Phát triển thị trường dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 93 - 96)

Mở rộng nhóm đối tượng mục đích: Lựa chọn thị trường mục tiêu phụ

thuộc vào mục tiêu của những người cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cũng như nhu cầu có thể đoán trước đối với các dịch vụ tài chính. Thị trường mục tiêu của một tổ chức được chia làm hai phần: thị trường mục tiêu trực tiếp và thị trường mục tiêu gián tiếp.

Mục tiêu trực tiếp đề cập tới sự phân bố một khoản tiền nhất định để cung cấp tín dụng cho một lĩnh vực kinh tế hay một nhóm dân cư nào đó. Mục tiêu trực tiếp của các QTD là đáp ứng nhu cầu về tín dụng vi mô cho các nhóm người bị thiệt thòi như người nghèo, người dân tộc. Các sản phẩm của QTD hướng vào người nghèo như phương pháp hoàn trả gốc và lãi nhiều lần, cho vay món nhỏ, lãi suất có thể cao hơn ở thị trường chính thức...Mục tiêu gián tiếp có nghĩa là các sản phẩm và dịch vụ sẽ được thiết kế và nhằm hướng vào những người còn nằm ngoài thị trường mục tiêu trực tiếp.

Mục tiêu trực tiếp của QTD thành lập nhằm cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo. Sau một thời gian hoạt động, hoạt động của QTD đã góp phần tác động đến đời sống của các thành viên tham gia, đặc biệt là người nghèo. Trong những năm trở lại đây, khi đời sống của thành viên ngày được nâng cao, nhu cầu vốn dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, vì vậy QTD không thể tiếp tục với những khoản vay nhỏ, mà cần mở rộng các hình thức vay khác với quy mô nguồn vốn lớn hơn. Việc tăng quy mô cho vay vốn đối với thành viên sẽ đúng trong trường hợp khi tỷ lệ số thành viên đang vay vốn cao, khả năng tồn quỹ lớn. Đồng thời mở rộng nhóm đối tượng mục tiêu gián tiếp của tổ chức với các hộ không nghèo, các cá thể kinh doanh và các thành viên không nhất thiết phải là phụ nữ. Tuy nhiên vẫn tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của tổ chức TCVM.

Liên kết phát triển thị trường: phần lớn QTD hoạt động khá độc lập về

tài chính và các hoạt động khác, những mối liên kết hiện tại chỉ là tham gia các hoạt động như hội thảo trao đổi kinh nghiệm về quản lý. Các mối liên kết về tài chính gần như chưa có. Vì vậy trong thời gian tiếp theo cần phải có mối liên hệ giữa các QTD với nhau trong lĩnh vực cung cấp tài chính cho các thành viên của tổ chức khác khi họ có nhu cầu. Muốn vậy cần hình thành một mạng lưới giữa các QTD với nhau, tạo thành một tổ chức lớn mạnh về quy

mô tài chính và thành viên, để từ đó có thể liên kết với các tổ chức cùng cung cấp tín dụng khác.

Khi mối liên kết giữa các QTD với nhau, đặc biệt là đối với các tổ chức có quy mô nhỏ, sẽ có những điều tiết về nguồn vốn, từ đó tạo điều kiện để mở rộng đối tượng khách hàng, đáp ứng được các nhu cầu vay vốn khác nhau. Mặt khác khi tạo liên kết, sẽ tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý, chia sẻ những rủi ro trong quá trình hoạt động. Quá trình liên kết sẽ tạo sức mạnh mạng lưới, từ đó có những tác động trong việc vận động chính sách, tìm thêm các nguồn tài trợ bên ngoài, và tạo cơ hội để thực hiện hoạt động cho vay theo ủy thác.

Một vấn đề đặt ra cho các tổ chức nhỏ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 28 của Chính phủ do không đáp ứng được điều kiện về nguồn vốn và thành viên thì khi liên kết lại với nhau sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Nghị định, để từ đó có những cơ hội tiếp cận với các tổ chức cùng cung cấp dịch vụ tài chính vi mô chính thức.

Liên kết cung cấp dịch vụ tín dụng theo ủy thác: Hiện tại NHNo và

NHCSXH đã thực hiện công tác vay vốn qua các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân hay Hội cựu chiến binh mà chưa trực tiếp thông qua QTD. Nếu xét một cách khách quan về năng lực quản lý tài chính cũng như thị trường cung cấp dịch vụ thì QTD sẽ hiệu quả hơn các tổ chức khác. Vì vậy trong thời gian tới, QTD cần xây dựng tổ chức vững mạnh và là đại lý cho các tổ chức cung cấp tín dụng lớn khác như NHNo hay NHCSXH. Điều này sẽ đáp ứng được quan điểm về hoạt động tài chính vi mô là nguồn vốn của nhà tài trợ nên chỉ là những hỗ trợ tạm thời trong thời gian đầu, nó nên được sử dụng để xây dựng năng lực cho các tổ chức. Điều quan trọng là nhà tài trợ nên hỗ trợ các QTD liên kết với các tổ chức tài chính chính thức, và khi đạt đến thời điểm tự đứng vững sẽ không cần đến sự hỗ trợ của các nhà tài trợ nữa.

Với Nghị định 28, các QTD sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn của các tổ chức cũng như cá nhân ở trong và ngoài nước, nhờ đó có thể huy động nhiều nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của tổ chức mình. Tuy nhiên để làm được điều này, các QTD cần xây dựng tổ chức, đặc biệt là tình hình tài chính và chất lượng của các báo cáo của tổ chức đủ để đáp ứng các quy định và yêu cầu về tài chính.

Ngoài việc liên kết với các tổ chức cùng cung cấp dịch vụ tín dụng, QTD cần liên kết với các tổ chức phi chính phủ hay các chương trình dự án đang hoạt động tại địa phương để quản lý thực hiện các dự án nhỏ. QTD có thể coi như một tổ chức đấu thầu các hoạt động dự án nhỏ của các nhà tài trợ trong và ngoài nước. Đây thực sự là hoạt động cần thiết do: BQL và các thành viên QTD đã quen với các cách thức thực hiện dự án, họ có mối liên kết chặt chẽ để đảm bảo dự án được thực hiện thành công. Mặt khác, khi tổ chức thực hiện các dự án nhỏ, các thành viên sẽ có thêm các dịch vụ hỗ trợ nhằm sử dụng nguồn vốn được tốt hơn, đảm bảo QTD bền vững và thu hút thêm được nhiều thành viên tham gia.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w