Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 84)

3.4.1 Mở rộng thị trường

Thị trường được hiểu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Du

lịch Lâm Đồng không thể dừng lại ở thị trường hiện tại, thị trường truyền thống đang khai thác. Cần lượng hóa thị phần của du lịch vùng, miền đối với từng thị trường khác nhau để tiến hành biện pháp thích hợp nhất mở rộng thị phần. Tăng

cường lượng khách đối với thị trường đã khai thác. Thông qua các kênh thông tin

khác nhau để định hướng, mở rộng thị trường cũng như dự báo, lường được sự thay đổi, xu hướng thị trường mới. Bối cảnh hiện tại, cần kích thích thị trường gần (Trung Quốc, ASEAN) với chi phí vận chuyển thấp trong cấu thành giá tour; Nhật

Bản và Hàn Quốc chiếm khoảng 20% lượng khách quốc tế đến Việt Nam với chi

tiêu lớn, cần được coi trọng. Ngoài ra, cũng cần có chiến lược cụ thể để thu hút thị trường xa với độ dài tour cao như Bắc Âu, Tây Âu, Úc, Nga.

3.4.2 Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với chất lượng cao, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo các thắng cảnh, di tích văn hóa, tạo các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn du khách, khinh khí cầu, thủy cung, khu vui chơi giải trí, đường motoray và khu vườn thú… tạo các khu vực ẩm thực theo nét văn hóa địa phương, cần phát triển thêm các loại hình du lịch văn hóa miệt vườn trên cơ sở những đặc sản sẵn có của địa phương như tơ tằm, trà, cà phê, hoa quả, rau, trang trại…

Phát triển loại hình du lịch sinh thái: hoàn thành cơ bản việc đầu tư đưa vào

kinh doanh các khu du lịch sinh thái tại Đạmbri (Bảo Lộc), đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái Đạmbri thành khu du lịch sinh thái quan trọng của khu vực phía nam Lâm Đồng với những loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu như sinh thái, nghỉ cuối tuần, tham quan, vui chơi giải trí… Hướng khai thác chủ yếu là tổ chức các tuyến tham quan, dã ngoại, nghiên cứu văn hóa dân tộc, các loại hình thể thao… kết hợp các dịch vụ lưu trú, nghỉ cuối tuần… rừng Madagui (Đạ Hoai), Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt), khu du lịch văn hóa Lang biang (Lạc Dương) cùng các khu quy hoạch

du lịch sinh thái, quy hoạch du lịch dưới tán rừng ở Lạc Dương, quy hoạch chi tiết khu văn hóa du lịch Lang biang, khu du lịch Cam Ly Mănglin và khu du lịch thung lũng Tình Yêu thành các khu vực hỗ trợ, tập trung đầu tư phát triển các dự án du lịch trọng điểm Đankia – Suối Vàng thành khu du lịch tổng hợp có tầm quốc gia và quốc tế với đầy đủ các loại hình như du lịch sinh thái, vui chơi, nghỉ dưỡng, làng

nghề, canh nông, thể thao… và phát triển thành khu du lịch đô thị mới, xây dựng

khu hồ Tuyền Lâm, núi Voi với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị hội thảo, khai thác các khu rừng và di tích lịch sử, di tích cách mạng tại núi Voi thành khu hỗ trợ. Khu du lịch sinh thái Cam Ly – Mănglin, rừng Đạ Chay, Đạsar, hồ Đa Nhim, khu du lịch sinh thái văn hóa Cát Tiên. Phát triển khu du lịch sinh thái văn hóa Cát Tiên trên cơ sở kết hợp khu sinh thái rừng Madagui, rừng quốc gia Nam Cát Tiên và khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên với hướng khai thác chủ yếu: tổ chức các chuyến tham quan nghiên cứu văn hóa khảo cổ (khu mộ cổ Đại Lào, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên), tham quan làng nghề đan lát – huyện Đạ Hoai, kết hợp khu du lịch sinh thái rừng Madagui với loại hình nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí và dịch vụ hỗ trợ khác… tập trung đầu tư khu du lịch sinh thái rừng Madagui

và quy hoạch từng khu chức năng để từng bước triển khai và kêu gọi vốn đầu tư,

mở loại hình tham quan nghiên cứu tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup núi Bà, tham quan nghiên cứu làng nghề xã Lát, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề phù hợp với từng đối tượng gắn kết các tour đi các tỉnh Tây Nguyên… kết hợp phát triển du lịch sinh thái với du lịch nghỉ dưỡng và các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao…

