Dân tộc và dân cư
Dân số toàn tỉnh có đến cuối năm 2008 là 1.216.618 người, trong đó lao
động trong độ tuổi là 699.400 người, lao động có việc làm là 649.000 người, lao động được đào tạo là 167.856 người, lao động công nghiệp là 91.000 người. Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến người K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ...,
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trường Đại học, 04 trường cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng nghề Đà Lạt, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng và Cao đẳng y tế Lâm Đồng), 01 trường Trung cấp Du lịch, hàng năm cung cấp hàng nghìn lao động có tay nghề cho địa phương. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung Ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh
học, đã góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào
sản xuất của tỉnh.
Hàng năm lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 5.000 người từ các
trường Kỹ thuật, dạy nghề, Đại học và Cao đẳng đóng trên trên địa bàn tỉnh và gần 50% trong số 10.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm.
Quy mô dân số tăng lên hàng năm kéo theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã hội.
Tài nguyên du lịch nhân văn
9 Nhóm các di sản văn hóa
Năm 2005, sau Nhã nhạc Cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây có thể được coi là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Churu ở Lâm Đồng còn khoảng 2700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên. Đây được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu.
9 Nhóm các di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ
Cho đến nay, theo số liệu chưa đầy đủ, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100
di tích. Mật độ bình quân 1 di tích/100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100km2. Tuy nhiên cao hơn mật độ di tích trong 4 tỉnh còn lại của
Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum (0,3%), Đắc Lắc, Đắc Nông (0,5%). Những di
tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch là: Khu thánh địa Bà La Môn Cát Tiên, khu mộ cổ của dân tộc Mạ.
9 Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật
Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố cao nguyên. Thiên nhiên Đà Lạt vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với những công trình sáng tạo của con người thì nó thật sự trở nên hoàn mỹ và có sức hấp dẫn đặc biệt.
Từ khi người Pháp đặt chân lên miền đất cao nguyên này vào năm 1893 thì thành phố Đà Lạt đã được quy hoạch, mang những đường nét nghệ thuật kiến trúc cảnh quan đặc sắc. Giữa cảnh thiên nhiên hùng vỹ là những nét chấm phá của các công trình kiến trúc ở những vị trí đồi cao mà từ đó có thể quan sát được hầu như toàn bộ thành phố.
Có thể kể đến những công trình được xây dựng vào nửa đầu của thế kỷ XX,
toàn quyền Pháp tại Đông Dương và của vua Bảo Đại trước kia; Ga xe lửa Đà Lạt, trường Đại học Đà Lạt, Nha địa dư, hiện nay trên thành phố có khoảng 2000 biệt
thự lớn nhỏ mà mỗi biệt thự đều có những nét độc đáo riêng, tạo nên một phong
cách kiến trúc lấy thiên nhiên thơ mộng của Đà Lạt làm bối cảnh nên đã có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.
Có thể nhận thấy một số phong cách kiến trúc sau đây của Lâm Đồng:
- Kiến trúc vùng Normadie: Là kiến trúc miền Tây nước Pháp, với kiểu nhà mái ngoài lớn có phần đuôi được bẻ gốc, tường xây đá chẻ đến bệ cửa sổ, phần trên xây gạch để lộ các khung sườn gỗ.
- Kiến trúc vùng Bretagne: Là kiến trúc đặc trưng vùng phía Tây nước Pháp với kiểu nhà mái lợp bản thạch, tường xây đá chẻ.
- Kiến trúc vùng PaysBasque: Là kiến trúc của vùng Tây Nam nước Pháp có tường lồi quay ra mặt tiền với khung sườn nổi và có mái rộng ra khỏi tường.
- Kiến trúc vùng Savoie: Là kiến trúc của vùng Tây Nam nước Pháp mà nét đặc trưng là tầng xây ở dưới, tầng trên làm bằng gỗ có ban công rộng.
Có thể coi Đà Lạt như một thành phố bảo tàng kiến trúc độc đáo của Việt
Nam, một sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng về phong cách và bàn tay tài hoa của
người Đà Lạt đã tạo dựng nên một tài nguyên quý giá trên miền đất cao nguyên,
một sản phẩm du lịch đặc sắc cần được quan tâm nâng cấp, gìn giữ.
Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình kiến trúc tôn giáo, như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, Nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Domain de Maria, tu viện Dòng chúa cứu thế, Thiền viện Trúc Lâm, lăng Nguyễn Hữu Hào... Những công trình kiến trúc trên đây đều rất đa dạng về mặt bố cục và dáng vẻ kiến trúc đan xen hài hòa với khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt, tạo nên nét hấp dẫn rất riêng của thành phố cao nguyên.
9 Lễ hội văn hóa dân gian
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và các di tích lịch sử, kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc với tập quán sinh hoạt và lao
động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng có giá trị đối với phát triển du lịch.
Cũng như đa số các cư dân nông nghiệp khác, do sống trong điều kiện hầu như hòa nhập vào tự nhiên nên nhân dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng còn lưu giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng của họ. Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp còn mang đậm nét sơ khai.
Trong quan niệm của người Mạ, người K’Ho, Mnông hay Churu, tự nhiên
không phải là vô tri, mà là một thế giới hữu linh cũng có những tình cảm và lối ứng xử như thế giới loài người và hai bên hoàn toàn có thể hiểu được nhu và đối thoại được với nhau. Do vậy, trước khi làm việc gì tác động đến thế giới tự nhiên người ta phải cúng lễ theo một nguyên tắc nghiêm ngặt. Tiêu biểu là lễ cúng cơm mới, lễ
hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu, hội nghệ nhân ngành thêu, Festival hoa Đà
Lạt...
9 Các nghề thủ công truyền thống
Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ
du lịch cao. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đa Đơng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt. Ngoài ra, nghề rèn của người Mạ cũng rất độc đáo, chủ yếu là rèn các công cụ lao động và vũ khí phục vụ săn bắn. Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của cư dân các dân
tộc ít người ở Lâm Đồng. Tiêu biểu là một số làng người dân tộc Churu ở Đơn
Dương như Bkăn, Krang gõ, Krang Chớ...
Thành phố Đà Lạt cũng là nơi tập trung các nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ
tinh xảo đặc biệt là nghề thêu (XQ), nghề trồng hoa... nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị mà bất cứ ai lên Đà Lạt cũng muốn mua để kỷ niệm cho một chuyến đi đến một thành phố đáng nhớ.
9 Tài nguyên nhân văn khác
Chợ Đà Lạt với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt, là địa danh du lịch hấp dẫn, là đối tượng của khách
du lịch thập phương để mua bán hàng lưu niệm, sản vật Lâm Đồng... trước khi kết thúc cuộc hành trình du lịch của mình.
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bày và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua hai thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, là một trong những điểm dừng chân quan trọng của du khách khi đến Lâm Đồng để tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Giao thông
9 Đường bộ
Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chất lượng
tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảo giao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Hơn nữa, với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thể dễ dàng giao
lưu với các tỉnh khác trong cả nước. Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng
tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, mạng
lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó: Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km, gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọc tuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống. Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đường nhựa, 134,18km đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dự kiến sẽ khai thông xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch. Trên toàn tuyến đường tỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống. Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69km, trong đó 171,32km đường nhựa, 282,32km đường cấp phối và 532,05km đường đất, trên toàn tuyến có 82 cầu với 1.271,9m dài và 487 cống.
