Cho vay theo nhóm tương hỗ Châu Mỹ La tinh

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 26)

Mô hình nhóm tương hỗ thường cho vay đến từng thành viên trong các nhóm từ khoảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo món vay đế thay thế cho tài sản thế chấp truyền thống. Mô hình này được phát triển bởi tổ chức ACCION International ở Mỹ La tinh và đã được áp dụng bởi nhiều tổ chức tài chính vi mô.

Phương pháp cho vay: Khách hàng thường là những doanh nghiệp nhỏ

thuộc khu vực phi chính thức, chẳng hạn các nhà buôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn tương đối nhỏ. Các thành viên trong nhóm cùng bảo đảm việc hoàn trả món vay, và việc tiếp cận tới các món vay tiếp theo phụ thuộc vào sự hoàn trả thành công bởi tất cả các thành viên của nhóm. Mô hình này được kết hợp với các dịch vụ cung cấp kỹ thuật. Các món vay được các cán

bộ tín dụng quyết định, và được giải ngân được thực hiện đối với người đứng đầu nhóm tại văn phòng chi nhánh, người này sẽ chịu trách nhiệm phân phối đến từng thành viên trong nhóm.

Các thành viên trong nhóm thường nhận được số tiền vay bằng nhau, những món vay sau có thể linh hoạt hơn. Số tiền và thời hạn vay được tăng lên sau thời gian tham gia tín dụng và đảm bảo rằng người vay vốn đủ năng lực quản lý nguồn vốn lớn hơn. Các khoản tiết kiệm thường được đòi hỏi nhưng nhiều khi được khấu trừ từ số tiền vay vào thời điểm giải ngân món vay chứ không phải nhất thiết đòi hỏi khách hàng phải tiết kiệm trước khi nhận được món vay.

Sản phẩm: Số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoảng từ 100 đến

2000 USD. Những món vay sau đó không có giới hạn trên, lãi suất thường được tính cao và phí dịch vụ cũng được tính gộp. Các khoản tiền tiết kiệm thường được yêu cầu như là một phần của món vay. Có rất ít các khoản tiết kiệm tự nguyện được cung cấp.

Khách hàng: hầu hết là ở thành thị và bao gồm cả phụ nữ lẫn nam giới,

những người có thu nhập nhỏ và trung bình.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 25 - 26)