Xây dựng và phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, đầu tư phát triển các

khu nghỉ dưỡng quan trọng như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đankia – Suối Vàng. Khu nghỉ dưỡng tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm và Đankia – Suối Vàng được xây dựng theo dạng biệt thự thấp tầng dưới tán rừng, các nhà nghỉ phân tán, làng nghỉ dưỡng, xây dựng các phòng khám, cơ sở phục hồi sức khỏe (vật lý trị liệu, xông hơi…) cơ sở y tế. Các dịch vụ hỗ trợ khách như: tuyến đi bộ, bơi thuyền, thể thao

Khu vực thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, quy hoạch khu du lịch hồ Đại Ninh thành khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch sinh thái, hoàn chỉnh và đưa vào khai thác khu biệt thự nghỉ dưỡng Nguyễn Du – Phó Đức Chính, khu nghỉ dưỡng Hồ Xuân Hương, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu biệt thự Lê Lai. Khu biệt thự Nguyễn Du – Phó Đức Chính, Lê Lai và Trần Hưng Đạo cải tạo thành một khu biệt thự nghỉ dưỡng và xây dựng thêm một số dịch vụ hỗ trợ khác đan xen trong khu biệt thự như: sân cầu lông, công viên, khu đi bộ, nhà an dưỡng, khu chăm sóc sức khỏe… kết hợp với bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch thực hiện yêu cầu khám chữa bệnh cho du khách nghỉ dưỡng. Giải pháp phát triển của loại hình du lịch sinh thái do tính chất của du lịch nghỉ dưỡng luôn gắn kết với điều kiện khí hậu, điều kiện về cảnh quan môi trường, vì vậy chương trình phát triển du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu tập trung tại Đà Lạt như quy hoạch xây dựng mới các khu nghỉ dưỡng tại khu vực phía đông Hồ Xuân Hương (đường Bà Huyện Thanh Quan) theo dạng kiến trúc biệt thự tháp tầng, có đầy đủ các dịch vụ khép kín trong khu nghỉ dưỡng, một số vùng phụ cận như Lạc Dương, Đức Trọng như phát triển khu nghỉ dưỡng Đà Lạt

– DABLO kết hợp du lịch sinh thái và các hoạt động vui chơi giải trí. Đối tượng

phục vụ chính: an dưỡng và nghỉ dưỡng cho những người cao tuổi trong và ngoài nước. Đồng thời cho tiến hành quy hoạch sẵn khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Đại Ninh để có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ và kêu gọi đầu tư, xây dựng các khu nghỉ dưỡng hồ Nam Phương, hồ Lộc Thắng, khu du lịch thác Đạmbri… gắn với việc khai thác phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn. Các địa bàn khác trong tỉnh chỉ đầu tư phát triển các loại hình du lịch nghỉ thuần túy hoặc nghỉ cuối tuần.

