Kết quả đào tạo của Trường trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 47)

- MIX TẠI TRƢỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG

3.1.4 Kết quả đào tạo của Trường trong những năm gần đây

Tình hình tuyển sinh của nhà trường trong những năm qua có nhiều biến động. Số lượng sinh viên nhập học có xu hướng ngày càng giảm ở tất cả các bậc học (bảng 3.2). Số lượng sinh viên hệ cao đẳng chính quy đã giảm từ 900 năm 2012 – 2013 xuống còn 365 năm 2014 – 2015. Đối với hệ cao đẳng liên thông thì lại có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đều, đối tượng này chủ yếu là những sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp của trường. Tuy nhiên với tình hình số lượng sinh viên hệ trung cấp của nhà trường đang giảm mạnh từ 500 sinh viên năm 2012 – 2013 đến 2014 – 2015 chỉ còn 171 sinh viên và có nguy cơ tiếp tục giảm nữa trong các năm tiếp theo thì có thể nhận định rằng số sinh viên hệ cao đẳng liên thông cũng sẽ có xu hướng giảm mạnh trong các năm tiếp theo.

Bảng 3.2. Thực trạng quy mô đào tạo của trƣờng qua các năm

ĐVT: Sinh viên

TT Năm Cao đẳng

chính quy

Cao đẳng

liên thông Trung cấp Tổng

1 2012-2013 900 150 500 1550

2 2013-2014 400 296 285 981

3 2014-2015 365 250 171 786

Tổng 1665 696 956 3317

Nguồn: Phòng Công tác học sinh sinh viên

3.2 Thực trạng hoạt động marketing mix trong đào tạo tại trƣờng CĐKT- KTTW

3.2.1 Thực trạng công tác xác định nhu cầu đào tạo

3.2.1.1 Xác định nhu cầu đào tạo qua các năm

Dựa vào nhu cầu đào tạo của xã hội và của khu vực; khả năng của nhà trường và số lượng học sinh các bậc, hệ và ngành đào tạo của năm trước, nhà trường xác định nhu cầu đào tạo qua các năm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực và của xã hội.

38

Kết quả xác định nhu cầu đào tạo của Trường cho thấy nhu cầu đào tạo của trường có sự biến động qua các năm. Số sinh viên theo học thực tế có xư hướng giảm ở tất cả các bậc và hệ đào tạo của trường. Năm 2012, số sinh viên thực tế theo học các bậc đào tạo của trường là 1550 sinh viên, năm 2014 con số này chỉ còn 786 sinh viên, giảm 50,71% so với năm 2012. Thực tế này phản ánh đúng xu thế tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng ngày càng có xu hướng giảm đi do một số nguyên nhân như: số lượng trường đại học, cao đẳng được mở ra nhiều hơn, xu hướng đi du học nước ngoài, số lượng con trong các gia đình giảm đi.... Việc xác định nhu cầu đào tạo của trường khá phù hợp với số sinh viên thực tế theo học ở tất cả các bậc và hệ đào tạo. Hàng năm, số học sinh thực tế theo học thường chênh lệch khoảng 5 – 10% so với kế hoạch tuyển sinh của nhà trường. Điều này chứng tỏ công tác xác định nhu cầu đào tạo của trường khá sát với nhu cầu thực tế.

Bảng 3.3: Nhu cầu/kế hoạch đào tạo của trƣờng qua các năm

ĐVT: Sinh viên Hệ, bậc đào tạo 2012 2013 2014 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Cao đẳng chính quy 850 900 500 400 450 365

Cao đẳng liên thông 100 150 300 296 300 250

Trung cấp 550 500 300 285 200 171

Tổng 1500 1550 1100 981 950 786

(Nguồn: Phòng đào tạo trường) 3.2.1.2 Xác định thị trường mục tiêu

Với mục tiêu đào tạo của Trường là đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật phục cho sự nghiệp phát triển kinh tế của khu vực Hợp tác xã và các vùng lân cận.

39

- Thị trường mục tiêu: Trường xác định thị trường mục tiêu là các tỉnh miền bắc và trong đó hướng đến các khu vực nông thôn: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương.... Hàng năm, số học sinh theo học từ khu vực nông thôn chiếm khoảng 90% – 95%% tổng sinh viên của trường. Các khu vực thành phố, thị trấn chiếm một tỷ lệ không cao.

- Đối tượng tuyển sinh: Nhà trường xác định đối tượng đào của Trường bao gồm: + Cao đẳng chính quy: Đối tượng tuyển sinh là các HS tốt nghiệp PTTH, bổ túc văn hoá và có kết quả theo hình thức thi 3 chung của Bộ GD được tổ chức thi trực tiếp vào trường hoặc xét tuyển nguyện vọng. SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cán bộ xã phường hoặc có thể học liên thông lên đại học.

