Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 63)

Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về du lịch chưa được xây

dựng đồng bộ, thiếu thông thoáng nhạy bén, nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp nên chưa tạo được môi trường thuận lợi để huy động mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch; Công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau thu hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh thiếu tính ổn định, điển hình là việc thay đổi Sở Du lịch thành Sở Du lịch Thương mại, hiệu lực và năng lực quản lý chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý phát triển du lịch trong tình hình mới, nhất là đối với một tỉnh được đánh giá là trọng tâm phát triển du lịch. Trình độ nghiệp vụ những người làm công tác du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của ngành, chưa nhận thức hết vai trò kinh tế động lực của du lịch trong giai đoạn hiện nay.

2.4 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng

Xuất phát từ những tiềm năng để phát triển du lịch và thông qua thực trạng phát triển của du lịch tỉnh Lâm Đồng, có thể khái quát những điểm mạnh và những điểm yếu của ngành du lịch tỉnh.

S1. Vị trí, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng thuận lợi, tài nguyên nhân văn lâu đời. S2: Môi trường du lịch an toàn và thân thiện.

S3: Nguồn nhân lực dồi dào.

S4: Được sự quan tâm của tỉnh và các bộ, ngành trung ương. S5: Đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020.

2.4.2 Những điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng (W)

W1: Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng. W2: Quản lý vệ sinh môi trường du lịch chưa tốt.

W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai thác đúng mức. W4: Dịch vụ du lịch còn thiếu.

W5: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng cả chất và lượng.

W6: Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch còn kém hiệu quả W7: Vấn đề đầu tư và quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kém.

2.4.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Từ những điểm mạnh, điểm yếu rút ra được từ việc phân tích thực trạng

ngành du lịch và những tác động đến hoạt động Marketing du lịch của tỉnh Lâm

Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Yếu tố chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại (1-4) Sốđiểm quan trọng

S1. Vị trí, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng

thuận lợi, tài nguyên nhân văn lâu đời. 0,37 4 1,48

S2: Môi trường du lịch an toàn và thân thiện. 0,06 3 0,18

S3: Nguồn nhân lực dồi dào. 0,07 3 0,21

S4: Được sự quan tâm của tỉnh và các bộ,

ngành trung ương. 0,06 3 0,18

S5: Đã có quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch đến năm 2020. 0,06 3 0,18

W1: Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa

dạng. 0,09 2 0,18

W2: Quản lý vệ sinh môi trường du lịch chưa

tốt. 0,05 2 0,1

W3: Tài nguyên nhân văn chưa được khai

thác đúng mức. 0,04 2 0,08

W4: Dịch vụ du lịch còn thiếu. 0,06 2 0,12

W5: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng cả chất và

lượng. 0,05 2 0,1

W6: Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch

còn kém hiệu quả 0,05 1 0,05

W7: Vấn đề đầu tư và quản lý nhà nước về

du lịch còn yếu kém. 0,04 1 0,04

Tổng cộng 1 2,9

Tổng điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của ngành du lịch Lâm Đồng là 2,9 cao hơn trung bình 2,5, điều này cho thấy ngành du lịch Lâm Đồng đã

tận dụng khai thác tốt các điểm mạnh để hạn chế các điểm yếu của mình. Đây là

tiền đề để ngành du lịch Lâm Đồng nắm bắt cơ hội, giảm nguy cơ từ môi trường

bên ngoài.

2.5 Những tác động của môi trường đến hoạt động du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.5.1 Các yếu tố về kinh tế 2.5.1 Các yếu tố về kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế có nhiều biến động, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ ngơi ngày càng cao.

2.5.2 Các yếu tố về chính trị - pháp luật

Trong những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới nhiều bất ổn (khủng bố, thiên tai, dịch bệnh) xảy ra ở một số nước được mệnh danh là thiên đường du lịch ở Châu Á như Thái Lan, Indonesia… nhưng ở Việt Nam tình hình chính trị rất ổn định và được thế giới đánh giá là điểm đến an toàn nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam thu hút khách du lịch quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch vào Việt Nam. Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến du lịch ngày càng hoàn thiện, vị thế của Việt Nam trên thế giới ngày càng tăng.

2.5.3 Các yếu tố về tự nhiên

Vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng của bão, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tài nguyên nhân văn lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tuy nhiên khi du lịch phát triển, lượng khách du lịch tăng nhanh đã kéo theo các hậu quả là môi trường sinh thái bị xuống cấp, môi trường bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến ngành du lịch. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục tình trạng trên.

