Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ của gà

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm hisex brown giai đoạn từ 33 42 tuần tuổi (Trang 48)

4.4.1 Tiêu tốn thức ăn (g/gà/ngày)

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ/gà được thể hiện qua Bảng 4.4 như sau:

37

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên TTTĂ/gà qua các tuần tuổi (g/gà/ngày) Nghiệm thức DC BQ100 BQ150 BQ200 SEM P T33 110.02 109.68 109.74 109.68 2.19 >0,05 T34 122.84 124.92 123.63 123.19 1.35 >0,05 T35 124.13 123.03 121.68 119.63 1.69 >0,05 T36 121.18 119.96 117.24 116.90 2.59 >0,05 T37 123.27 120.30 119.43 118.20 2.10 >0,05 T38 122.20 121.07 117.71 116.84 2.27 >0,05 T39 113.25 113.48 113.10 112.73 0.60 >0,05 T40 112.82 112.72 111.62 111.04 0.81 >0,05 T41 113.69 114.23 114.20 113.66 0.44 >0,05 T42 113.19 113.36 112.52 111.76 0.61 >0,05

Tiêu tốn thức ăn trên gà của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuần đầu thí nghiệm có TTTĂ (g/gà/ngày) của các nghiệm thức thấp nhất (109,68 – 110,02 g/gà/ngày) và kết quả này thấp hơn so với chuẩn Hisex Brown (2006) là 115 g/gà/ngày. Các nghiệm thức từ 34 – 38 tuần tuổi có TTTĂ (g/gà/ngày) tăng đột ngột (116,90 – 124,13 g/gà/ngày), lí do này cũng giống như tình hình chung của trại. Sau đó kéo dài đến cuối thời gian thí nghiệm thì TTTĂ (g/gà/ngày) của các nghiệm thức giảm xuống thấp hơn so với chuẩn Hisex Brown (2006) là 114 g/gà/ngày.

Qua bảng 4.4 thì TTTĂ/gà ở DC (110,02 – 124,13 g/gà/ngày), còn các nghiệm thức còn lại thì (109,68 – 123,03 g/gà/ngày). Từ kết quả trên cho thấy khi bổ sung bột quế vào khẩu phần giúp cải thiện tiêu tốn thức ăn trên gà, có thể là do các vật liệu có trong bột quế như cinnamaldehyde được coi là kích thích tố tiêu hóa. Chiết xuất quế đã được báo cáo để kích thích hệ thống tiêu hóa gia cầm, cải thiện chức năng gan và enzyme tiêu hóa (AI-Kassie, 2009).

4.4.2 Tiêu tốn thức ăn (g/trứng)

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đến TTTĂ/trứng thể hiện qua Bảng 4.5 như sau:

39

Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn trên trứng của các nghiệm thức qua các tuần (g/trứng)

Nghiệm thức DC BQ100 BQ150 BQ200 SEM P TTTA33 117,84 114.71 116,03 118,45 3,98 >0,05 TTTA34 133,19 132,00 133,08 133,99 3,17 >0,05 TTTA35 130,85 131,31 135,29 130,18 3,70 >0,05 TTTA36 127,87 127,63 125,29 124,45 2,87 >0,05 TTTA37 129,89 125,14 125,05 127,83 3,89 >0,05 TTTA38 134,50 126,70 124,25 124.40 2,79 >0,05 TTTA39 119,35 118,37 118,37 118,77 2,37 >0,05 TTTA40 121,03 117,18 123,52 117,09 3,30 >0,05 TTTA41 119,20 120,03 118,09 119,33 2,24 >0,05 TTTA42 120,98 117,39 123,91 117,91 3,27 >0,05

Số liệu được trình bày bảng 4.4 cho thấy tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi ở các nghiệm thức sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giai đoạn 34 – 38 tuần tuổi có TTTĂ cao nhất giống với tình hình chung của trại. Ở DC TTTĂ từ 117,84 – 134,50g, các nghiệm thức còn lại từ 116,03g – 135,29g. Các nghiệm thức có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn chuẩn Hisex Brown (2006) giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi 114 – 115g. Có một bằng chứng cho thấy các loại thảo mộc, gia vị và chiết xuất từ thực vật khác nhau có đặc tính kích thích thèm ăn, tiêu hóa và kháng khuẩn (Kamel, 2001). Các loại cây có chất thơm như quế, húng tây và các loại tinh dầu từ chúng, được sử dụng để có hiệu suất tốt trên hệ thống tiêu hóa của gia cầm.

Abdalla et al., (2011), cho rằng khi bổ sung bột quế ở mức 1g/kg thức ăn trên gà Gimmizad thì tiêu tốn thức ăn các giai đoạn 33 – 36 tuần tuổi là 125,9 g và giai đoạn 37 – 40 tuần tuổi là 126,7 g. Sự khác biệt này có thể là do giống, điều kiện địa lí và môi trường. Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lượng ăn vào của gà như nhiệt độ, ẩm độ, độ bụi trong thức ăn, độ thông thoáng trong chuồng nuôi, strees, các chất khí bốc lên từ phân.

40

4.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế của các nghiệm thức lên chất lượng trứng thể hiện qua Bảng 4.6 như sau:

41

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng

Nghiệm thức DC BQ150 BQ200 BQ250 SEM P Khối lượng trứng, g 63,93 61,13 63,20 61,13 0,98 >0,05 Chỉ số hình dáng 1,25 1,25 1,27 1,26 0,01 >0,05 Chỉ số lòng trắng đặc 0,11 0,11 0,11 0,11 0,00 >0,05 Chi số lòng đỏ 0,42a 0,39ab 0,42a 0,38b 0,01 <0,05 Tỷ lệ lòng trắng, % 63,62a 64,67a 64,53a 61,82b 0,47 <0,05 Tỷ lệ lòng đỏ, % 26,82ab 25,89b 25,79b 28,14a 0,41 <0,05 Màu lòng đỏ 9,6 10,0 9,6 9,6 0,18 >0,05 Đơn vị Haugh 90,39 90,59 90,46 90,40 0,13 >0,05 Tỷ lệ vỏ, % 9,56 9,48 9,68 10,03 0,28 >0,05 Độ dày vỏ, mm 0,42 0,41 0,41 0,41 0,01 >0,05

Ghi chú: a,b trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Khối lượng trứng (g): khối lượng trứng của các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn số liệu chuẩn gà Hisex Brown (2008) giai đoạn 33 – 42 tuần tuổi từ 62,4 – 63,4g.

Chỉ số hình dáng: Chỉ số hình dáng giữa các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chỉ số hình dáng là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, bảo quản trứng thương phẩm. Kết quả này nằm trong khoảng cho phép của Bùi Hữu Đoàn (2009) dao động từ 1,0 – 1,45.

Chỉ số lòng trắng đặc: chỉ số lòng trắng đặc ở các nghiệm thức DC, BQ150, BQ200, và BQ250 là tương đương nhau (0,11) không có khác biệt về mặt thống kê (P>0,05). Kết quả này phù hợp với Bùi Hữu Đoàn (2011), chỉ số lòng trắng đặc (0,08 – 0,09). Như vậy, chỉ số lòng trắng đặc không phụ thuộc vào hàm lượng bổ sung bột quế mà phụ thuộc vào loài, giống, cá thể.

Đơn vị Haugh (HU): đơn vị HU của các nghiệm thức (90,39 – 90,59), có sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa (P>0,05). Đơn vị Haugh cũng là một chỉ tiêu quan khối để đánh giá chất lượng trứng, nó phụ thuộc vào chiều cao lòng trắng đặc. Kết quả này cao hơn số liệu tiêu chuẩn gà Hisex Brown (2008) là 83.

42

Tỷ lệ vỏ trứng: chỉ tiêu này phụ thuộc vào hàm lượng Ca có trong thức ăn và tỷ lệ thuận với tỷ lệ độ dày vỏ. Các NT có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Độ dày vỏ: ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức BQ150, BQ200, BQ250 đều bằng nhau là (0,41mm) và DC (0,42mm). Số liệu này nằm trong khoảng cho phép của Bùi Hữu Đoàn (2011) đưa ra về độ dày vỏ (0,2 – 0,6mm). Độ dày vỏ bị ảnh hưởng bởi lượng Ca trong khẩu phần do đó bổ sung bột quế không ảnh hưởng tới việc tạo vỏ trứng.