+ Trung cấp hệ chính quy: Gồm các ngành Kế toán, Điện công nghiệp & Dân dụng, Tin học ứng dụng, Quản lý doanh nghiệp, Công nghệ kỹ thuật may & thiết kế thời trang. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT, Trung học bổ túc văn hoá, các cán bộ chuyên môn tại các xã. Học sinh tốt nghiệp có thể về công tác tại các xã, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc có thể học liên thông lên Cao đẳng.

+ Cao đẳng liên thông: Đây chủ yếu là nguồn HS trung cấp của trường và các cụm dân cư gần khu vực trường.

Hiện nay do điều kiện tuyển sinh khó khăn nên một số chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng đang bị thu hẹp. Điều này đã kéo theo tình trạng giảng viên bị thiếu giờ giảng, ảnh hưởng đến việc hoạt động chung của Nhà trường.

3.2.1.3 Xác định chiến lược đào tạo

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ giảng dạy, khả năng quản lý đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giáo dục đào tạo của trường. Trường CĐ KT-KTTW đã xác định chiến lược phát triển trường đến năm 2020 và những năm tiếp theo như sau (bảng 3.4).

40

Bảng 3.4: Các bậc và ngành đào tạo của Trƣờng 2009 - 2020

TT Hệ Ngành, chuyên ngành đào tạo Năm 2009-2012 2013- 2015 2016-2020 1 Cao đẳng chính quy

1- Kế toán- Kiểm toán x x x

2- Tài chính- Ngân hàng x x x

3- Quản trị kinh doanh x x x

4- Công nghệ thông tin x x x

5- Công nghệ kỹ thuật điện-

điện tử x x x

6- Công nghệ may- thời

trang x x

7- Kinh tế hợp tác x

8- Kinh tế môi trường x

9- Chế biến thực phẩm x 10- Cơ khí hóa x 11- Môi trường x 12- Công nghệ sinh học x 2 Trung cấp chính quy

1- Kế toán doanh nghiệp x x x

2- Kế toán tin x x x

3- Kỹ thuật viên tin học x x x

4- Quản lý doanh nghiệp x x x

5- Kỹ thuật điện x x x 6- Công nghệ may x x x 7- Hành chính văn thư x x 3 Cao đẳng liên thông 1- Kế toán x x 2- Kỹ thuật điện x x

3- Quản trị kinh doanh x x

4- Công nghệ thông tin x x

41

Nhìn vào bảng 3.4 nhận thấy nhà trường có chủ trương đào tạo đa ngành, đa hệ ở các bậc đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học với các trình độ và điều kiện khác nhau.

Trường CĐKT – KTTW là một đơn vị đào tạo trực thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Do đó, việc xác định ngành đào tạo, trình độ đào tạo của Trường được xác định trước hết xuất phát từ yêu cầu đảm bảo những nhu cầu thiết yếu về đào tạo cán bộ cho khu vực Hợp tác xã, khu vực lân cận thuộc đồng bằng Sông Hồng. Việc mở các ngành nghề đào tạo luôn gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Việc xác định ngành nghề đào tạo được xây dựng trên cơ sở phân tích các dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành, các lĩnh vực hoạt động của địa phương và nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người dân.

Bên cạnh những ngành nghề đào tạo chính quy và dài hạn, nhà trường cũng chủ trương mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn: Bồi dưỡng kế toán trưởng; Bồi dưỡng các nghiệp vụ kế toán (kế toán thuế, kế toán tổng hợp...); Bồi dưỡng cấp chứng chỉ A, B cho 2 ngành Tin học và Ngoại ngữ (tiếng Anh)...

3.2.2 Hoạt động Marketing – mix tại Trường CĐ KT – KTTW

3.2.2.1 Chính sách sản phẩm

a. Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Sản phẩm của quá trình đào tạo chính là những sinh viên tốt nghiệp các bậc đào tạo, các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Những sản phẩm này có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn để tham gia vào thị trường lao động. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu người học; Trường đã xác định một cơ cấu đào tạo đa dạng về ngành nghề và bậc đào tạo.

Các ngành nghề và bậc đào tạo đang được nhà trường cung cấp hiện nay: - Cao đẳng hệ chính quy: Gồm các ngành Kế toán – Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính ngân hàng; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử.

42

- Cao đẳng liên thông: Gồm các ngành Kế toán; Kỹ thuật điện; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin.

- Trung cấp chính quy: Kế toán doanh nghiệp; Kế toán tin; Kỹ thuật viên tin học; Quản lý doanh nghiệp; Kỹ thuật điện; Công nghệ may.

