Số liệu được thu thập và xử lý sơ bộ bằng chương trình Microsoft Excel, sau đó được phân tích phương sai bằng mô hình Tuyến tính Tổng quát (General Linear Model) của chương trình Minitab 16.1.0. Để xác định mức độ khác biệt ý nghĩa của các nghiêm thức dựa vào nghiệm thử Tukey ở mức ý nghĩa 5%.
31
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm
Trong suốt quá trình tiến hành đề tài chúng tôi nhận thấy sức khỏe đàn gà khá tốt, tình trạng sản xuất phát triển ổn định. Mặc dù trên đàn gà cũng có một số trường hợp bị viêm mắt, viêm mũi nhưng phát hiện kịp thời nên tỷ lệ bệnh không đáng kể. Đàn gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng đúng qui trình kỹ thuật của trại.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ trực tiếp lên đàn gà trong quá trình thí nghiệm thể hiện qua (Biểu đồ 4.1 và 4.2).
Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ trong chuồng nuôi
0 10 20 30 40 50 60 70 80 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42Tuần % Ẩm độ sáng Ẩm độ chiều 0 5 10 15 20 25 30 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42Tuần
32
Biểu đồ 4.2 Ẩm độ trong chuồng nuôi
Trong tất cả các yếu tố của tiểu khí hậu, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hởng đến năng suất và sức khỏe của gà. Trong suốt thời gian thí nghiệm, khoảng nhiệt độ buổi sáng (24,00 – 25,350C), ẩm độ buổi sáng (77,57 – 79,78%) và nhiệt độ buổi chiều (27,10 – 28,850C), ẩm độ buổi chiều (69,29 – 71,66%). Theo Dương Thanh Liêm (1999), thì nhiệt độ chuồng nuôi sau tuần thứ 5 tốt nhất cho gà là 180C – 220C và ẩm độ là 60% – 75%. Nhiệt độ trên 270C làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn của gà (Oarad et al, 1981). Hơn nữa khi nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu tới độ dày vỏ trứng (Sloan and Harms, 1982). Mối tương quan nghịch giữa mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày và nhiệt độ trong chuồng nuôi. Khi nhiệt độ tăng thì tiêu thụ thức ăn của gà giảm.
4.2 Khối lượng đầu kỳ và cuối kỳ của gà thí nghiệm
Khối lượng đầu kỳ và cuối kỳ của gà thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Khối lượng đầu kỳ và cuối kỳ của gà thí nghiệm (g/con) (TB ± SD)
NT DC BQ150 BQ200 BQ250 P
KLĐK, kg 1,88 ± 0,09 1,87 ± 0,05 1,87 ± 0,05 1,88 ± 0,06 >0,05 KLCK, kg 1,97 ± 0,10 1,96 ± 0,08 2,02 ± 0,09 1,95 ± 0,08 >0,05
Bổ sung bột quế không ảnh hưởng khối lượng cơ thể của gà vào cuối 10 tuần trong thời gian thí nghiệm, KLDK và KLCK của gà thí nghiệm giữa các NT không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Thời điểm gà bắt đầu thí nghiệm khối lượng khoảng 1,87 – 1,88 kg, khối lượng này tương đương so với tiêu chuẩn gà Hisex Brown (2006) ở tuần tuổi 33 là 1,88 kg. Điều này không ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ của gà. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng cuối kỳ các nghiệm thức có sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Số liệu này cao hơn so với chuẩn Hisex Brown (2006) ở tuần tuổi 42 là 1,93 kg.
Khối lượng cơ thể của các NT có bổ sung quế 200mg cao hơn các NT có bổ sung bột quế khác và cao hơn DC. Mặc dù các NT không có ý nghĩa thống kê nhưng thí nghiệm phù hợp với kết quả của Jamroz và Kamel (2002), cho rằng gà ăn có kết hợp các loại đầu thảo dược (Capsaicin, Carvacrol và Cinnamaldehyde) cho thấy tăng khối lượng cơ thể hơn đối chứng.
