiều hướng tích cực trong thời gian vừa qua. Việc tổ chức một loạt các sự kiện quốc tế như Seagames 22, Paragames 2, ASEM 5... tại Việt Nam một cách thành công cùng với sự hợp tác toàn diện hơn với khối ASEAN và các nước khác trên thế giới đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển.

Về môi trường pháp lý, Chính phủ đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao việc phát triển ngành du lịch vì đây là một ngành có khả năng đóng góp vô cùng to lớn

vào công cuộc xây dựng đất nước. Hiệp hội du lịch được thành lập, Luật du lịch

được ban hành, tạo cơ sở pháp lý ổn định cho các hoạt động trong ngành.

Sau hiểm họa dịch SARS, ngành du lịch Việt Nam đã thực sự phục hồi, đang

lấy lại đà tăng trưởng nhanh và vươn lên mạnh mẽ. Tình hình an ninh thế giới và khu vực những năm gần đây bất ổn. Trong khi đó, tình hình chính trị Việt Nam ổn định, an ninh được đánh giá thuộc loại tốt nhất thế giới. Điều kiện này có tác động làm giảm nhu cầu du lịch của du khách các nước, tuy nhiên lại nâng cao sức thu hút của du lịch Việt Nam. Sự an toàn của điểm đến được nhấn mạnh hơn trong các nội dung quảng bá đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh ở khía cạnh này.

Sau khi Luật du lịch được thông qua và Việt Nam gia nhập WTO thì du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế, tiếp tục thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, quyền lợi hội viên. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, đồng thời tham gia đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật

Bản, Đức và Hoa Kỳ. Việc Tổng cục du lịch được nâng lên cấp Bộ, mở ra cho du

lịch Việt Nam một tương lai mới.

Năm 2006 là năm đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, du lịch Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng như: Năm du lịch quốc gia 2006 với chủ đề “Quảng Nam: một điểm đến, hai di sản thế giới”, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng du lịch trong khuôn khổ APEC, Festival Huế, … Mức tăng trưởng tăng 20%, ước khoảng 36 nghìn tỷ đồng, lượng khách quốc tế ước đạt 3,6 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005. Các thị trường chính đưa khách đến Việt Nam: Hàn Quốc tăng 29,4%; Nhật Bản tăng 14,3%; Mỹ tăng 16,8%; Canada tăng 15%; Đức tăng 10,6%.

Năm 2007 được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam, lượng khách

du lịch đến với Việt Nam mục đích đơn thuần là du lịch tăng 26%, khách thương

mại 16%, khách thăm người thân tăng 9%, khách đến với mục đích khác giảm 10%. Tổng cộng khách du lịch quốc tế đạt 4,2 triệu lượt (tăng 18% so với năm 2006) cụ thể, lượng khách Tây Âu: Pháp tăng 42%, Đức tăng 32%, Anh xấp xỉ 28%; thị trường Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tổng lượng khách 1,2 triệu lượt chiếm 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Khách nội địa tăng 9,7% so với năm 2006 (19,2 triệu lượt). Trong năm, nhiều hoạt động du lịch đã được diễn ra:

Năm Du lịch quốc gia Thái Nguyên với chủ đề “Về thủ đô gió ngàn – chiến khu

Việt Bắc”, tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia bên lề hội chợ du lịch quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh, lần đầu tiên du lịch

Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh truyền hình CNN, Vịnh Hạ Long được nhiều người bình chọn vào nhóm “kì quan thiên nhiên thế giới”, Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức thành công. Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng (tăng 9,8%), đưa mức tăng trưởng du lịch lên từ 16% lên 18% đổi với khách quốc tế, 11% với khách trong nước.

Năm 2008, Ngành du lịch tiếp tục phát triển, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên lượng khách quốc tế có phần chững lại. Khách du

lịch đến Việt Nam vì công việc tăng mạnh (trên 34% so với cùng kì năm 2007),

lượng khách đến với mục đích du lịch tăng nhẹ (2,71% so với cùng kì năm 2007). Du khách tại các thị trường gần như Philipin, Trung Quốc vẫn chọn Việt Nam làm điểm đến, một số thị trường xa lại có xu hướng giảm xuống, trong đó: Hàn Quốc tăng 0,49%; Tây Ban Nha giảm 9,4%; Italia giảm 8,8%; Pháp giảm 2,5%; Hà Lan giảm 26% (so với cùng kì năm 2007). Trong 9 tháng đầu năm 2008, lượng khách

quốc tế ước đạt 3,3 triệu lượt, tăng 5,8% so với cùng kì năm 2007. Năm 2008,

ngành du lịch Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc, hấp dẫn như năm Du lịch

quốc gia “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, chương trình “Du lịch về cội nguồn 2008” tổ chức tại Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, Festival Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, lần đầu tiên cuộc thi hoa hậu hoàn vũ thế giới được tổ chức tại Nha Trang – Khánh Hòa và cuộc thi hoa hậu du lịch Việt Nam được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh,…

2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

Việt Nam không phải là một quốc gia nằm sâu trong nội lục mà nước ta tựa lưng vào một khối lục địa lớn nhất thế giới, ngoảnh ra một đại dương rộng lớn nhất hoàn cầu, khách du lịch từ nước ngoài có thể tới Việt Nam từ nhiều phía với nhiều phương tiện khác nhau.

Lịch sử kiến tạo địa chất qua nhiều niên đại đã chạm khắc nên bộ mặt lãnh thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo và không đơn điệu là núi trẻ và núi già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù sa mới, các vết đứt gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo. Đặc biệt địa hình Việt Nam với 3/4 là đồi núi

và địa hình bờ nước là những tài nguyên có giá trị. Địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ thống hang động như: Phong Nha, Hương Tích, Bích Động,... Đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang động ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới.

