Giới thiêu chung về cây quế và sản phẩm quế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm hisex brown giai đoạn từ 33 42 tuần tuổi (Trang 25)

2.3.1 Đại cương

Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (QuảngNinh).

Hình 2.2 Quế và sản phẩm từ quế

(Nguồn: quevietnam.com/dep-hai-huong-que_dm48_sp10_vn.aspx)

2.3.2 Tên loài

Cây quế tên khoa học là Cinnamomum Cassia thuộc họ long não (Lauraceae). Tên tiếng anh là Cinnamon, tên thông thường là cây quế, ở Việt Nam, nhân dân ta gọi với tên gọi khác nhau theo từng địa phương như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế.

Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15 m, đường kính thân cây có thể đạt 1,3 m. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá, có ba gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm. Quế lá to trưởng thành dài từ 18 – 20 cm, quế lá nhỏ từ 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ cây màu xám và hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, trong đó vỏ cây có chứa nhiều tinh dầu nhất. Tinh dầu quế có màu vàng, thành phần chủ yếu là Cinnamaldehyde chiếm khoảng 70 – 90%. Cây quế

14

sinh trưởng đến 8 hoặc 10 tuổi thì ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa ra thành từng chùm, hoa nhỏ bằng nửa hạt gạo, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4, 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quế có bộ rễ phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng đan rộng và đan chéo vào nhau, vì vậy cây quế có khả năng sống tốt ở những vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc nhỏ ưa bóng râm, khi lớn thì cần nhiều ánh sáng và khi trưởng thành thì hoàn toàn chịu sáng. Tinh dầu quế có vị cay, thơm, ngọt nên rất được ưa chuộng.

Quế là một loại cây có yêu cầu tương đối đặc biệt về điều kiện tự nhiên và phát triển được ở một số nơi nhất định ở miền nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao. Cây quế phát triển thích hợp trên loại đất mùn xốp, thoáng nước, có độ dốc 10 – 200C, cây ưa mát với nhiệt độ trung bình 20 – 250C, ẩm độ trung bình 85 – 90%. Do đặc tính yêu cầu về tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu như vậy nên trên thế giới chỉ có một số nước mới có điều kiện thuận lợi để cho cây quế phát triển như Việt Nam, Trung quốc, Indonesia, Ấn Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga. Song ở những nơi này cây quế cũng chỉ có thể sinh trưởng được ở một số vùng nhất định, do vậy cây quế từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới.

Tất cả các bộ phận của cây quế đều có giá trị sử dụng cho một số ngành sản xuất. Vỏ quế có thể dùng vào việc chữa bệnh, gia vị thực phẩm, đồ dùng gia đình, vv. Gỗ quế có thể dùng để chế tạo các đồ dùng như bàn ghế, tủ, đồ mỹ nghệ, cành lá có thể dùng làm củi đốt. Tuy nhiên vỏ quế lại là bộ phận có giá trị nhất vì tinh dầu quế được chưng cất chủ yếu từ vỏ cây.

Cây quế ngoài thành phần chủ yếu là Cinnamaldehyde, còn chứa nhiều chất khác như protein, chất nhầy, gum, coumarin,... các chất này có công dụng trong một số lĩnh vực như y học để làm thuốc chữa bệnh, trong công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Ngày nay, người ta thường tách lấy andehyde từ cây quế rồi chuyển hóa thành những chất thơm có giá trị khác. Trong công nghiệp thực phẩm quế được dùng làm gia vị để chế biến bánh kẹo, chất định hương, trong công nghiệp hàng tiêu dùng, quế được dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng, nước hoa, dầu chải, phấn sáp,... Nhiều nơi trên thế giới, người ta đã biết dùng quế làm gia vị thực phẩm cách đây hàng trăm năm. Ngày nay, quế, hồ tiêu, sa nhân, đinh hương, gừng,... đã trở thành một tập đoàn gia vị có giá trị phù hợp với khẩu vị của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hơn nữa, khi y học hiện đại phát triển, người ta lại phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh của cây quế (Nguyễn Đình Bàn, 2006).

Một số nghiên cứu về Cinnamaldehyde ở MIC (396) có tác dụng kháng vi khuẩn, nấm như: Staphylococus (Cosentino et al, 1999), Candida albicals (Ali-

15

shtayeh et al, 1997 và Cosentino et al, 1999), Salmonella Typhimurium (Helander

et al, 1998 và Cosentino et al, 1999).

2.3.3 Tầm quan trọng của cây quế

Theo Nguyễn Đình Bàn (2006) trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế, xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế.

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh, đinh cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

2.3.4 Sinh thái và khí hậu

Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 210C – 230C , ẩm độ bình quân trên 80%. Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pHKCL khoảng 5 – 6, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granit, riolit. Quế không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng, khô, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô. độ cao thích hợp thường thấy từ 300 – 700 m (độ cao tuyệt đối). Nhân dân các vùng có quế cho biết lên cao hơn cây quế có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống cây cũng ngắn hơn.