33
4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất trứng và tỷ lệ đẻ của gà của gà
4.3.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất trứng (NST)
Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất trứng được thể hiện qua (Bảng 4.2)
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của bột quế lên năng suất trứng (trứng/mái)
Tuần tuổi DC BQ150 BQ200 BQ250 SEM P
NST33 6,57 6,72 6,65 6,52 0,14 >0,05 NST34 6,52 6,70 6,60 6,52 0,16 >0,05 NST35 6,68 6,58 6,38 6,48 0,19 >0,05 NST36 6,65 6,60 6,60 6,58 0,17 >0,05 NST37 6,70 6,78 6,70 6,50 0,16 >0,05 NST38 6,40 6,70 6,65 6,60 0,17 >0,05 NST39 6,68 6,73 6,80 6,68 0,12 >0,05 NST40 6,58 6,75 6,38 6,68 0,16 >0,05 NST41 6,70 6,68 6,78 6,70 0,11 >0,05 NST42 6,60 6,78 6,40 6,68 0,17 >0,05 ∑NST, trứng/mái 66,07 67,00 65,92 65,92 1,17 >0,05
Năng suất trứng giữa các NT có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Năng suất trứng của các NT qua các tuần tuổi có sự tăng giảm không đều, trong đó NT DC (6,40 – 6,70 trứng/mái) có NST tăng liên tục trong 5 tuần, sau đó giảm đột ngột ở tuần 38 và tăng đến cuối tuần của thí nghiệm, điều này giống với tình hình gà của toàn trại, lý do có thể là do gà bị bệnh, giảm lượng ăn ảnh hưởng tới năng suất trứng. Ở NT BQ150 (6,58 – 6,78 trứng/mái), và 2 NT còn lại (6,38 – 6,80 trứng/mái). Năng suất trứng trung bình ở các NT từ 33 – 42 tuần tuổi (65,92 – 67,00 trứng/mái). Từ kết quả trên cho thấy, khi bổ sung bột quế vào khẩu phần cải thiện được năng suất trứng, tăng sức đề kháng giảm bệnh.
34
4.3.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ
Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ qua các tuần thể hiện qua Bảng 4.3 như sau:
35
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ (%)
Tuần tuổi DC BQ150 BQ200 BQ250 SEM P
TLD33 93,93 96,07 95,00 93,21 2,05 >0,05 TLD34 93,21 95,71 94,29 93,21 2,26 >0,05 TLD35 95,36 93,93 91,07 92,50 2,73 >0,05 TLD36 95,00 94,28 94,28 93,92 2,45 >0,05 TLD37 95,71 96,78 95,71 92,85 2,29 >0,05 TLD38 91,43 95,71 95,00 94,28 2,40 >0,05 TLD39 95,36 96,07 97,14 95,35 1,75 >0,05 TLD40 93,93 96,42 91,07 95,35 2,28 >0,05 TLD41 95,71 95,35 96,78 95,71 1,62 >0,05 TLD42 94,29 96,78 91,42 95,35 2,24 >0,05 Tỷ lệ đẻ TB 94,39 95,71 94,18 94,18 1,67 >0,05
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ đẻ của các NT qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở DC TLD (93,93 – 95,71%), các nghiệm thức còn lại TLD (91,42 – 97,14%). Ở nghiệm thức DC thì đỉnh đẻ cao nhất từ 34 – 37 tuần tuổi và sau đó tăng giảm không ổn định. Còn các NT bổ sung bột quế có TLD cao hơn so với DC và có xu hướng kéo dài và ổn định cho đến tuần cuối thí nghiệm, mặc dù TLD nghiệm thức BQ200 (91,07% ở tuần 35, 40) và BQ250 (92,50% ở tuần 35) là thấp nhất có thể là do ảnh hưởng của nhiệt độ,gà bị stress, giảm ăn dẫn đến đẻ giảm. Việc bổ sung 150mg bột quế trong khẩu phần là tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại.
