Ngân hàng làng xã tự quản

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 29)

Ngân hàng làng xã tự quản được thiết lập và quản lý bởi hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với những ngân hàng làng xã phụ vụ nhu cầu của cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm người từ 30 đến 50 người. Mô hình này được khởi xướng bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc tế, vào giữa những năm 1980.

Phương pháp cho vay: Chương trình hỗ trợ phân loại những làng có

liên hệ xã hội cao và nhu cầu thiết lập một ngân hàng làng xã được thể hiện rất rõ ràng. Cộng đồng trong làng sẽ xác định cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng làng xã. Họ sẽ bầu ra một ban quản lý và ủy ban tín dụng hoặc hai đến ba nhà quản lý. Những ngân hàng làng xã tự quản huy động tiết kiệm và cho vay ngắn hạn đối với dân làng trên cơ sở cá nhân, chương trình tài trợ không cung cấp tín dụng cho ngân hàng làng xã, ngân hàng phải dựa vào khả năng huy động tiết kiệm của nó.

Sau một hoặc hai năm, ngân hàng làng xã xây dựng một hệ thống hoặc hiệp hội phi chính thức để họ có thể thảo luận những vấn đề thực tại và cố gắng giải quyết những khó khăn. Hiệp hội hoạt động giống như một hệ thống trung gian và chuyển giao tín dụng với các ngân hàng làng xã với khu vực tài chính chính thức. Do quá trình quản lý tập trung hóa cao, các dịch vụ trọng yếu được giới hạn bởi ngân hàng làng xã, và điều đó đảm bảo khả năng bền vững tài chính của nó.

Sản phẩm: Những sản phẩm này bao gồm có tiết kiệm, tài khoản vãng

lai và tiền gửi kỳ hạn. Các món vay thường là ngắn hạn và là món vay cung cấp vốn lưu động, không có sự liên hệ trực tiếp nào giữa số tiền vay và khả năng tiết kiệm của thành viên, lãi suất được thiết lập bởi từng làng tùy theo kinh nghiệm của nó với các khoản tiết kiệm truyền thống và sự kết hợp các món vay. Các vùng càng xa thì lãi suất có xu hướng càng tăng. Các món vay

cho cá nhân nên tài sản thế chấp là cần thiết, tuy nhiên hoạt động thu hồi vốn vay chủ yếu dựa trên sức ép của làng xã. Ban quản lý của ngân hàng làng xã được đào tạo thường xuyên.

Khách hàng: khách hàng chủ yếu của ngân hàng thường ở vùng nông

thôn và bao gồm cả nam và nữ giới với mức thu nhập thấp trung bình và có khả năng tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w