2.6.4.1 Muối ăn
Mặc dù yêu cầu muối của các loại gia cầm tương đối thấp, nhưng hàm lượng thích hợp thì rất cần thiết, nếu thừa thì có độc tính cao và giảm sản lượng trứng. Lượng muối thừa trong khẩu phần sẽ dể gây ẩm ướt phân và chuồng nuôi. Một số thành phần thức ăn như bột cá, bột gluten bắp, bột thịt, sữa và bột hoa hướng dương có chứa hàm lượng Natri cao. Khi các thành phần đó được sử dụng, mức độ bổ sung muối (NaCl) trong khẩu phần phải được giảm xuống.
2.6.4.2 Phosphorus
Vai trò dinh dưỡng của phospho có liên quan chặt chẽ với calcium. Cả hai đều là thành phần của xương. Tỷ lệ calcium phospho trong khẩu phần ảnh hưởng đến sự hấp thu của cả hai yếu tố này, do một trong hai yếu tố đó sẽ làm cản trở sự hấp thụ và có thể làm giảm năng suất trứng, chất lượng vỏ và khả năng ấp nở.
23
Ngoài khả năng của nó trong xương, phospho đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, hoạt động trong quá trình chuyển hóa chất béo, và giúp điều tiết sự cân bằng axit – base của cơ thể.
2.6.4.3 Vitanmin D
Thừa vitamin D3 sẽ dẫn tới sự hấp thụ calcium tăng dẫn đến chứng tăng calcium huyết điều mà làm giảm năng suất trứng. Sự xuất hiện này có thể chịu đựng được 10 lần vitamin D3, cho yêu cầu của gà trong thời gian dài. Trong khoảng thời gian ngắn, gia cầm có thể chịu được tối đa 100 lần nhu cầu của chúng. Do đó dư vitamin D3 trong khẩu phần thì không thể xảy ra.
2.6.4.4 Mycotoxin
Nấm mốc có thể sản xuất mytocoxin có ảnh hưởng xấu đến sản lượng trứng và sức khỏe nói chung. Chúng có thể cản trở sự hấp thụ hoặc chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhất định, tùy thuộc vào mycotoxin riêng biệt. Rõ ràng sự thiếu calcium hoặc vitamin D3 có thể xảy ra khi thức ăn bị nhiễm mycotoxin dành cho gà mái đẻ. Ngoài ra, một số ảnh hưởng của kích thích tố có thể gây ra sự suy giảm trong sản xuất trứng. Các mycotoxin chính được quan tâm ở bắp là aflatoxin, sản xuất bởi các nấm aspergillus flavus. Việc lây nhiễm nấm mốc bắp cả trong lĩnh vực này và trong lưu trữ.