Một số tài liệu về cây thuốc có tác dụng kháng khuẩn (Valero và Salmeron, 2003), các hoạt động khác như chất chống oxy hóa (Botsoglou et al, 2002; Giannenas et al, 2005; và Florou-Paneri et al., 2006). Do đặc tính như chất chống oxy hóa, dưỡng chất trong thức ăn được giữ lại, gà ăn nhiều, ức khỏe tốt nên các NT bổ sung bột quế có TLD cao hơn so với DC. Nhìn chung tỷ lệ đẻ ở các nghiệm thức cao hơn chuẩn Hisex Brown (2006) trung bình giai đoạn 33 – 42 tuần là 93,25%.
36
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ của gà 4.4.1 Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày) 4.4.1 Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày)
Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ/gà được thể hiện qua Bảng 4.4 như sau:
37
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên TTTĂ/gà qua các tuần tuổi (g/gà/ngày) Nghiệm thức DC BQ100 BQ150 BQ200 SEM P T33 110.02 109.68 109.74 109.68 2.19 >0,05 T34 122.84 124.92 123.63 123.19 1.35 >0,05 T35 124.13 123.03 121.68 119.63 1.69 >0,05 T36 121.18 119.96 117.24 116.90 2.59 >0,05 T37 123.27 120.30 119.43 118.20 2.10 >0,05 T38 122.20 121.07 117.71 116.84 2.27 >0,05 T39 113.25 113.48 113.10 112.73 0.60 >0,05 T40 112.82 112.72 111.62 111.04 0.81 >0,05 T41 113.69 114.23 114.20 113.66 0.44 >0,05 T42 113.19 113.36 112.52 111.76 0.61 >0,05
Tiêu tốn thức ăn trên gà của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuần đầu thí nghiệm có TTTĂ (g/gà/ngày) của các nghiệm thức thấp nhất (109,68 – 110,02 g/gà/ngày) và kết quả này thấp hơn so với chuẩn Hisex Brown (2006) là 115 g/gà/ngày. Các nghiệm thức từ 34 – 38 tuần tuổi có TTTĂ (g/gà/ngày) tăng đột ngột (116,90 – 124,13 g/gà/ngày), lí do này cũng giống như tình hình chung của trại. Sau đó kéo dài đến cuối thời gian thí nghiệm thì TTTĂ (g/gà/ngày) của các nghiệm thức giảm xuống thấp hơn so với chuẩn Hisex Brown (2006) là 114 g/gà/ngày.
Qua bảng 4.4 thì TTTĂ/gà ở DC (110,02 – 124,13 g/gà/ngày), còn các nghiệm thức còn lại thì (109,68 – 123,03 g/gà/ngày). Từ kết quả trên cho thấy khi bổ sung bột quế vào khẩu phần giúp cải thiện tiêu tốn thức ăn trên gà, có thể là do các vật liệu có trong bột quế như cinnamaldehyde được coi là kích thích tố tiêu hóa. Chiết xuất quế đã được báo cáo để kích thích hệ thống tiêu hóa gia cầm, cải thiện chức năng gan và enzyme tiêu hóa (AI-Kassie, 2009).
4.4.2 Tiêu tốn thức ăn (g/trứng)
Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ/trứng thể hiện qua Bảng 4.5 như sau:
39
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn trên trứng của các nghiệm thức qua các tuần (g/trứng)
Nghiệm thức DC BQ100 BQ150 BQ200 SEM P TTTA33 117,84 114.71 116,03 118,45 3,98 >0,05 TTTA34 133,19 132,00 133,08 133,99 3,17 >0,05 TTTA35 130,85 131,31 135,29 130,18 3,70 >0,05 TTTA36 127,87 127,63 125,29 124,45 2,87 >0,05 TTTA37 129,89 125,14 125,05 127,83 3,89 >0,05 TTTA38 134,50 126,70 124,25 124.40 2,79 >0,05 TTTA39 119,35 118,37 118,37 118,77 2,37 >0,05 TTTA40 121,03 117,18 123,52 117,09 3,30 >0,05 TTTA41 119,20 120,03 118,09 119,33 2,24 >0,05 TTTA42 120,98 117,39 123,91 117,91 3,27 >0,05
Số liệu được trình bày bảng 4.4 cho thấy tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi ở các nghiệm thức sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giai đoạn 34 – 38 tuần tuổi có TTTĂ cao nhất giống với tình hình chung của trại. Ở DC TTTĂ từ 117,84 – 134,50g, các nghiệm thức còn lại từ 116,03g – 135,29g. Các nghiệm thức có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn chuẩn Hisex Brown (2006) giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi 114 – 115g. Có một bằng chứng cho thấy các loại thảo mộc, gia vị và chiết xuất từ thực vật khác nhau có đặc tính kích thích thèm ăn, tiêu hóa và kháng khuẩn (Kamel, 2001). Các loại cây có chất thơm như quế, húng tây và các loại tinh dầu từ chúng, được sử dụng để có hiệu suất tốt trên hệ thống tiêu hóa của gia cầm.