Màu lòng đỏ: là một chỉ tiêu quan trong để hấp dẫn người tiêu dùng, quyết định chất lượng lòng đỏ. Nhìn chung màu lòng đỏ ở các nghiệm thức đều đạt chỉ tiêu chất lượng trứng tốt (>7) (Lã Thị Thu Minh, 1997).

Chỉ số lòng đỏ: chỉ số lòng đỏ giữa các nghiệm thức sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nghiệm thức DC, BQ200 là bằng nhau (0,42), tiếp theo là BQ150

(0,39) và thấp nhất là nghiệm thức BQ250 (0,38). Kết quả này phù hợp với Bùi Hữu Đoàn (2011) đưa ra về chỉ số lòng đỏ (0,4 – 0,5).

Tỷ lệ lòng trắng đặc: chỉ số lòng trắng đặc và tỷ lệ lòng trắng là hai chỉ tiêu quyết định chất lượng lòng trắng. Tỷ lệ lòng trắng giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể, cao nhất ở BQ150 (64,67%), kế tiếp là BQ200

(64,53%), DC (63,62%) và thấp nhất là nghiệm thức BQ250 (61,82%). Kết quả của 4 nghiệm thức đều cao hơn so với tiêu chuẩn của Bùi Hữu Đoàn và ctv (2011) là 56,8%. Ngoài ra, số này cao hơn so với Abdalla (2011) bổ sung khẩu phần 1g bột quế/kg TĂ trên gà gimmizah là 53,8%.

Tỷ lệ lòng đỏ: tỷ lệ lòng đỏ bị ảnh hưởng bởi thức ăn bổ sung vào khẩu phần giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cao nhất ở nghiệm thức BQ250 (28,14%), tiếp theo là DC (26,82%), BQ150 (25,89%) và thấp nhất BQ200

(25,79%). Kết quả này thấp hơn so với chuẩn của Bùi Hữu Đoàn (2011) là 31,6%. Từ những kết quả trên cho thấy, bổ sung bột quế vào khẩu phần giúp cải thiện chất lượng trứng. Trong đó, khi gà ăn khẩu phần 150mg bột quế/kg TĂ cho kết quả chất lượng trứng tốt hơn các khẩu phần còn lại về màu sắc, tỷ lệ lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng dày hơn.

43

4.6 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi thí nghiệm tuần tuổi thí nghiệm

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên chất lượng trứng qua các tuần tuổi thí nghiệm thể hiện qua Bảng 4.7 như sau:

44

Bảng 4.7: Ảnh hưởng bổ sung bột quế lên chất lượng trứng của gà qua các tuần

Nghiệm thức T33 T37 T42 SEM P Khối lượng trứng, g 62,35 61,25 63,45 0,85 >0,05 Chỉ số hình dáng 1,27a 1,26ab 1,24b 0,01 <0,05 Chỉ số lòng trắng đặc 0,11 0,11 0,11 0,01 >0,05 Chi số lòng đỏ 0,42a 0,40ab 0,39b 0,01 <0,05 Tỷ lệ lòng trắng, % 63,58 63,38 64,00 0,40 >0,05 Tỷ lệ lòng đỏ, % 26,83 26,57 26,56 0,36 >0,05 Màu lòng đỏ 9,70 9,45 9,95 0,16 >0,05 Đơn vị Haugh 90,30 90,57 90,51 0,11 >0,05 Tỷ lệ vỏ, % 9,59 10,04 9,43 0,25 >0,05 Độ dày vỏ, mm 0,42a 0,40b 0,41ab 0,01 <0,05

Ghi chú: a,b trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Khối lượng trứng: qua các tuần có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), khối lượng trứng có sự biến động qua các tuần, cao nhất tuần 42 (63,45g), thấp nhất là tuần 37 (61,25g). So với chuẩn của Hisex Brown (2006) qua các tuần 33, 37 và 42 lần lượt là 61,2g, 62,2g và 63,1g. Khối lượng trứng qua các tuần cao hơn chuẩn của gà Hisex Brown, riêng tuần 37 thì thấp hơn.

Chỉ số hình dáng: chỉ số hình dáng có ý nghĩa quan trọng trong vận chuyển, bảo quản và đóng gói. Qua bảng 4.6 số liệu chỉ số hình dáng qua các tuần khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), qua các tuần thì có xu hướng giảm dần, cao nhất là tuần 33 (1,27), tiếp theo tuần 37 (1,26) và thấp nhất là tuần 42 (1,24). Chỉ số hình dáng nằm trong khoảng cho phép của Bùi Hữu Đoàn (2011) là 1,13 – 1,67.

Chỉ số lòng đỏ: chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng lòng đỏ, chỉ số này càng cao thì chất lượng càng tốt, chỉ số lòng đỏ qua các tuần tuổi có chiều hướng giảm dần, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuần cao nhất là 33 (0,42), kế tiếp tuần 37 (0,40) và thấp nhất là tuần 42 (0,39). Chỉ số lòng đỏ qua các tuần đều đạt yêu cầu.

Chỉ số lòng trắng đặc: chỉ số lòng trắng giữa các tuần tuổi không có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), không có sự thay đổi tuần 33, 37 và 42 đều bằng nhau (0,11). Kết quả này đều cao hơn so với Bùi Hữu Đoàn (2011) là 0,08 – 0,09.

45

Màu sắc: ảnh hưởng rất quan khối đến chất lượng lòng đỏ, là yếu tố quan khối đến mỹ quan của người tiêu dùng. Qua các tuần tuổi có sự biến động nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, màu lòng đỏ cũng đạt tiêu chuẩn trứng tốt (>7) của Lã Thị Thu Minh (1997).

Tỷ lệ thành phần của trứng: tỷ lệ thành phần của trứng bao gồm tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ lòng trắng và tỷ lệ vỏ qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả về tỷ lệ lòng đỏ, tỷ lệ vỏ thấp hơn so với Bùi Hữu Đoàn (2012), vì 3 chỉ tiêu này có mối tương quan với nhau nên tỷ lệ lòng trắng sẽ cao hơn, tỷ lệ thành phần trứng lần lượt là 56,8%, 31,6% và 11,6%.

Đơn vị Haugh: chỉ số Haugh là đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiêu cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau. Haugh qua các tuần không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Độ dày vỏ: chất lượng trứng là một chỉ tiêu quan khối trong vận chuyển, bảo quản và đóng gói. Qua các tuần độ dày vỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Bổ sung vào bột quế vào khẩu phần không làm tăng độ dày vỏ.

4.7 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đối với nghiệm thức và tuần lên chất lượng trứng. lên chất lượng trứng.

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế đối với nghiệm thức và tuần lên chất lượng trứng thể hiện qua Bảng 4.8 như sau:

46

Bảng 4.8a: Ảnh hưởng của bột quế lên chất lượng trứng của các nghiệm thức giữa các tuần Nghiệm thức Tuần tuổi KL (g) CSHD CSLT CSLD MLD DC 33 64,00 1,25 0,11 0,47a 9,40 37 62,80 1,24 0,11 0,40abc 9,60 42 65,00 1,25 0,10 0,39bc 9,80 BQ150 33 61,40 1,24 0,11 0,42abc 10,00 37 61,20 1,27 0,11 0,39bc 10,00 42 60,80 1,24 0,12 0,37bc 10,00 BQ200 33 63,60 1,29 0,09 0,42abc 9,80 37 61,40 1,27 0,12 0,43ab 9,00 42 64,60 1,24 0,12 0,42abc 10,00 BQ250 33 60,40 1,28 0,09 0,36c 9,60 37 59,60 1,26 0,12 0,39bc 9,20 42 63,40 1,25 0,11 0,38bc 10,00 SEM 1,70 0,14 0,01 0,01 0,32 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 >0,05

Ghi chú: a,b trong cùng một hàng những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