Xây dựng và phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo: giải pháp nhằm

phát triển loại hình này là đầu tư nâng cấp, phát triển trung tâm văn hóa nghỉ dưỡng

Liên Đoàn Lao Động tỉnh trở thành trung tâm hội nghị - hội thảo đạt tiêu chuẩn

quốc tế 600 - 700 chỗ ngồi với tổng số vốn 22 tỷ đồng, dự án đầu tư nâng cấp khách sạn Seri với nguồn vốn 6,5 tỷ đồng để đạt tiêu chuẩn khách sạn 3*, có phòng hội nghị, hội thảo (250-300 chỗ ngồi). Đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng các cơ sở hội nghị - hội thảo hiện có: Sofitel Palace, Ngọc Lan, Vietsopetro…

Phát triển, khôi phục những làng nghề truyền thống vốn có tại địa phương như làng tơ tằm tại Bảo Lộc, vùng dệt thổ cẩm dân tộc ít người tại K’Long Đức

Trọng, xã Lát Lạc Dương, làng nghề gốm B’ró, làng nghề đan lát mây tre ở Đạ

Hoai, làng nghề tranh thêu tay nghệ thuật, làng nghề len, hàng thủ công mỹ nghệ (cưa lộng, tranh bút lửa…) tại Đà Lạt.

Tôn tạo, bảo tồn hệ thống các di tích đã được xếp hạng, các di tích kiến trúc

cổ nghệ thuật tại Đà Lạt.

Xây dựng và phát huy nét văn hóa phi vật thể cồng chiêng rất đa dạng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phong phú tại các vùng đồng bào dân tộc tây nguyên tại Lạc Dương – dân tộc Lạch,

Di Linh – dân tộc K’Ho, Bảo Lâm – dân tộc Châu, Mạ, Đơn Dương – dân tộc

Churu.

Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thương mại phục vụ mua sắm cho du khách trung tâm siêu thị Phan Đình Phùng, trung tâm thương mại quốc tế (hồ Xuân Hương – Đà Lạt), trung tâm thương mại Phan Chu Trinh (phường 9- Đà Lạt) (đã

hoàn thành năm 2009), trung tâm thương mại Đức Trọng, trung tâm thương mại

Bảo Lộc.

3.4.3Xây dựng chiến lược Marketing cho du lịch Lâm Đồng

Marketing là vấn đề quan trọng cơ bản đến nỗi không thể chỉ coi nó là một chức năng riêng biệt bên trong nội bộ mà nó là đầu tiên, là bình diện trung tâm của toàn ngành khi nhìn quan điểm của khách hàng... với du lịch Lâm Đồng, hoạt động Marketing chỉ mới bắt đầu khởi động và đang cố gắng tìm kiếm một hướng đi thích hợp. Điều đó được minh chứng qua sự nỗ lực của ngành du lịch địa phương, sự hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan trong các hoạt động giao lưu, xúc tiến quảng bá,

trong sự chuẩn bị đón tiếp, phục vụ du khách và trong chính sự nỗ lực của mỗi

người dân để tạo ra một hình ảnh thành phố.

Trong những năm gần đây, khi hoạt động du lịch của một số nước trong khu

vực đặc biệt sôi động, đã tác động rất lớn đến nhận thức của các nhà quản lý du lịch cả ở tầm vĩ mô và vi mô của nước ta về vai trò của Marketing trong du lịch, do các hoạt động Marketing du lịch Lâm Đồng hiện nay chưa quy mô và còn thiếu tính

chuyên nghiệp nên để định hướng thành công, còn có vai trò của lãnh đạo cấp cao nhằm đảm bảo hướng toàn bộ doanh nghiệp và du khách, cho họ thấy đối thủ cạnh tranh và môi trường đang thay đổi.

Nhiệm vụ của Marketing du lịch Lâm Đồng là biến địa phương của mình

thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện của du khách. Để điều này hữu hiệu, Lâm

Đồng cần sớm xây dựng cơ quan Marketing chuyên trách độc lập nhanh nhạy, thích ứng sẽ là những từ ngữ thường trực của Marketing trong tương lai.

Hàng năm có kế hoạch tổ chức đón các đoàn farmtrip để quảng bá, giới thiệu

hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên và con người Lâm Đồng. Mở rộng liên kết với

các địa phương để hình thành các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các thị trường trong nước và khu vực. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đầu tư và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp gắn với quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng. Cuối cùng, để xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Lâm Đồng, điều quan trọng là cần quan tâm bảo vệ môi trường cảnh quan của thành phố luôn xanh – sạch – đẹp.