Abdalla et al., (2011), cho rằng khi bổ sung bột quế ở mức 1g/kg thức ăn trên gà Gimmizad thì tiêu tốn thức ăn các giai đoạn 33 – 36 tuần tuổi là 125,9 g và giai đoạn 37 – 40 tuần tuổi là 126,7 g. Sự khác biệt này có thể là do giống, điều kiện địa lí và môi trường. Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lượng ăn vào của gà như nhiệt độ, ẩm độ, độ bụi trong thức ăn, độ thông thoáng trong chuồng nuôi, strees, các chất khí bốc lên từ phân.
40
4.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng
Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế của các nghiệm thức lên chất lượng trứng thể hiện qua Bảng 4.6 như sau:
41
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng
Nghiệm thức DC BQ150 BQ200 BQ250 SEM P Khối lượng trứng, g 63,93 61,13 63,20 61,13 0,98 >0,05 Chỉ số hình dáng 1,25 1,25 1,27 1,26 0,01 >0,05 Chỉ số lòng trắng đặc 0,11 0,11 0,11 0,11 0,00 >0,05 Chi số lòng đỏ 0,42a 0,39ab 0,42a 0,38b 0,01 <0,05 Tỷ lệ lòng trắng, % 63,62a 64,67a 64,53a 61,82b 0,47 <0,05 Tỷ lệ lòng đỏ, % 26,82ab 25,89b 25,79b 28,14a 0,41 <0,05 Màu lòng đỏ 9,6 10,0 9,6 9,6 0,18 >0,05 Đơn vị Haugh 90,39 90,59 90,46 90,40 0,13 >0,05 Tỷ lệ vỏ, % 9,56 9,48 9,68 10,03 0,28 >0,05 Độ dày vỏ, mm 0,42 0,41 0,41 0,41 0,01 >0,05
Ghi chú: a,b trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Khối lượng trứng (g): khối lượng trứng của các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn số liệu chuẩn gà Hisex Brown (2008) giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi từ 62,4 – 63,4g.
Chỉ số hình dáng: Chỉ số hình dáng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chỉ số hình dáng là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, bảo quản trứng thương phẩm. Kết quả này nằm trong khoảng cho phép của Bùi Hữu Đoàn (2009) dao động từ 1,0 – 1,45.
Chỉ số lòng trắng đặc: chỉ số lòng trắng đặc ở các nghiệm thức DC, BQ150, BQ200, và BQ250 là tương đương nhau (0,11) không có khác biệt về mặt thống kê (P>0,05). Kết quả này phù hợp với Bùi Hữu Đoàn (2011), chỉ số lòng trắng đặc (0,08 – 0,09). Như vậy, chỉ số lòng trắng đặc không phụ thuộc vào hàm lượng bổ sung bột quế mà phụ thuộc vào loài, giống, cá thể.
Đơn vị Haugh (HU): đơn vị HU của các nghiệm thức (90,39 – 90,59), có sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa (P>0,05). Đơn vị Haugh cũng là một chỉ tiêu quan khối để đánh giá chất lượng trứng, nó phụ thuộc vào chiều cao lòng trắng đặc. Kết quả này cao hơn số liệu tiêu chuẩn gà Hisex Brown (2008) là 83.
