Calci trong thức ăn: calci được hấp thu vào những giờ buổi sáng, sau đó tăng lên trong suốt 4 giờ trước khi mặt trời lặn. Gà đẻ rộ vào 10 – 11 giờ sáng. Sự hình thành vỏ trứng vào 4 – 5 giờ sáng. Nếu khẩu phần thiếu Ca gà sẽ ăn nhiều thức ăn để bù vào sự thiếu hụt đó. Nếu Ca ở dạng bột hoàn toàn sẽ làm giảm tiêu thụ thức ăn dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng làm giảm năng suất trứng và vỏ trứng mỏng. Nên cho ăn Ca ở dạng mãnh, cục (sỏi hoặc vỏ sỏi) (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Thiếu Ca làm cho vỏ trứng mỏng và làm giảm độ bền của vỏ. Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền cao hơn là dinh dưỡng. Ngược lại độ đậm nhạt của lòng đỏ là do sắc tốt có trong thức ăn quyết định. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng như tuổi gà, cường độ và thời gian chiếu sáng, thời gian nghỉ đẻ vào mùa đông và thời gian kéo dài của sự đẻ trứng (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
24
Đối với gà đẻ trứng có thể chịu khí hậu lạnh 150C và nóng 38 – 400C. Tuy nhiên, vào thời kỳ đẻ trứng, nếu nhiệt độ môi trường dưới 150C hoặc trên 300C sẽ ảnh hưởng tới sức đẻ trứng và khối lượng trứng và tỷ lệ hao hụt tăng.
Ngoài ra, theo Nguyễn Xuân Bình (2000), có nhiều nguyên nhân làm giảm tỷ lệ đẻ trứng: khẩu phần thức ăn thiếu đạm, thiếu Ca, P, vitamin D, strees nhiệt, tiếng ồn, và độ thông thoáng trong chuồng nuôi.
Tuổi gà càng lớn, lượng thức ăn giảm cũng ảnh hưởng tới khối lượng trứng vì lượng axit amin cần thiết không đủ nhu cầu để sản xuất (Morris và Gous, 1988). Ví dụ, khối lượng trứng sản xuất bởi gà hơn 38 tuần tuổi đã được giảm xuống bằng cách hạn chế lượng methionine tới 270 mg mỗi gà hàng ngày, so với ăn 300 mg methionine mỗi gà hàng ngày (Peterson et al., 1983). Một đánh giá của 12 bài báo khoa học chỉ ra rằng, cũng như hầu hết hạn chế mức độ axit amin giảm dưới mức yêu cầu, khối lượng trứng và tỷ lệ sản xuất trứng giảm. Mức giảm này xảy ra cho đến khi khối lượng trứng giảm xuống còn khoảng 90% tối đa. Giảm hơn nữa axit amin chỉ giảm tỷ lệ sản lượng trứng. Một ngoại lệ với những ảnh hưởng chung của acid amin đầy đủ và khối lượng trứng xảy ra với tryptophan, nhờ đó mà sự thiếu hụt axit amin này sẽ xảy ra hiện tượng giảm khối lượng trứng (Jensen et al., 1990).
25
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM