Những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 65)

2.5.1 Các yếu tố về kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế có nhiều biến động, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ ngơi ngày càng cao.

2.5.2 Các yếu tố về chính trị - pháp luật

Trong những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới nhiều bất ổn (khủng bố, thiên tai, dịch bệnh) xảy ra ở một số nước được mệnh danh là thiên đường du lịch ở Châu Á như Thái Lan, Indonesia… nhưng ở Việt Nam tình hình chính trị rất ổn định và được thế giới đánh giá là điểm đến an toàn nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam thu hút khách du lịch quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam. Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến du lịch ngày càng hoàn thiện, vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng tăng.

2.5.3 Các yếu tố về tự nhiên

Vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng của bão, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên nhân văn lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tuy nhiên khi du lịch phát triển, lượng khách du lịch tăng nhanh đã kéo theo các hậu quả là môi trường sinh thái bị xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến ngành du lịch. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

2.5.4 Áp lực từ các đối tác

Khách du lịch đến Lâm Đồng chủ yếu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, còn lượng khách đến thương mại, dự hội nghị chiếm tỷ lệ thấp, nguồn khách phụ thuộc vào các hãng lữ hành ở các địa phương khác cung ứng chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.

2.5.5 Các đối thủ cạnh tranh

Nhiều đối thủ cạnh tranh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… đòi

hỏi phải có một chiến lược cụ thể để phát triển du lịch, thu hút du khách đến Lâm Đồng nhiều hơn.

2.6 Nhận định những cơ hội và nguy cơ

2.6.1 Những cơ hội (O)

O1: Việt Nam là nước có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, truyền thống văn hóa lâu đời và di sản thế giới như động Phong Nha, vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long...

O2: Với chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, là động lực giúp du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương, tham gia ký kết hiệp định du lịch ASEAN giúp ngành du lịch thu hút nhiều khách quốc tế.

O3: Tình hình thế giới bất ổn, Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện.

O4: Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch

ngày càng tăng.

O5: Ngành du lịch được Chính phủ quan tâm nhiều hơn.

O6: Lâm Đồng nằm trong chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên.

O7: Cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay…) ngày càng được hoàn thiện.

O8: Nhu cầu du lịch, tham quan, hội chợ, hội thảo, triển lãm…có xu hướng tăng nhanh.

O9: Luật Du lịch được ban hành.

2.6.2 Những nguy cơ (T)

T1: Đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia.

T2: Tình hình thế giới mất ổn định (khủng bố, thiên tai, dịch bệnh). T3: Nguy cơ ô nhiễm môi trường du lịch.

T4: Tệ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch, gây tác động xấu đến môi trường du

lịch.

T5: Thời gian nghỉ ngắn ngày, chi phí ít, khách du lịch chọn Ninh Chữ, Nha Trang, Mũi Né... là điểm đến của họ.

T6: Yêu cầu chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao của du khách. T7: Sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ.

2.6.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Yếu tố chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại (1-4) Số điểm quan trọng

O1: Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. 0,12 3 0,36

O2: Chính sách đổi mới và hội nhập của Chính Phủ. 0,11 3 0,33

O3:Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện. 0,12 3 0,36 O4: Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống được nâng

cao. 0,07 3 0,21

O5: Ngành du lịch được Chính phủ quan tâm nhiều

hơn. 0,05 3 0,15

O6: Lâm Đồng nằm trong chiến lược phát triển du

lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên. 0,05 3 0,15

O7: Cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay…) ngày càng

được hoàn thiện. 0,05 3 0,15 O8: Nhu cầu du lịch, tham quan, hội chợ, hội thảo,

triển lãm…có xu hướng tăng nhanh. 0,05 3 0,15

O9: Luật Du lịch được ban hành. 0,05 3 0,15

T1: Đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như

Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia. 0,07 2 0,14

T2: Tình hình thế giới mất ổn định (khủng bố, thiên

tai, dịch bệnh) 0,05 2 0,1

T3: Nguy cơ ô nhiễm môi trường du lịch. 0,04 1 0,04

T4: Tệ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch, gây tác

động xấu đến môi trường du lịch. 0,04 1 0,04 T5: Thời gian nghỉ ngắn ngày, chi phí ít, khách du

lịch chọn Ninh Chữ, Nha Trang, Mũi Né... là điểm

đến của họ. 0,05 2 0,1 T6: Yêu cầu chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng

cao của du khách. 0,04 2 0,08

T7: Sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ 0,04 2 0,08

Tổng cộng 1 2,59

Điểm ma trận các yếu tố bên ngoài 2,59 cao hơn điểm trung bình 2,5 điều này cho thấy ngành du lịch Lâm Đồng đã tận dụng tốt những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ.

