Xây dựng hiệp hội hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 98)

Hiện tại đã có nhóm công tác tài chính vi mô, tuy nhiên các tác động của nhóm có giới hạn. Vì vậy việc thành lập một hiệp hội TCVM cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức thành viên là một trong những vấn đề cấp thiết. Vai trò của hiệp hội là:

- Hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật cho các thành viên: có thể hiệp hội không trực tiếp tổ chức đào tạo, nhưng có thể hỗ trợ thiết lập một danh mục đào tạo và cơ sở dữ liệu về chuyên gia tư vấn. Các chuyên gia tư vấn liên kết và biên soạn một chương trình đào tạo bao gồm đánh giá nhu cầu đào tạo, và tiến hành đào tạo có giám sát chất lượng đào tạo một cách nghiêm túc. Các cơ sở đào tạo nên mang tính chất thương mại, và lý tưởng nhất là khu vực tư nhân. Để hỗ trợ hoạt động, trong thời gian đầu các tổ chức đào tạo có thể được tài trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đào tạo.

- Giám sát hoạt động và đưa ra chuẩn mực so sánh: Hiệp hội khuyến khích các tổ chức áp dụng các cách thức quản lý chung bao gồm các chỉ số và phương pháp tính toán, báo cáo, và hệ thống sổ sách hay phần mềm kế toán.

- Điều phối hoạt động tài trợ: Có thể nhận vốn từ các nhà tài trợ và chuyển vốn cho các tổ chức đủ năng lực quản lý. Hiệp hội có thể bảo lãnh cho các tổ chức vay vốn từ nhà tài trợ hoặc các tổ chức thương mại khác.

- Vận động chính sách: Với tiếng nói của mình thông qua kết quả các cuộc nghiên cứu cụ thể hiệp hội vận động các nhà làm chính sách và các cơ quan có liên quan đưa ra một khuôn khổ pháp lý và chính sách thuận lợi cho hoạt động TCVM.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 98)