Gần đây công tác giao đất, giao rừng cho hộ nông dân ở các vùng quế đang được đẩy mạnh. Mỗi hộ gia đình được giao bình quân 3 – 5 ha, hộ nhiều từ 8 – 10 ha, đất được giao ổn định trong 40 – 50 năm. Khi được giao các hộ đều sử dụng đúng mục đích. Nhiều vùng nương rẫy, đất hoang hoá trước đây đang dần dần phủ xanh bằng cây quế.

Gây trồng quế là công việc năng nhọc và tốn kém, hiện trường sản xuất ngoài trời; phụ thuộc vào tự nhiên, địa hình vùng núi dốc, giao thông khó khăn. Quế là cây dài ngày, chu kỳ sản xuất ít nhất là 10 – 15 năm mới cung cấp được sản phẩm

16

chính. Quá trình tạo rừng quế có thể chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn tạo giống và cây con, giai đoạn trồng rừng và giai đoạn chăm sóc và bảo vệ rừng.

Do hạn chế của nền sản xuất tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hâu, quảng canh, chủ yếu là lao động thủ công bằng chân tay nên sản xuất quế vẫn nằm trong tình trạng nhỏ bé, phân tán, năng suất chất lượng lao động thấp, kỹ thuật cũng đang dừng lại ở những kinh nghiệm truyền thống.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất quế còn quá nghèo nàn: công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thiết bị và cơ sở để chế biến quế, thiếu sân phơi, thiếu kho chứa hàng, thiếu bao gói sản phẩm bởi vậy sản phẩm rất dễ bị mục, mốc, chất lượng không cao. Về lao động nhìn tổng thể là thiếu lao động và chất lượng lao động không cao, đặc biệt là lao động thời vụ. Do thiếu lao động và chất lượng lao động thấp nên năng suất lao động không cao, rất hạn chế đến tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất quế. Hệ thống kinh tế thị trường trong kinh doanh quế chưa phát triển, chưa gắn kết được sản xuất và thị trường, thông tin thị trường về quế còn yếu và chậm. Có nhiều triển vọng hợp tác quốc tế về sản xuất tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu khoa học về cây quế ở Việt Nam (Nguyễn Đình Bàn, 2006).

2.3.5 Sử dụng và công dụng của cây quế 2.3.5.1 Cách sử dụng 2.3.5.1 Cách sử dụng

Từ xa xưa nhân dân các dân tộc nước ta đã nhận biết được lợi ích của cây quế và sử dụng quế vào nhiều mục đích. Trước hết quế được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng.

2.3.5.2 Công dụng của cây quế

Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” trang 263 “… Nhục quế vị ngọt cay tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp…” Một trong những tính chất đặc trưng của cây quế là làm tăng khả năng chống lạnh của cơ thể người và động vật nên quế rất được ưa chuộng ở xứ lạnh. Quế không chỉ được dùng làm gia vị cho con người mà nó còn được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. Ở một số nước có ngành chăn nuôi phát triển, người ta còn dùng các loại quế kém phẩm chất hay các sản phẩm phụ của quế pha trộn với các loại thức ăn khác để sản xuất thức ăn tổng hợp nhằm kích thích

17

tiêu hoá và phòng bệnh cho gia súc đặc biệt là vào mùa đông. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm, diệt khuẩn vùng miệng, đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, giảm strees, kéo dài thời gian sản xuất của gia cầm đẻ.

2.4 Chu kỳ sản xuất trứng của gia cầm

Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), gia cầm hướng trứng yêu cầu đẻ trên 270 trứng trên năm đẻ trứng đầu tiên. Các giống gà siêu trứng hiện nay thường đẻ trên 300 trứng/năm. Chu kỳ đẻ trứng của gia cầm diễn ra theo quy luật 3 pha:

Pha 1: là giai đoạn gà hướng trứng thường bắt đầu đẻ lúc 18 – 20 tuần tuổi, sau đó tỷ lệ đẻ tăng nhanh đến 30 – 32 tuần tuổi có thể đạt 95 – 97% và duy trì đỉnh cao này đến 34 – 35 tuần tuổi.

Pha 2: giai đoạn từ 35 – 50 tuần tuổi tỷ lệ đẻ bắt đầu giảm xuống, nhưng khối lượng trứng và khối lượng cơ thể gà không giảm, giai đoạn cuối pha gà mái có biểu hiện tích lũy mỡ do đó làm cho tỷ lệ đẻ giảm còn 75 – 80%.

Pha 3: từ tuần thứ 50 trở đi. Tỷ lệ đẻ giảm xuống, đến 66 tuần tuổi thì còn 60 – 70% và thường thì gà sẽ kết thúc giai đoạn đẻ trứng ở đây. Khối lượng trứng giảm, nhưng chi phí thức ăn để sản xuất trứng tăng lên vì nhu cầu dinh dưỡng lúc này chính là để sinh trưởng, hay là giai đoạn vổ béo.