47

Bảng 4.8b: Chất lượng trứng của các nghiệm thức giữa các tuần Nghiệm thức Tuần tuổi TLLT (%) TLLD (%) TLV (%) Haugh DDV (mm) DC 33 62,81 27,24 9,95 90,47 0,43 37 62,76 27,39 9,85 90,52 0,42 42 65,28 25,83 8,89 90,19 0,42 BQ150 33 64,45 26,42 9,11 90,54 0,44 37 64,40 25,52 10,09 90,51 0,38 42 65,13 25,67 9,20 90,71 0,40 BQ200 33 65,13 25,18 9,69 90,07 0,42 37 65,01 25,51 9,48 90,63 0,39 42 63,44 26,68 9,89 90,69 0,42 BQ250 33 61,92 28,49 9,59 90,14 0,42 37 61,38 27,87 10,75 90,64 0,39 42 62,18 28,06 9,76 90,43 0,41 SEM 0,81 0,72 0,49 0,22 0,12 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

Khối lượng trứng của các nghiệm thức qua các tuần tuổi có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức có bổ sung bột quế có khối lượng trứng thấp hơn so với DC. Điều này chứng tỏ bột quế bổ sung vào khẩu phần không làm tăng khối lượng trứng.

Màu lòng đỏ (MLD): màu sắc lòng đỏ của các nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, màu sắc của các nghiệm thức có bổ sung bột quế có màu đậm hơn, cao nhất là nghiệm thức BQ150 và nghiệm thức DC là thấp nhất. Có thể nói là bột quế rất có ý nghĩa trong quá trình tạo màu lòng đỏ.

48

Chỉ số hình dáng: CSHD của các nghiệm thức qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức có bổ sung cho kết quả cao hơn DC nhưng không đáng kể và thấp hơn so với kiến nghị của Bùi Hữu Đoàn (2012) là 1,32.

Chỉ số lòng đỏ: CSLD của các nghiệm thức qua các tuần khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Qua bảng 4.8 cho thấy chỉ số lòng đỏ của nghiệm thức DC là cao nhất, và càng trở về sau của tuần thí nghiệm thì có xu hướng giảm xuống. CSLD giảm có ảnh hưởng bởi tỷ lệ nước, làm biến dạng hình dáng của lòng đỏ. Vì vậy, bột quế bổ sung vào khẩu phần chỉ có tác dụng tạo màu chứ không làm cho lòng đỏ lớn hơn.

Chỉ số lòng trắng: tương tác giữa các nghiệm thức với tuần tuổi không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nghiệm thức BQ150 có chỉ số lòng trắng cao nhất, các nghiệm thức có xu hướng tăng về gần các tuần cuối. Nghiệm thức DC có chỉ số lòng trắng thấp nhất.

Thành phần tỷ lệ của trứng qua các tuần tuổi của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhìn chung thì tỷ lệ thành phần của trứng của nghiệm thức DC cao hơn, do đó khối lượng trứng cao hơn các nghiệm thức còn lại. Chỉ số Haugh (HU): HU của các nghiệm thức qua các tuần khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức có bổ sung bột quế thì chỉ số HU tăng dần ở giai đoạn các tuần cuối thí nghiệm. Giai đoạn đầu thí nghiệm gà dể bị strees do nhiệt, chưa quen với mùi của thức ăn có bổ sung bột quế, dần về sau thì do sự ổn định thức ăn, giúp nâng cao chất lượng của trứng.

Độ dày vỏ: DDV của các nghiệm thức tương tác qua các tuần có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Việc bổ sung bột quế không làm tăng độ dày vỏ của trứng.

49

4.8 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức

Nghiệm thức DC BQ150 BQ200 BQ250 Số ngày thí nghiệm 70 70 70 70 Số gà thí nghiệm, con 40 40 40 40 Tiền 1 kg thức ăn, đồng 9800 9809 9812 9815 TTTĂ toàn kỳ, kg 351,32 344,53 348,01 345,07 Tổng chi phí thức ăn, đồng 3.442.936 3.379.495 3.414.674 3.386.862

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm hisex brown giai đoạn từ 33 42 tuần tuổi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)