Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 81 - 83)

Xây dựng thành phố Đà Lạt đến năm 2012 trở thành đô thị du lịch, là trung tâm du lịch của vùng, của cả nước và khu vực; lượng khách bình quân hàng năm tăng từ 10 – 15%. Đến năm 2015 đón trên 4 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 15 – 17%, số ngày lưu trú đạt từ 2,5 – 2,7 ngày/khách; tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 73 – 75% trong tổng GDP của thành phố; số phòng đạt chuẩn khách sạn gắn sao từ 3.000 – 3.500 phòng đạt 35% tổng số phòng kinh doanh lưu trú. Ngành du lịch Lâm Đồng hướng tới phát triển du lịch chất lượng cao; xây dựng môi trường du lịch thân thiện và bền vững, tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái, văn hóa; phát triển du lịch chất lượng cao theo

hướng đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, phát triển và khôi

phục các ngành nghề truyền thống…; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ những người làm du lịch; tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý nhà nước, vận động của mặt trận, đoàn thể quần chúng và vai trò của người dân tham gia phát triển du lịch chất lượng cao.

Công bố và triển khai quy hoạch tổng thể về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Lâm Đồng đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, hoàn thành quy hoạch chi tiết về du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch; khôi phục một số làng nghề truyền thống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở các địa bàn dân cư dân tộc trong tỉnh.

Đầu tư xây dựng chiến lược bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, văn hóa ứng xử của người Lâm Đồng “thanh lịch, hiền hòa, mến khách”, quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao nhằm tạo điều kiện phát huy các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển du lịch.

Ngoài ra, hoa cũng là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành Du lịch Lâm Đồng không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tư chuyên đề về du lịch gắn với hoa sẽ góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Lâm Đồng. Tuy nhiên, phát triển du lịch hoa kết hợp với canh tác nông nghiệp sẽ là mô hình phát triển mới cho ngành hoa Lâm Đồng như phát triển các tuyến du lịch sinh thái tham quan các làng

hoa, trang trại hoa, vườn hoa; tổ chức các hoạt động du lịch canh nông cho du

khách được tham gia vào quy trình trồng và sản xuất hoa; sử dụng sản phẩm hoa cắt cành, hoa khô, hoa ép chân không làm quà lưu niệm cho du khách… sẽ làm phong

phú và đa dạng hơn cho sản phẩm du lịch Đà Lạt, đồng thời phát huy được hết lợi

thế của du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là tạo cơ hội cho người nông dân có thêm hướng phát triển mới cho cây hoa dựa vào các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)