3.4.4Giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Nhằm cung cấp thông tin quảng bá du lịch của địa phương với khách du lịch qua đó tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ của Lâm Đồng đối với du khách để tìm ra cách quản lý và phù hợp cho từng loại du khách.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề quảng bá về du lịch Lâm Đồng, du lịch Việt Nam qua các hình thức tự tổ chức hoặc thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp thực hiện.

Xây dựng các văn phòng đại diện, văn phòng xúc tiến du lịch của các công

ty, doanh nghiệp du lịch tại địa bàn trọng điểm thu hút lượng khách du lịch trên thế

giới ở nước ngoài như tại Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… Giới thiệu tiềm

năng, kích thích, thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư ngước ngoài vào ngành du lịch Lâm Đồng. Xây dựng các địa chỉ tại các trung tâm nhằm hướng dẫn và cung cấp thông tin miễn phí cho du khách.

Thực hiện các chương trình hỗ trợ, thông tin, tuyên truyền việc tổ chức các sự kiện văn hóa trên phạm vi toàn quốc và các công ty du lịch lớn trong nước kết hợp mở các điểm đến cho du khách.

Phát huy hiểu biết, nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, của các cấp chính quyền tạo lập, phát huy và duy trì thế mạnh về du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước.

3.4.5Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư

Tập trung đầu tư có trọng điểm nguồn kinh phí ngân sách nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng hình thức thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các hình thức đầu tư BOT, BTO, ODA… các công trình phục vụ cơ sở hạ tầng tại địa phương. Ưu tiên các vùng trọng điểm phát triển du lịch, khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề và các điểm du lịch tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa phát triển du lịch trong hoạt động dịch vụ du lịch, hoạt động tôn tạo, bảo vệ di tích thắng cảnh, hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, phục hồi hoạt động của các làng nghề truyền thống theo cơ chế quản lý đầu tư đồng bộ và có quy hoạch theo tổng thể giữa khai thác, kinh doanh du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Ưu đãi đầu tư về thuế, về thời hạn đầu tư cho các dự án đầu tư theo danh mục, dự án vào các vùng sâu vùng xa, dự án vào các công trình phúc lợi an sinh xã hội.

Có chính sách sử dụng và tái đầu tư từ nguồn ngân sách từ du lịch để phát triển du lịch.

Tạo thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI, đa dạng hóa các hình thức hoạt động du lịch về vốn như liên doanh, cổ phần hóa, vốn đầu tư nước ngoài…

Mở rộng liên kết phát triển kinh tế vùng, miền giữa Lâm Đồng – TP.HCM – Khánh Hòa. Tìm hiểu và xây dựng các chương trình liên kết du lịch, tổ chức tour tuyến với các công ty du lịch trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong việc xây dựng chiến lược ngành, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản

phẩm du lịch tạo tiền đề xây dựng ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa và có khả năng hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước với khu vực và thế giới tạo ra một dấu ấn của du khách khi đến Lâm Đồng.

3.4.6Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức quản lý về du lịch

Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp cơ quan quản lý trong việc quy hoạch và phát triển du lịch.

Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực quản lý với nhu cầu quản lý và

phát triển giúp ngành du lịch định hướng phát triển chính xác.

Xây dựng những chương trình hành động mang tính liên ngành, liên vùng

trong thực hiện điều chỉnh quy hoạch, phát huy vai trò nhà nước trong du lịch. Chủ động giải quyết những vấn đề có liên quan về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng…

Cần xây dựng nghiêm chỉnh các quy định, quy chế ràng buộc giữa kinh doanh du lịch phù hợp với các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước và việc chấp hành của người kinh doanh du lịch về bảo vệ tài nguyên môi trường, quy hoạch đô thị và loại hình du lịch.

3.4.7Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Yếu tố con người tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Để phát triển du lịch ta cần xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ, phẩm chất vững

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 84)