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ổn định, chênh

lệch nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, dồi dào tiềm năng về du lịch chữa bệnh nên được du khách rất ưa thích. Đặc biệt những du khách đến từ xứ lạnh hay đến Việt Nam để tránh rét, những du khách đến từ xứ nóng tìm đến các “phòng lạnh thiên nhiên” như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,…

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 106 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch. Ngoài ra, theo các nhà địa chất thủy văn Việt Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tháp Bà (Nha Trang),...

Việt Nam có hơn 40000 di sản văn hóa vật thể và bất động sản (đình chùa, miếu đền, thành quách, lăng mộ,…). Tính đến tháng 4/2004, Việt Nam có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia (trong đó có 1322 di tích lịch sử, 1263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh). Đặc biệt,

Việt Nam có 6 di sản được UNESCO công nhận di sản thế giới, đó là: Vịnh Hạ

Long (Quảng Ninh, 2 lần công nhận), vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Tính đến năm 2007, Việt Nam được UNESCO công nhận 6 “khu dự trữ sinh quyển thế giới” đó là Cát Bà (Hải Phòng), khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thủy (Nam Định), Cần Giờ (TPHCM), vườn quốc gia Cát Tiên thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, biển Kiên Giang và khu vực Tây Nghệ An. Việt Nam là 1 trong hơn 20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa).

Việt Nam được xem là một trong những nước có điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo. Chính phủ dành nhiều ngân sách và ưu tiên cho việc phát triển du lịch. Tính riêng năm 2007, nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ đồng cho 59 tỉnh, thành phố phát triển hạ tầng du lịch.

Nhìn chung, du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang thu hút nhiều du khách trong và

ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Mặt khác, bên cạnh những nỗ lực trong việc xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang cố gắng nhằm tạo ra thuận lợi để ngày càng nhiều du khách có dịp khám phá các điểm đến của non nước Việt Nam.

2.1.3 Thách thức

Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành.

Du lịch Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các nước du lịch phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ nét các hạn chế về chất lượng phục vụ, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu nhưng giá cả du lịch lại cao; cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 4 triệu lượt.

Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt

2.078.954 lượt. Tuy nhiên, số lượng khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thậm chí là quá kém so với thế giới và khu vực.

Thiếu nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch một cách trầm trọng,

chưa kể đến trình độ, kĩ năng chuyên môn của nguồn nhân lực này. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu vừa yếu trong kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, hiểu biết kiến thức về văn hóa – xã hội, tâm lí khách hàng. Trong đó trình độ ngoại ngữ là yếu nhất, năm 2006, 32% lao động dịch vụ trực tiếp biết tiếng Anh ở mức độ khác nhau, tiếng Pháp 3,2%; Trung Quốc 3,6%; hướng dẫn viên ở 2 thị trường khá lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc chưa tương xứng. Ngành du lịch Việt Nam mới bắt đầu hội nhập, vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế nên khả năng chủ động

đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là các đơn vị lữ hành dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc và trở thành “người làm thuê” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đa phần các doanh nghiệp du lịch nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, nên khi hòa mình vào sân chơi mới cùng thế giới, các doanh nghiệp phải gánh trên vai áp lực nặng nề.

Luật du lịch Việt Nam vừa mới được ban hành và có hiệu lực, do vậy Luật chưa thể “đáp ứng” được so với tình hình thực tế luôn thay đổi. Thủ tục hành chính và hệ thống hạ tầng yếu kém vẫn là rào cản với các nhà đầu tư bất động sản du lịch, cộng với việc lãi suất ngân hàng Việt Nam cao nhất nhì thế giới cũng là một bất lợi cho các nhà đầu tư.

Những đợt quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường ngoài nước ít có hiệu quả do thiếu trọng tâm và quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường trước đó chưa liên tục, ít đổi mới, sáng tạo về hình thức, do vậy dễ chìm khuất, không gây ấn tượng; sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn. Ngành du lịch chưa khai thác hết tiềm năng của điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa. Nguy cơ hủy hoại môi trường và cảnh quan du lịch cao nếu không có sự quan tâm đúng mức và những biện pháp quản lí có hiệu quả từ phía nhà nước.

Đầu tư du lịch một cách tràn lan, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ làm theo ý mình mà không xin ý kiến chuyên gia, khiến khách du lịch thất vọng. Các doanh nghiệp làm du lịch chỉ quan tâm đến lợi ích mà họ có được, thiếu ý thức, hiểu biết, kém năng động, chỉ có xu hướng moi tiền khách mà không thích cung cấp hay phục vụ.

Du lịch Việt Nam bên cạnh những cái thiếu đã nêu, gặp phải một cái thiếu cơ bản của nền kinh tế là vốn. Thiếu vốn, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam không đủ năng lực tài chính, dẫn đến khả năng khai thác thị trường trong nước, khu vực và thế giới còn yếu.

2.1.4 Tóm tắt các cơ hội và nguy cơ

Trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc với những

trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh

với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu

vực Đông Nam Á. Đây thực sự là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam phát triển.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển. Đảng và Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước.

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch, ngoài

những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng, chúng ta còn thu hút khách du lịch nước ngoài bằng hàng loạt địa điểm du

lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc với những bờ biển đẹp. Ngoài những

thắng cảnh đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề với các lễ hội mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc.

Cùng với đó, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngoài do

giá cả sinh hoạt rẻ, do chính sách đối ngoại mở cửa của nhà nước, do kết quả của hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đặc biệt, nước ta có tình hình chính trị ổn định và an ninh trật tự đảm bảo nên đã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)