Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ qua các tuần thể hiện qua Bảng 4.3 như sau:
35
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột quế lên tỷ lệ đẻ (%)
Tuần tuổi DC BQ150 BQ200 BQ250 SEM P
TLD33 93,93 96,07 95,00 93,21 2,05 >0,05 TLD34 93,21 95,71 94,29 93,21 2,26 >0,05 TLD35 95,36 93,93 91,07 92,50 2,73 >0,05 TLD36 95,00 94,28 94,28 93,92 2,45 >0,05 TLD37 95,71 96,78 95,71 92,85 2,29 >0,05 TLD38 91,43 95,71 95,00 94,28 2,40 >0,05 TLD39 95,36 96,07 97,14 95,35 1,75 >0,05 TLD40 93,93 96,42 91,07 95,35 2,28 >0,05 TLD41 95,71 95,35 96,78 95,71 1,62 >0,05 TLD42 94,29 96,78 91,42 95,35 2,24 >0,05 Tỷ lệ đẻ TB 94,39 95,71 94,18 94,18 1,67 >0,05
Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ đẻ của các NT qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở DC TLD (93,93 – 95,71%), các nghiệm thức còn lại TLD (91,42 – 97,14%). Ở nghiệm thức DC thì đỉnh đẻ cao nhất từ 34 – 37 tuần tuổi và sau đó tăng giảm không ổn định. Còn các NT bổ sung bột quế có TLD cao hơn so với DC và có xu hướng kéo dài và ổn định cho đến tuần cuối thí nghiệm, mặc dù TLD nghiệm thức BQ200 (91,07% ở tuần 35, 40) và BQ250 (92,50% ở tuần 35) là thấp nhất có thể là do ảnh hưởng của nhiệt độ,gà bị stress, giảm ăn dẫn đến đẻ giảm. Việc bổ sung 150mg bột quế trong khẩu phần là tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại.
Một số tài liệu về cây thuốc có tác dụng kháng khuẩn (Valero và Salmeron, 2003), các hoạt động khác như chất chống oxy hóa (Botsoglou et al, 2002; Giannenas et al, 2005; và Florou-Paneri et al., 2006). Do đặc tính như chất chống oxy hóa, dưỡng chất trong thức ăn được giữ lại, gà ăn nhiều, ức khỏe tốt nên các NT bổ sung bột quế có TLD cao hơn so với DC. Nhìn chung tỷ lệ đẻ ở các nghiệm thức cao hơn chuẩn Hisex Brown (2006) trung bình giai đoạn 33 – 42 tuần là 93,25%.
36