Người ta thường căn cứ vào đồ thị đẻ trứng, tỷ lệ đẻ, giá trứng hoặc giá gà con trên thị trường mà quyết định gà mái vào thời điểm thích hợp, nhằm mag lại hiệu quả kinh tế cao.

2.5 Thành phần hóa học của trứng gà Bảng 2.6: Thành phần hóa học của trứng gà (%) Bảng 2.6: Thành phần hóa học của trứng gà (%) Thành phần Toàn quả trứng (%) Trứng đã bỏ vỏ (%) Lòng đỏ (%) Lòng trắng (%) Vỏ và màng (%) Toàn trứng 100 - 31,0 58.0 11,0 Nước 65 75,0 48,0 87,0 2,0 Protein 12 12,0 17,5 11,0 4,5 Mỡ 11 11,0 32,5 0,2 - Đường 1 0,5 1,0 1,0 -

18

Khoáng 11 1,5 1,0 0,8 93,5

19

Bảng 2.7: Hàm lượng vitamin trứng gà tính trong 100g vật chất khô

Toàn bộ Lòng đỏ Lòng trắng Vitamin A, mg 0,2 0,03-1,2 - Vitamin D, IU 200 100-400 - Vitamin E, mg 1 3 - Vitamin K, mg 0,02 - - Vitamin B1, mg 0,15 0,3 - Vitamin B2, mg 0,4 - -

Niaxi (axit của a.nicotinic), mg 0,1 0,05 0,01

Vitamin B12, mg 0,05 18 0,1

Axit Pantotenic, mg 0,7 7.2 0,1

(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)

Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), trứng có rất nhiều vitamin nhưng thiếu vitamin C. Trong lòng trắng chỉ có dấu vết mỡ và 12,1% chất khô. Mỡ có màu từ vàng nhạt đến vàng thẫm và chứa các chất triglixerit của các axit béo: palmitic, stearic, oleic và axit béo tự do và axit glixerinophosphoric. Sắc tố vàng của lòng đỏ (vitellolutein) không phải là phẩm động vật của trao đổi chất mà cấu tạo từ chất màu có nguồn gốc thực vật. Những sắc tố vàng và đỏ trong lòng đỏ trứng gà không phải được tổng hợp trong cơ thể mà chuyển từ thức ăn vào trứng. Tùy theo số lượng các sắc tố mà lòng đỏ có màu đậm nhạt, những màu khác nhau này là do tương quan số lượng giữa các hợp phần có màu riêng biệt quyết định.

20

Những thành phần chủ yếu của protit lòng đỏ là vitellin (3/4 chất protit), albumin nhân, livetin và cả những chất có chứa lưu huỳnh của hai protein này ở dạng sản phẩm thủy phân của chúng là tyrosine, trytophane và cystine. Trong số các chất khoáng thường gặp nhiều phosphat, Fe và Ca có nhiều hơn trong lòng trắng.

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sản xuất trứng ở gà

Theo Jacob et al (2009) thì chu kỳ đẻ của đàn gà thường bao gồm khoảng 12 tháng. Sự sản xuất bắt đầu khi gà đạt khoảng 18 – 22 tuần tuổi, tùy thuộc vào giống và mùa. Sự sản xuất của đàn tăng mạnh và đạt đến đỉnh cao khoảng 90% vào khoảng 6 – 8 tuần sau đó. Sau đó sự sản xuất giảm còn khoảng 65% sau 12 tháng. Có nhiều yếu tố xấu có thể ảnh hưởng sản xuất trứng, sản xuất trứng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tiêu thụ thức ăn (chất lượng và số lượng), uống nước, cường độ và thời gian của ánh sáng nhận được, nhiễm ký sinh trùng, tật, quản lý và yếu tố môi trường.

2.6.1 Tuổi gà

Gà có thể sống nhiều năm và tiếp tục đẻ trứng trong những năm này. Tuy nhiên, sau hai hay ba năm nhiều gà mái giảm đáng kể năng suất. Điều này khác nhau rất nhiều từ những giống gia cầm. Tuổi đẻ tốt sẽ nằm trong khoảng 50 – 60 tuần tuổi, sau đó có một khoảng thời gian còn lại gọi là thay lông. Đến tuổi đẻ kém và gà mái già sẽ thay lông, năng suất sẽ giảm dần.

2.6.2 Dinh dưỡng của gà đẻ

Gà đẻ đòi hỏi một chế độ ăn uống hoàn toàn cân bằng để duy trì sản xuất trứng lớn nhất. Dinh dưỡng không tương xứng có thể là nguyên nhân làm cho gà mái ngừng đẻ. Cung cấp không đầy đủ năng lượng, protein hoặc calcium có thể làm giảm sản lượng trứng. Đây là lý do tại sao nó thì rất quan trọng để cung cấp cho gà mái đẻ với một nguồn cung cấp dinh dưỡng cân bằng. Ăn ngũ cốc, thức ăn hỗn tạp và các phụ phế phẩm sẽ gây ra các chế độ ăn uống của gà dễ bị mất quân

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên năng suất và chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm hisex brown giai đoạn từ 33 42 tuần tuổi (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)