Về đầu tư du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 58 - 59)

NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2009 Khu, điểm du lịch Tỷ đồng 70 250 250 300 Cơ sở lưu trú Tỷ đồng 400 600 550 1.000 Vận chuyển và hạ tầng du lịch Tỷ đồng 30 50 100 200 Tổng cộng Tỷđồng 500 900 900 1.500 (Nguồn: Sở VH-TT du lịch Lâm Đồng)

Đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 235 dự án đăng ký đầu tư trên lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 62.955 tỷ đồng, trong đó có

90 dự án được chủ trương đầu tư đang tiến hành lập báo cáo đầu tư với tổng vốn

đăng ký trên 37.304 tỷ đồng và 145 dự án đã được thoả thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn được phê duyệt là 25.651 tỷ đồng. Đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo.

Đối với Khu du lịch Hồ Tuyền lâm, hiện có 37 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư 7.266 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án được chủ trương đầu tư với trên 1.396 tỷ đồng và 27 dự án đã được thỏa thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư với 5.870 tỷ đồng. Đến nay, đã có 11 dự án tổ chức động thổ và hiện có 6 dự án đang tiến hành thi công xây dựng, tổng vốn thực hiện ước khoảng 80 tỷ đồng. Như vậy, hiện nay cơ cấu vốn đầu tư cho ngành du lịch phong phú hơn, diện mạo ngành du lịch có nhiều bước thay đổi, phong phú, đa dạng. Các thành phần

kinh tế tham gia kinh doanh đều đầu tư vốn tăng cường phát triển các hoạt động

kinh doanh du lịch.

Tuy nhiên, cho đến nay, ngành du lịch chưa thể là ngành kinh tế động lực, nguyên nhân cơ bản nhất có thể được nêu ra đó là việc thu hút đầu tư chưa thực sự có hiệu quả. Hàng trăm dự án, mà theo Sở văn hóa Thể thao và du lịch thì cho tới lúc này đã có 235 dự án được cho chủ trương hoặc được cấp phép đầu tư trên lĩnh

vực du lịch với tổng số vốn đăng ký khoảng 62.955 tỷ đồng, đó là chưa kể còn

nhiều dự án lớn nhưng chưa xác định rõ vốn đầu tư. Những con số rất khích lệ

nhưng hình như đó chỉ là nhưng con số không vận động, chỉ một vài dự án nhỏ

được triển khai như khách sạn Sài Gòn-Đà Lạt, Sammy, Ngọc Lan, Blue Moon…chưa đem lại một tác động đáng kể nào giúp cho sự lớn mạnh của ngành kinh tế tỉnh nhà. Trong số 235 dự án này có đến trên 45.000 biệt thự, hàng nghìn khách sạn, khu văn phòng, công trình vui chơi giải trí… Bên cạnh đó, mặc dù Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư, nhưng thủ tục đầu tư chậm, hiện tượng chậm trễ, kéo dài thường xảy ra trong khi lập thủ tục làm dự án dễ làm nản lòng nhiều nhà đầu tư khi đến với các dự án tại Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)