2.5.4 Áp lực từ các đối tác

Khách du lịch đến Lâm Đồng chủ yếu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, còn lượng khách đến thương mại, dự hội nghị chiếm tỷ lệ thấp, nguồn khách phụ thuộc vào các hãng lữ hành ở các địa phương khác cung ứng chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.

2.5.5 Các đối thủ cạnh tranh

Nhiều đối thủ cạnh tranh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… đòi

hỏi phải có một chiến lược cụ thể để phát triển du lịch, thu hút du khách đến Lâm Đồng nhiều hơn.

2.6 Nhận định những cơ hội và nguy cơ

2.6.1 Những cơ hội (O)

O1: Việt Nam là nước có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, truyền thống văn hóa lâu đời và di sản thế giới như động Phong Nha, vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long...

O2: Với chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, là động lực giúp du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương, tham gia ký kết hiệp định du lịch ASEAN giúp ngành du lịch thu hút nhiều khách quốc tế.

O3: Tình hình thế giới bất ổn, Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện.

O4: Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu du lịch

ngày càng tăng.

O5: Ngành du lịch được Chính phủ quan tâm nhiều hơn.

O6: Lâm Đồng nằm trong chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên.

O7: Cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay…) ngày càng được hoàn thiện.

O8: Nhu cầu du lịch, tham quan, hội chợ, hội thảo, triển lãm…có xu hướng tăng nhanh.

O9: Luật Du lịch được ban hành.

2.6.2 Những nguy cơ (T)

T1: Đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia.

T2: Tình hình thế giới mất ổn định (khủng bố, thiên tai, dịch bệnh). T3: Nguy cơ ô nhiễm môi trường du lịch.

T4: Tệ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch, gây tác động xấu đến môi trường du

lịch.

T5: Thời gian nghỉ ngắn ngày, chi phí ít, khách du lịch chọn Ninh Chữ, Nha Trang, Mũi Né... là điểm đến của họ.

T6: Yêu cầu chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao của du khách. T7: Sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ.

2.6.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Bảng 2.13 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài Yếu tố chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại (1-4) Số điểm quan trọng

O1: Có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. 0,12 3 0,36

O2: Chính sách đổi mới và hội nhập của Chính Phủ. 0,11 3 0,33

O3:Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện. 0,12 3 0,36 O4: Nền kinh tế tăng trưởng, đời sống được nâng

cao. 0,07 3 0,21

O5: Ngành du lịch được Chính phủ quan tâm nhiều

hơn. 0,05 3 0,15

O6: Lâm Đồng nằm trong chiến lược phát triển du

lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên. 0,05 3 0,15

O7: Cơ sở hạ tầng (đường sá, sân bay…) ngày càng

được hoàn thiện. 0,05 3 0,15 O8: Nhu cầu du lịch, tham quan, hội chợ, hội thảo,

triển lãm…có xu hướng tăng nhanh. 0,05 3 0,15

O9: Luật Du lịch được ban hành. 0,05 3 0,15

T1: Đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như

Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia. 0,07 2 0,14

T2: Tình hình thế giới mất ổn định (khủng bố, thiên

tai, dịch bệnh) 0,05 2 0,1

T3: Nguy cơ ô nhiễm môi trường du lịch. 0,04 1 0,04

T4: Tệ nạn ăn xin, chèo kéo khách du lịch, gây tác

động xấu đến môi trường du lịch. 0,04 1 0,04 T5: Thời gian nghỉ ngắn ngày, chi phí ít, khách du

lịch chọn Ninh Chữ, Nha Trang, Mũi Né... là điểm

đến của họ. 0,05 2 0,1 T6: Yêu cầu chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng

cao của du khách. 0,04 2 0,08

T7: Sự phối hợp giữa các ngành chưa đồng bộ 0,04 2 0,08

Tổng cộng 1 2,59

Điểm ma trận các yếu tố bên ngoài 2,59 cao hơn điểm trung bình 2,5 điều này cho thấy ngành du lịch Lâm Đồng đã tận dụng tốt những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ.