2.7 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sự tham gia tích cực trong triển khai thực hiện Nghị quyết của các cấp, các ngành, các Đoàn thể và các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên ngành kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng ngày càng được cải thiện, các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư vào phát triển du lịch Lâm Đồng ngày càng rõ nét hơn; đồng

thời nhiều sản phẩm, loại hình du lịch mới được hình thành đã góp phần thu hút

khách du lịch đến với Lâm Đồng ngày càng nhiều hơn. Công tác xúc tiến, tuyên

truyền quảng bá về du lịch Lâm Đồng ngày càng được chú trọng nhiều hơn, nhiều

sự kiện văn hóa - du lịch được tổ chức đã thu hút đông đảo sự quan tâm của du

khách. Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.

Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

Đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để các huyện, thành phố trong tỉnh tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, Quy hoạch chi tiết và thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Lâm Đồng nói chung và du lịch Đà Lạt nói riêng đã thực sự khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối với du lịch miền Trung Tây Nguyên và cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh nêu trên, du lịch Đà Lạt hiện nay vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập, hạn chế cần được khắc phục như : việc tôn tạo các danh lam thắng cảnh, khu – điểm du lịch vẫn chưa được chú trọng, đầu tư đúng

mức; chưa có nhiều sản phẩm mới để thu hút du khách đặc biệt là sản phẩm vui

chơi giải trí. Do điều kiện du lịch Lâm Đồng có tính thời vụ nên trong mùa cao điểm (các dịp lễ, tết) giá cả dịch vụ tăng cao hơn nhiều so với mùa thấp điểm, từ đó tạo ra sức cạnh tranh cục bộ giữa các doanh nghiệp du lịch kéo theo sự tăng giá của

một số dịch vụ khác làm ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Đội ngũ nhân viên

làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch còn kém về trình độ chuyên môn, tay nghề chưa được đào tạo chuyên nghiệp, số nhân viên thông thạo ngoại ngữ còn ít hoặc đa số chỉ giao tiếp bằng tiếng anh mà chưa phổ biến bằng các thứ tiếng khác. Từ đó, dẫn đến chất lượng phục vụ kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Cảnh quan môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các khu –

điểm du lịch và những nơi công cộng, hệ thống vệ sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, ý thức của người dân và một phần của du khách chưa cao, dẫn đến việc xả rác tràn lan làm mất mỹ quan của khu du lịch nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung; hệ thống cây xanh đô thị chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó, chất lượng tour, tuyến còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp gây

nhàm chán. Nhìn chung, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch chưa khai thác, sử dụng hết những tiềm năng vốn có. Sản phẩm du lịch còn ở trình độ thấp, còn đơn điệu, chưa khai thác được các sản phẩm đặc thù và có lợi thế so sánh như : các tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh, spa, các tour tìm hiểu, nghiên cứu môi trường sinh thái. Các sản phẩm du lịch chưa gắn được các giá trị văn hóa truyền thống, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn về đầu tư du lịch tại địa phương. Việc quảng bá du lịch chưa rộng rãi, chưa tìm hiểu được hết thị hiếu, sở thích của khách hàng nội địa và quốc tế. Do vậy, chưa đáp ứng được loại hình dịch vụ một cách hợp lý, chưa khai thác được các

dịch vụ vào mùa thấp điểm, mùa mưa. Hệ thống giao thông chưa thuận lợi để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Từ những thực trạng trên cho thấy, số lượng khách đến Lâm Đồng tăng chậm và chưa đồng đều qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ khách nước ngoài đến Lâm Đồng rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% / tổng lượng khách.

2.8 Đánh giá của du khách và chuyên gia, nhà quản lý về du lịch Lâm Đồng

Để làm cơ sở cho luận văn này, trong khuôn khổ một nghiên cứu nhỏ, tác giả đã phối hợp với một vài cộng tác viên tiến hành phát một lượng phiếu điều tra nhỏ

(Phụ lục 2.4) cho các đối tượng là du khách nước ngoài và trong nước được lựa

chọn ngẫu nhiên tại thành phố Đà Lạt vào ngày 30/4 và 1/5/2010 với số lượng phiếu phát ra là 150 (n=150), số phiếu thu về là 128. Riêng đối với các chuyên gia, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, số lượng mẫu phỏng vấn là 6 (n=6) là các nhà báo, trưởng khoa, doanh nhân kinh doanh du lịch hiện đang cư trú hoặc có chuyến công tác ở địa bàn thành phố Đà Lạt, và Giám đốc, hướng dẫn viên các doanh nghiệp lữ hành tại Lâm Đồng.

