Mở rộng các dịch vụ cung cấp

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 98)

Liên kết với các nhà sản xuất dịch vụ nông nghiệp: Như đã nêu ra ở

phần trên, việc cạnh tranh giữa các QTD với các tổ chức tài chính vi mô chính thức như NHNo, NHCSXH dựa trên lãi suất sẽ rất khó được thực hiện do các tổ chức này nhận được sự hỗ trợ và bao cấp của Chính phủ. Vì vậy, các QTD cần cạnh tranh theo hướng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau vay vốn như tư vấn về khoa học kỹ thuật, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao thông qua liên kết với các nhà sản xuất dịch vụ nông nghiệp phù hợp với địa phương.

Các QTD với số thành viên lớn tại các vùng nông thôn là một thị trường tiềm năng của các nhà cung cấp dịch vụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy

nhiên hiện nay việc phối hợp giữa các QTD với các nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp còn nhiền hạn chế do các cán bộ quản lý QTD chưa thực sự năng động trong khai thác thế mạnh này, ngoài ra có một lý do quan trọng là các QTD chưa có tư cách pháp nhân trong thực hiện các hợp đồng hay cam kết với các nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, khi các QTD thỏa mãn các yêu cầu được quy định trong Nghị định 28, tổ chức sẽ có tư cách pháp nhân thì việc phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.

Cung cấp dịch vụ trung và dài hạn: loại hình dịch vụ cho vay hiện tại và

thông dụng nhất của các QTD chỉ mới là vay ngắn hạn trong một năm, hình thức vay trung hạn và dài hạn vẫn chưa được QTD phát triển và mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ với lý do về năng lực quản lý. Như vậy, nhu cầu vay vốn của các thành viên có quy mô lớn hơn sẽ không được đáp ứng, điều này sẽ không thực sự bền vững tại một số địa phương khi đời sống được nâng cao thì những phương thức trên cần phải được xem xét lại. Vì vậy trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên cũng như đủ kinh nghiệm trong chiến lược liên kết với các tổ chức cung cấp tín dụng khác thì QTD cần phát triển đồng thời nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn.

Các nguồn vốn vay trung và dài hạn cần được triển khai dựa vào năng lực của tổ chức bao gồm năng lực quản lý và nguồn vốn đáp ứng cho hình thức này. Ngoài ra, cần phải xem xét điều kiện ràng buộc cho các hình thức vay vốn này, cũng như xem xét kế hoạch sử dụng vốn vay của các thành viên vay vốn. Hay nói cách khác, cần phải đánh giá một cách toàn diện trước khi đưa ra một sản phẩm tín dụng mới, và cần triển khai thí điểm trước khi nhân rộng.

Một phần của tài liệu Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 98)