Hoạt động Marketing của du lịch Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 61 - 63)

Việc phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách du lịch mà doanh nghiệp nhắm đến, nhưng du lịch Lâm Đồng chưa chú trọng trong việc này, bởi vì đa số khách du lịch tới Lâm Đồng đều thông qua các hãng lữ hành ở các địa phương khác, chủ yếu là ở nơi khách đang sống. Bên

cạnh đó, hoạt động nghiên cứu thị trường của các các đơn vị lữ hành còn riêng biệt, nhỏ lẻ.

Hoạt động xúc tiến, quảng bá còn riêng lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Chưa khuyến khích xã hội hóa các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và chưa có các chương trình liên kết du lịch với các địa phương, qua đó làm cầu nối cho các doanh nghiệp

trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, giao lưu ký kết hợp đồng, mở rộng hoạt động

kinh doanh thông qua các chương trình liên kết, chưa triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Lâm Đồng và các địa phương trong khu vực và cả nước. Công tác Marketing, xúc tiến quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường như công tác khai thác thị trường chưa được

coi trọng đúng mức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành trong và

ngoài nước để tìm kiếm nguồn khách, việc nghiên cứu thị trường chưa được tập

trung, kinh phí dành cho công tác xúc tiến quảng bá còn hết sức khiêm tốn… Không có văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, chi nhánh văn phòng tại Singapore, Nhật Bản... Các Lễ hội Trà năm 2008 và Festival Hoa Đà Lạt 2010 và các lễ hội khác nhằm thu hút khách du lịch và quảng bá các sản phẩm Lâm Đồng cho bạn bè trong nước và quốc tế chưa tổ chức có hiệu quả.

Việc triển khai quảng bá bằng nhiều hình thức như phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch, tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến tại chỗ thông qua các sự kiện của Tỉnh như Festival hoa, Lễ hội văn hóa trà, các hội chợ triển lãm…chưa có tính chuyên nghiệp.

Xây dựng trang web về xúc tiến du lịch thương mại và đầu tư của Lâm Đồng

chưa cung cấp đầy đủ thông tin, tuyên truyền, quảng bá về lĩnh vực du lịch Lâm

Đồng đến các nhà đầu tư, các công ty du lịch và du khách. Việc in ấn, phát hành nhiều ấn phẩm như Dalat Traveler (nay là Dalat Info phát miễn phí cho người đọc),

Logo ngành du lịch Lâm Đồng, Cẩm nang xúc tiến du lịch, VCD Du lịch Đà Lạt,

VCD Lâm Đồng tiềm năng cơ hội đầu tư, ấn phẩm truyền thuyết các thắng cảnh của Lâm Đồng, VCD Hoa Đà Lạt chưa đến tay bạn đọc.

Phần lớn các doanh nghiệp du lịch còn thụ động trong công tác xúc tiến quảng bá, khai thác khách. Việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách của các doanh nghiệp, người kinh doanh du lịch còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn ngành du lịch Lâm Đồng còn thấp. Các doanh

nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược

phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Khả năng thu hút vốn đầu tư chưa cao. Hiện tượng kinh doanh cầm chừng nhằm đảm bảo bộ máy hoạt động, mức độ đầu tư thấp nên chỉ đáp ứng tạm thời bộ mặt của đơn vị, chưa tạo ấn tượng rõ nét với du khách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 61 - 63)