42
Tỷ lệ vỏ trứng: chỉ tiêu này phụ thuộc vào hàm lượng Ca có trong thức ăn và tỷ lệ thuận với tỷ lệ độ dày vỏ. Các NT có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Độ dày vỏ: ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức BQ150, BQ200, BQ250 đều bằng nhau là (0,41mm) và DC (0,42mm). Số liệu này nằm trong khoảng cho phép của Bùi Hữu Đoàn (2011) đưa ra về độ dày vỏ (0,2 – 0,6mm). Độ dày vỏ bị ảnh hưởng bởi lượng Ca trong khẩu phần do đó bổ sung bột quế không ảnh hưởng tới việc tạo vỏ trứng.
Màu lòng đỏ: là một chỉ tiêu quan trong để hấp dẫn người tiêu dùng, quyết định chất lượng lòng đỏ. Nhìn chung màu lòng đỏ ở các nghiệm thức đều đạt chỉ tiêu chất lượng trứng tốt (>7) (Lã Thị Thu Minh, 1997).
Chỉ số lòng đỏ: chỉ số lòng đỏ giữa các nghiệm thức sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nghiệm thức DC, BQ200 là bằng nhau (0,42), tiếp theo là BQ150
(0,39) và thấp nhất là nghiệm thức BQ250 (0,38). Kết quả này phù hợp với Bùi Hữu Đoàn (2011) đưa ra về chỉ số lòng đỏ (0,4 – 0,5).
Tỷ lệ lòng trắng đặc: chỉ số lòng trắng đặc và tỷ lệ lòng trắng là hai chỉ tiêu quyết định chất lượng lòng trắng. Tỷ lệ lòng trắng giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể, cao nhất ở BQ150 (64,67%), kế tiếp là BQ200
(64,53%), DC (63,62%) và thấp nhất là nghiệm thức BQ250 (61,82%). Kết quả của 4 nghiệm thức đều cao hơn so với tiêu chuẩn của Bùi Hữu Đoàn và ctv (2011) là 56,8%. Ngoài ra, số này cao hơn so với Abdalla (2011) bổ sung khẩu phần 1g bột quế/kg TĂ trên gà gimmizah là 53,8%.
Tỷ lệ lòng đỏ: tỷ lệ lòng đỏ bị ảnh hưởng bởi thức ăn bổ sung vào khẩu phần giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cao nhất ở nghiệm thức BQ250 (28,14%), tiếp theo là DC (26,82%), BQ150 (25,89%) và thấp nhất BQ200
(25,79%). Kết quả này thấp hơn so với chuẩn của Bùi Hữu Đoàn (2011) là 31,6%. Từ những kết quả trên cho thấy, bổ sung bột quế vào khẩu phần giúp cải thiện chất lượng trứng. Trong đó, khi gà ăn khẩu phần 150mg bột quế/kg TĂ cho kết quả chất lượng trứng tốt hơn các khẩu phần còn lại về màu sắc, tỷ lệ lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng dày hơn.
43
4.6 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi thí nghiệm tuần tuổi thí nghiệm
Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi thí nghiệm thể hiện qua Bảng 4.7 như sau:
44
Bảng 4.7: Ảnh hưởng bổ sung bột quế lên chất lượng trứng của gà qua các tuần
Nghiệm thức T33 T37 T42 SEM P Khối lượng trứng, g 62,35 61,25 63,45 0,85 >0,05 Chỉ số hình dáng 1,27a 1,26ab 1,24b 0,01 <0,05 Chỉ số lòng trắng đặc 0,11 0,11 0,11 0,01 >0,05 Chi số lòng đỏ 0,42a 0,40ab 0,39b 0,01 <0,05 Tỷ lệ lòng trắng, % 63,58 63,38 64,00 0,40 >0,05 Tỷ lệ lòng đỏ, % 26,83 26,57 26,56 0,36 >0,05 Màu lòng đỏ 9,70 9,45 9,95 0,16 >0,05 Đơn vị Haugh 90,30 90,57 90,51 0,11 >0,05 Tỷ lệ vỏ, % 9,59 10,04 9,43 0,25 >0,05 Độ dày vỏ, mm 0,42a 0,40b 0,41ab 0,01 <0,05
Ghi chú: a,b trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Khối lượng trứng: qua các tuần có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống