Kiến nghịđối với người dân địa phương
Xây dựng ý thức phát huy tính ưu việt sẵn có của người dân bản xứ hiền hòa, mến khách tạo ấn tượng ban đầu và lâu dài về tính cách đặc thù, lòng hiếu khách, một vùng miền bình yên và mến khách với du khách, người dân đóng vai trò chủ động xây dựng cảnh quan môi trường, nơi ở của mình thực sự là một thành phố xanh, sạch, đẹp.
Xây dựng ý thức, tuyên truyền, giáo dục vận động trong người dân xây dựng, bảo vệ và tự hào về vẻ đẹp tự nhiên vốn có của Lâm Đồng, về mô hình kinh tế lấy du lịch làm trọng điểm để phát triển nền kinh tế địa phương.
Kiến nghịđối với ngành du lịch địa phương
Cần nghiên cứu, tham mưu và giúp việc cho địa phương thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch trong lĩnh vực du lịch, chú trọng tại một số địa phương trọng điểm, trong thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng. Chú trọng đến du lịch mang tính đặc thù của vùng miền núi với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu mát mẻ. Xây dựng môi trường du lịch theo hướng phát triển bền vững, đặc biệt quan tâm công tác khôi phục, nâng cấp, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo môi trường kinh doanh dịch vụ - du lịch lành mạnh, văn minh đô thị.
Cần kiểm tra lại hệ thống đánh giá các tiêu chuẩn của các cơ sở kinh doanh lưu trú và tiến hành thẩm định lại toàn bộ cơ sở lưu trú nhằm rà soát, đánh giá lại chất lượng, kiên quyết hạ hạng, cấp đối với các cơ sở không đảm bảo yêu cầu đối với từng loại hạng, thậm chí đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở không đủ điều kiện, các hoạt động kinh doanh kém bền vững…
Có biện pháp hỗ trợ và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, tổ chức những cuộc khảo sát lấy ý kiến bình chọn của khách hàng
về các chất lượng dịch vụ phục vụ lưu trú, nhà hàng, điểm mua sắm, dịch vụ ẩm
thực đạt tiêu chuẩn và đạt chất lượng phục vụ giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định điểm dừng trong chuyến đi.
Xây dựng chính sách quản lý giá cả đối với các cơ sở kinh doanh và có
những chính sách uyển chuyển, linh động với những chương trình giảm giá kích cầu du lịch theo từng mùa du lịch.
Tham mưu quy hoạch và đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ở cả các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ lãnh đạo, nhân viên tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch giúp các cơ sở, doanh nghiệp có điều kiện, cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư, liên kết du lịch, trao đổi kinh nghiệm và đổi mới hoạt động kinh doanh của chính mình.
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Củng cố và phát huy vai trò ban lãnh đạo phát
triển du lịch tỉnh. Củng cố nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du
Kiến nghịđối với cơ quan chức năng địa phương
Định hướng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và những 5 năm kế tiếp cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lĩnh vực đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
Tăng cường phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch và tăng cường đầu tư cho các chương trình phúc lợi an sinh xã hội của tỉnh, thậm chí có thể huy động sức đóng góp từ phía người dân địa phương trong các chương trình mang lại phúc lợi an sinh xã hội chung cho địa phương.
Tiếp tục các chương trình và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch tại địa phương và cho các đơn vị có đăng ký thương hiệu, các đơn vị được xét chọn bình bầu của khách hàng về thuế, ưu đãi trong đổi mới hình thức vốn, ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại…
Phê duyệt quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội và ngành du lịch Lâm Đồng, chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, chiến lược phát triển, đăng ký
quảng bá thương hiệu du lịch Lâm Đồng trên thị trường trong và ngoài nước đến
năm 2020 chú trọng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Xây dựng đề án cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, rõ ràng nhằm tạo mọi thuận lợi cho công dân, tổ chức giải quyết các nhu cầu về thủ tục hành chính cần thiết, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sách nhiễu hoặc cố tình làm trái pháp luật của các cấp, các ngành. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng và thực thi thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
Quy hoạch nguồn cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hệ thống nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Tiếp tục đẩy nhanh để hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du
lịch: đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nội thành, nội thị, hạ tầng giao thông trong nội thành Đà Lạt một cách hợp lý. Tổ chức các bến bãi đậu xe phục vụ
nhân dân và du khách. Tập trung xây dựng các tuyến du lịch từ phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên (gắn với con đường di sản), miền Đông – Tây Nam bộ và nối các tour du lịch quốc tế, khu vực. Nâng cấp sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế, trồng nhiều cây xanh trong thành phố, phối hợp và có phân công chịu trách nhiệm của người dân trồng, tự chăm sóc cây xanh chung quanh và nơi công cộng khu vực mình quản lý.
Hỗ trợ xây dựng, khôi phục các làng nghề truyền thống, đồng thời tổ chức
các cuộc thi sáng tạo sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới phục vụ du lịch nhằm tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương phục vụ du lịch, gia tăng mức chi tiêu của du khách tại địa phương. Tổ chức các lễ hội, tết với quy mô quốc gia, quốc tế và một số lễ hội, sự kiện văn hóa – du lịch khác nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của du khách, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến Lâm Đồng.
Tạo cơ chế linh động, nhạy cảm trong chính sách thu hút đầu tư triển khai thực hiện các dự án cụ thể và đẩy mạnh công tác xúc tiến để thu hút vốn đầu tư vào khu vực Lâm Đồng theo phương thức một chủ quản lý nhiều nhà đầu tư.