Thực trạng hoạt động qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

Hai QTD Yến Mao và Phượng Mao do Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) hỗ trợ thành lập từ năm 1996 với cách thức tiếp cận theo mô hình ngân hàng Grameen. Cả hai mô hình được xây dựng dựa trên nguyên tắc xây dựng nguồn vốn tại chổ kết hợp với nguồn vốn bên ngoài để cho vay một khoản nhỏ không thế chấp trong thời gian ngắn hạn, với lãi suất đủ trang trải và tuân theo một phương pháp trả góp. Nguồn vốn hình thành từ cộng đồng thông qua hình thức tiết kiệm định mức và tiết kiệm tự nguyện.

Các dự án cho vay từng khoản nhỏ để phục vụ sản xuất nhỏ hoặc bổ sung vốn lưu động trong sản xuất của hộ gia đình. Các dự án bắt đầu cho vay từng khoản nhỏ và tăng dần. Các dự án cho vay theo nguyên tắc không thế

chấp nhưng có đảm bảo tư cách người vay, thời hạn vay ngắn, tiền gốc và lãi được trả dần hàng tháng.

Tính chất: Qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ là một loại hình tổ chức hoạt

động trong lĩnh vực tín dụng vi mô theo mô hình hợp tác xã do phụ nữ làm chủ.

Mục đích lâu dài: QTD thành lập nhằm phát triển kinh tế, nâng cao

năng lực quản lý tài chính cho phụ nữ và gia đình họ thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn vay nhỏ. Ngoài ra quỹ tín dụng giúp cho các thành viên tham gia một thói quen tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày, tăng cường quan hệ giữa các phụ nữ trong cộng đồng.

Mục tiêu của quỹ:

- Xây dựng một tổ chức kinh tế bền vững hoạt động trong lĩnh vực tín dụng nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính. Qũy tín dụng hoạt động trên nguyên tắc tự trang trải về tài chính, theo nguyên tắc này thì các nguồn thu từ lãi của QTD sẽ trang trải cho các khoản chi phí như chi lãi tiết kiệm định mức, sau đó sẽ phân bổ cho các hoạt động khác theo một tỷ lệ nhất định mà Quy chế quỹ tín dụng đề ra.

- Cải thiện mức sống của gia đình các thành viên tham gia thông qua tăng thu nhập nhờ có tích luỹ bằng tiết kiệm, có vốn kịp thời và thuận lợi để đầu tư sản xuất. Một trong những ưu điểm của QTD là đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của thành viên một cách nhanh nhanh nhất. Bên cạnh đó với hình thức hoàn trả vốn theo từng tháng giúp thành viên giảm nhẹ ghánh nặng vay vốn và tạo thói quen tiết kiệm của từng thành viên tham gia.

- Nâng cao vị thế của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo trong đời sống gia đình và xã hội thông qua cung cấp vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, và hỗ trợ các thành viên sử dụng vốn một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w