Trong cùng thời gian bắt đầu xây dựng những chặng đường đầu tiên của
tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, từ Sài Gòn đến Nha Trang, từ Đà Nẵng đến
Đông Hà và từ Vinh đến Hà Nội, Toàn quyền Paul Doumer đã chỉ thị tiến hành nghiên cứu mở tuyến đường sắt nối vùng đồng bằng ven biển lên cao nguyên Lang Bian. Năm 1898, bằng Đạo luật ngày 25-12-1898, Chính phủ Pháp chấp thuận cho Chính phủ thuộc địa vay một ngân khoản 200 triệu phờ-răng và Toàn quyền Paul
Doumer đã sử dụng số tiền này để tân trang có quy mô hệ thống đường xe lửa ở
Đông Dương, trong đó trên tuyến Sài Gòn - Khánh Hòa lập một tuyến nhánh rẽ lên Đà Lạt. Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát
dài 8km phục vụ du lịch. Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích
khai thác dịch vụ du lịch, đã khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm. 9 Đường hàng không
Trong khi đẩy mạnh phát triển hệ thống đường bộ để nối Lâm Đồng với
thành phố Sài Gòn và các tỉnh lân cận, từ những năm 20 của thế kỷ này, vấn đề xây dựng các sân bay đã được đặt ra và bắt đầu triển khai. Phi trường Liên Khàng (nay gọi là sân bay Liên Khương) được khởi công đầu tiên trong thời kỳ này và đến năm 1933 mới tạm hoàn tất. Từ năm 1970, sân bay Liên Khương lại được sửa chữa và đại tu bằng bê tông nhựa. Sau ngày giải phóng, sân bay được cải tạo và tiếp tục sử dụng. Hiện nay, sân bay Liên Khương có tổng diện tích 160ha với đường băng dài 2.374m và rộng 34m, có khả năng tiếp nhận loại máy bay ATR 72 trọng tải 26 tấn và các loại tương đương có áp suất bánh hơi 8kg/cm2, lên xuống an toàn. Sân bay này trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam, việc điều hành bay rất thuận lợi, đảm bảo giao lưu nhanh chóng giữa Đà Lạt với các địa phương khác trong cả nước.
Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay, hàng ngày đều có
chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và ngược lại. 9 Đường thủy
Do đặc điểm địa hình núi và cao nguyên nên hệ thống sông suối ở Lâm Đồng ít có giá trị giao thông. Ngay trên sông Đồng Nai, tuy là con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh nhưng trên sông có nhiều ghềnh thác và nước lên xuống theo mùa, nên
giao thông chỉ thực hiện được trên những đoạn ngắn với những phương tiện nhỏ và thô sơ của cư dân vùng ven bờ sông. Giao thông đường sông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ dồn về nên nước chảy xiết và lòng sông có nhiều bãi đá hoặc ghềnh thác nguy hiểm nên giao thông bị hạn chế, chỉ có các bè mảng gỗ và tre nứa được khai thác và vận chuyển trên sông là khá thuận lợi. Giao thông trên sông Đồng Nai giúp cho giao lưu hàng hoá giữa huyện Cát Tiên và tỉnh Bình Dương thêm thuận tiện.
Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho lưới điện quốc gia khá ổn định, gồm Nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW) và thủy điện Đại Ninh (công suất 300 MW); đang xây dựng 2 nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 (công suất 580 MW), các nhà máy điện diêzen Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang với tổng công suất 4,16 MW. Hiện nay tỉnh có đã quy hoạch kêu gọi đầu tư 60 dự án thủy điện vừa và nhỏ, 100% số xã có điện đến trung tâm.
Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có nhà máy cấp nước
Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước Bảo Lộc, công suất
10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500
m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện.
Hệ thống bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thông hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu tư. Đến hết năm 2007,
100% xa đã có điện thoại, 105 điểm bưu điện văn hoá xã. Có 229.000 máy điện
2.3 Thực trạng phát triển du lịch Lâm Đồng 2.3.1 Tình hình du lịch Lâm Đồng
Giá trị gia tăng GDP du lịch
Bảng 2.1 Giá trị gia tăng GDP toàn tỉnh
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
GDP toàn Tỉnh 9.330.682 12.548.062 16.250.257
Trong đó:
1. Nông lâm ngư nghiệp 4.681.991 6.506.327 8.244.907
% so với GDP 50,18 51,85 50,74
2. Công nghiệp, xây dựng 1.817.282 2.434.739 3.267.164
% so với GDP 19,48 19,40 20,11
3. Khu vực dịch vụ 2.831.409 3.606.996 4.738.186
% so với GDP 30,34 28,75 29,15
Trong đó du lịch 285.142 346.631 445.897 % so với GDP 3,06 2,76 2,74
(Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng 2008)
Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2006 - 2008 tăng bình quân hàng năm là 0,94. Trong đó, GDP của ngành du lịch chỉ tăng trưởng 0,37. Đây là sự tăng trưởng thấp trong tổng thu nhập kinh tế địa phương, chưa khẳng định là một nguồn thu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Tỉnh. Hiện nay Tỉnh