2.7 Tóm tắt cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sự tham gia tích cực trong triển khai thực hiện Nghị quyết của các cấp, các ngành, các Đoàn thể và các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên ngành kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Môi trường đầu tư của tỉnh Lâm Đồng ngày càng được cải thiện, các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội đầu tư vào phát triển du lịch Lâm Đồng ngày càng rõ nét hơn; đồng

thời nhiều sản phẩm, loại hình du lịch mới được hình thành đã góp phần thu hút

khách du lịch đến với Lâm Đồng ngày càng nhiều hơn. Công tác xúc tiến, tuyên

truyền quảng bá về du lịch Lâm Đồng ngày càng được chú trọng nhiều hơn, nhiều

sự kiện văn hóa - du lịch được tổ chức đã thu hút đông đảo sự quan tâm của du

khách. Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm, góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của tỉnh, tạo tiền đề đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo nên diện mạo mới cho tỉnh.

Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

Đã tạo lập được những căn cứ quan trọng để các huyện, thành phố trong tỉnh tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, Quy hoạch chi tiết và thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch đã được cải thiện, ngành du lịch Lâm Đồng nói chung và du lịch Đà Lạt nói riêng đã thực sự khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối với du lịch miền Trung Tây Nguyên và cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh nêu trên, du lịch Đà Lạt hiện nay vẫn còn tồn tại những yếu kém, bất cập, hạn chế cần được khắc phục như : việc tôn tạo các danh lam thắng cảnh, khu – điểm du lịch vẫn chưa được chú trọng, đầu tư đúng

mức; chưa có nhiều sản phẩm mới để thu hút du khách đặc biệt là sản phẩm vui

chơi giải trí. Do điều kiện du lịch Lâm Đồng có tính thời vụ nên trong mùa cao điểm (các dịp lễ, tết) giá cả dịch vụ tăng cao hơn nhiều so với mùa thấp điểm, từ đó tạo ra sức cạnh tranh cục bộ giữa các doanh nghiệp du lịch kéo theo sự tăng giá của

một số dịch vụ khác làm ảnh hưởng đến tâm lý của du khách. Đội ngũ nhân viên

làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch còn kém về trình độ chuyên môn, tay nghề chưa được đào tạo chuyên nghiệp, số nhân viên thông thạo ngoại ngữ còn ít hoặc đa số chỉ giao tiếp bằng tiếng anh mà chưa phổ biến bằng các thứ tiếng khác. Từ đó, dẫn đến chất lượng phục vụ kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Cảnh quan môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các khu –

điểm du lịch và những nơi công cộng, hệ thống vệ sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, ý thức của người dân và một phần của du khách chưa cao, dẫn đến việc xả rác tràn lan làm mất mỹ quan của khu du lịch nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung; hệ thống cây xanh đô thị chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức.

Bên cạnh đó, chất lượng tour, tuyến còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp gây

nhàm chán. Nhìn chung, các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch chưa khai thác, sử dụng hết những tiềm năng vốn có. Sản phẩm du lịch còn ở trình độ thấp, còn đơn điệu, chưa khai thác được các sản phẩm đặc thù và có lợi thế so sánh như : các tour nghỉ dưỡng, chữa bệnh, spa, các tour tìm hiểu, nghiên cứu môi trường sinh thái. Các sản phẩm du lịch chưa gắn được các giá trị văn hóa truyền thống, chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn về đầu tư du lịch tại địa phương. Việc quảng bá du lịch chưa rộng rãi, chưa tìm hiểu được hết thị hiếu, sở thích của khách hàng nội địa và quốc tế. Do vậy, chưa đáp ứng được loại hình dịch vụ một cách hợp lý, chưa khai thác được các

dịch vụ vào mùa thấp điểm, mùa mưa. Hệ thống giao thông chưa thuận lợi để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Từ những thực trạng trên cho thấy, số lượng khách đến Lâm Đồng tăng chậm và chưa đồng đều qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ khách nước ngoài đến Lâm Đồng rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% / tổng lượng khách.

2.8 Đánh giá của du khách và chuyên gia, nhà quản lý về du lịch Lâm Đồng

Để làm cơ sở cho luận văn này, trong khuôn khổ một nghiên cứu nhỏ, tác giả đã phối hợp với một vài cộng tác viên tiến hành phát một lượng phiếu điều tra nhỏ

(Phụ lục 2.4) cho các đối tượng là du khách nước ngoài và trong nước được lựa

chọn ngẫu nhiên tại thành phố Đà Lạt vào ngày 30/4 và 1/5/2010 với số lượng phiếu phát ra là 150 (n=150), số phiếu thu về là 128. Riêng đối với các chuyên gia, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, số lượng mẫu phỏng vấn là 6 (n=6) là các nhà báo, trưởng khoa, doanh nhân kinh doanh du lịch hiện đang cư trú hoặc có chuyến công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)