Bảng 2.14 Kết quảđiều tra phần thông tin đối tượng

I. Phần thông tin vềđối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)

1. Giới tính: - Nam 76 59% - Nữ 52 41% 128 100% 2. Độ tuổi: - Dưới 30 tuổi 62 48% - Từ 30 – 45 tuổi 46 36% - Trên 45 tuổi 20 16% 128 100% 3. Tình trạng hôn nhân: - Có gia đình 74 58% - Chưa có gia đình 54 42% 128 100% 4. Trình độ học vấn - Trên Đại học 12 9% - Đại học 59 46% - Cao đẳng, trung cấp 45 35% - THPT, THCS, TH 12 9% 128 100% 5. Nghề nghiệp:

- Nhân viên nhà nước 42 33%

- Nhân viên kinh doanh 48 38%

- Học sinh, sinh viên 23 18%

- Khác 15 12% 128 100% 6. Mức thu nhập tháng: - Trên 5 triệu 46 36% - Từ 3 - 5 triệu 38 30% - Dưới 3 triệu 15 12% - Khác 29 23% 128 100% 7. Nơi cư trú: - Trong nước 107 84% - Nước ngoài 21 16% 128 100%

Bảng 2.15 Kết quảđiều tra vềđối tượng lựa chọn đi cùng

I. Phần thông tin vềđối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)

10. Những đối tượng anh/chị thường đi cùng khi

tham gia tour du lịch?

- Gia đình / người thân 72 56%

- Bạn bè / đồng nghiệp 38 30%

- Đi một mình 8 6%

- Khác 10 8%

128 100%

Theo khảo sát, cơ cấu khách đến Lâm Đồng có sự khác biệt giữa người nước

ngoài và người Việt Nam. Người Việt Nam thường đi du lịch theo kiểu gia đình

hoặc đi cùng bạn bè, đồng nghiệp; trong khi đó khách ngoại quốc thường đi một

mình, hai người hoặc đi với một nhóm bạn, ít đi theo kiểu gia đình.

Bảng 2.16 Kết quảđiều tra về lựa chọn thời gian du lịch

I. Phần thông tin vềđối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)

8. Anh/chị thường đi du lịch theo tour vào những thời điểm nào?

- Cuối tuần 8 6%

- Ngày lễ / tết 32 25%

- Thời gian nghỉ hè 23 18%

- Mùa hành hương / lễ hội / festival 57 45%

- Khác 8 6%

128 100%

Khách ngoại quốc thường đi du lịch quanh năm, trong khi khách nội địa

thường đi theo mùa, lễ, tết hoặc hè. Khách nội địa tới Lâm Đồng chủ yếu là đi cùng gia đình, nên độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ rất lớn, chiếm 84%, đa số là nam, phần lớn những đối tượng này đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học, có người đã có công việc ổn định, hiện là các nhân viên nhà nước hoặc nhân viên kinh

doanh, thu nhập ở mức 3 triệu trở lên chiếm 66%. Đây hứa hẹn sẽ là nhóm khách hàng mục tiêu cho ngành du lịch Lâm Đồng.

Bảng 2.17 Kết quảđiều tra về thời gian lưu trú

I. Phần thông tin vềđối tượng khảo sát Số phiếu Tỷ lệ (%)

9. Những tour du lịch anh/chị lựa chọn thường kéo dài bao nhiêu ngày?

- Từ 1-2 ngày 30 23%

- Từ 3-4 ngày 52 41%

- Từ 5-6 ngày 23 18%

- Trên 6 ngày 23 18%

128 100%

Thời gian lựa chọn cho những chuyến du lịch của khách chiếm tỷ lệ cao nhất

là 3 – 4 ngày, liên hệ với thời gian lưu trú bình quân của Lâm Đồng là 2,35 ngày, chứng tỏ Lâm Đồng không có nhiều hấp dẫn để thu hút khách ở lại như dự tính ban đầu. Khách đi du lịch Lâm Đồng thường là khách đến lần đầu theo tour, háo hức với những điều mới lạ ban đầu, đặc biệt là sự mát mẻ của Đà Lạt, để rồi những ngày sau đó, độ nhiệt tình giảm sút rõ rệt, đặc biệt là những du khách nhỏ tuổi. Thật vậy, đối với khách nội địa, suốt mấy ngày liền đi tour Lâm Đồng theo một kiểu đi dạo, ngắm cảnh, xem hoa, chụp hình sẽ “bội thực” và ăn quá nhiều một món, dù thắng cảnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)