Nho có tên khoa học là Vitis vinifera, tên tiếng anh là grapes, là một trong những cây có nguồn gốc sớm nhất trên trái đất, cây Nho dại có nguồn gốc ở vùng bắc bán cầu, đặc biệt là vùng khí hậu ôn đới thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Tây Bắc của Nam Mỹ thuộc dải Andes (Colombia và Venezuenla). Nho được trồng như một loại cây trồng chủ yếu vào thế kỷ thứ 11 ÷ 12 sau công nguyên, cho đến nay cây Nho được trồng trên cả 5 châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây Nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một
vụ, trong khi ở những nước có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới cây Nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 ÷ 3 vụ/năm.
Hình 1.7: Hình ảnh trái Nho
Tại Việt Nam thông qua Trung tâm khảo cứu Nông nghiệp Ninh Thuận (trước giải phóng), cây Nho đã được du nhập vào từ Thái Lan, Nam Triều Tiên và Mỹ năm 1971 với trên 70 giống có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Sau năm 1975, do chưa có định hướng phát triển cây Nho nên vườn tập đoàn giống Nho đã bị chặt phá. Cho đến những năm 1980 ÷ 1990 chỉ còn tồn tại 4 giống Nho trong vườn cây ăn quả của Trung tâm Nghiên cứu Cây bông Nha Hố (Cardinal, Ribier, Muscat de St. vallier và Alden) và cũng bị phá bỏ với những cây khác vào năm 1985. Những năm gần đây, chỉ còn duy nhất giống Nho đỏ Cardinal đang được trồng mang tính thương mại ở vùng Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận. Cho tới nay, thông qua nhiều nguồn khác nhau, cây Nho đã được du nhập vào Việt Nam với số lượng giống khá lớn, bước đầu khảo nghiệm cho kết quả tốt, có thểđưa vào cơ cấu giống Nho của vùng.
− Diện tích và sản lượng
Diện tích trồng cây Nho trên thế giới khoảng 10 triệu ha. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng Nho lớn nhất thế giới. Những nước trồng nhiều Nho là: Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Italia, Liên xô (cũ) và Mỹ.