Về cơ bản, số lượng ngành nghề và các bậc đào tạo của trường đã đáp ứng được nhu cầu của người học. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra vẫn còn một số bộ phận sinh viên cho rằng số lượng ngành học của trường chưa phong phú, đa dạng, cần bổ sung thêm, xem bảng 3.5

Bảng 3.5: Ý kiến sinh viên về số lƣợng ngành học của trƣờng

ĐVT: sinh viên

Nội dung đánh giá

Đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Số lượng ngành học đa dạng, đáp ứng yêu cầu 12 26 37 92 33

(Nguồn: số liệu điều tra)

Sự đánh giá của sinh viên phần nào cũng cho thấy chiến lược mở rộng ngành nghề đào tạo của trường trong thời gian tới là hợp lý và có cơ sở. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao kéo theo đó là sự phát sinh những loại hình công việc mới đòi hỏi có sự đào tạo chuyên nghiệp. Vì thế, việc mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo của trường trong thời gian tới là một bước đi đúng đắn, bắt kịp xu hướng thời đại.

b. Mục tiêu nội dung chương trình đào tạo

- Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp là giúp sinh viên, học sinh có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, đóng góp sức lao động cho xã hội.

43

- Nội dung chương trình đào tạo: Là toàn bộ khối lượng kiến thức cần thiết được trang bị cho người học để đạt được mục tiêu đề ra . Nhà trường đã thiết kế một chương trình vừa coi trọng chuyên môn, vừa chú ý đào tạo kỹ năng lãnh đạo quản lý và kiến thức tổng hợp như các ngành đào tạo về kỹ thuật bổ sung thêm chương trình đào tạo về kinh tế. Đào tạo về kinh tế bổ sung thêm chương trình đào tạo về kỹ thuật.

Nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực, hướng hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên vào các đề tài phục vụ giảng dạy như biên soạn giáo trình, viết tài liệu thực hành, bài tập môn học, báo cáo chuyên đề: đã biên soạn và duyệt xong toàn bộ các chương trình đào tạo cho 5 ngành bậc cao đẳng chính quy, 4 ngành bậc cao đẳng liên thông và 6 ngành bậc Trung cấp chính quy. Hoàn thành bộ đề cương chi tiết các môn học thuộc các chuyên ngành đã và đang đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội.

Chương trình đào tạo được Trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, trong quá trình biên soạn nhà trường đã xây dựng chuẩn khối lượng kiến thức dành cho từng bậc đào tạo như bảng 3.6

Bảng 3.6: Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu năm học 2014-2015

Bậc đào tạo Thời gian thiết kế Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu tham chiếu

Cao đẳng chính quy 3,0 năm 100 tín chỉ

Trung cấp chuyên nghiệp 2,0 năm 60 Tín chỉ

Cao đẳng liên thông 1,5 năm 45 Tín chỉ

( Nguồn: Phòng đào tạo Trường)

Tùy từng ngành cụ thể mà chương trình đào tạo của cao đẳng dao động từ 98-103 tín chỉ cho khóa 6, và 45-50 tín chỉ cho trung cấp. Còn đào tạo niên chế của khóa 4 và 5 là từ 150-158 đơn vị học trình, và trung cấp là từ 75-80 đơn vị học trình. Hướng HSSV bằng cách tự chủ động học, nghiên cứu ở nhà và lên lớp sẽ thực hành thực tế nhiều hơn, hệ liên thông cao đẳng còn 45 tiết trong suốt một năm rưỡi, hạn chế các học phần trùng lặp đã học, thay vào đó là tăng cường hơn nữa cho một số môn học chính của các chuyên ngành từ 2 lên 3 tín chỉ trên một đơn vị học trình như khối ngành kế toán hay ngành quản trị.

44

- Đánh giá chung về nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo của Trường

Nội dung môn học là yếu tố quyết định tới chất lượng chương trình đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo được mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà Trường được phân bổ hợp lý giữa phần lý thuyết và thực hành. Các hệ cao đẳng từ khóa 1 đến nay của Trường đang được đào tạo theo chương trình đào tạo mới nhất và được cập nhật liên tục phù hợp với nhu cầu người học cũng như thực tế xã hội.

+ Nội dung chương trình đào tạo: Với số liệu điều tra 188 sinh viên cho thấy, gần 1/3 số sinh viên phản ánh chương trình đào tạo của nhà Trường chưa cập nhật được với thực tế phát sinh của các tổ chức DN & HTX, xem biểu đồ 3.1.

Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà trường tính số giờ thực hành so với lý thuyết chênh lệch nhau dẫn đến các giảng viên chỉ thích dạy lý thuyết để ít phải lên lớp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu trong quá trình biên soạn nội dung chương trình học, các giảng viên được phân công cần nghiên cứu kỹ các nội dung đưa vào chương trình giảng dạy, tích cực tìm hiểu thực tiễn để đưa vào bài giảng sao cho sát với thực tế xã hội. Đồng thời nhà Trường cũng cần có cơ chế để khuyến khích giảng viên tích cực giảng dạy cân bằng giữa lý thuyết và thực hành.

6.91% 26% 48.40% 13.30% 5.39% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: số liệu điều tra)

45

+ Tính hợp lý trong việc sắp xếp thứ tự các học phần: Đa số sinh viên được phỏng vấn đều phản ánh việc sắp xếp thứ tự các học phần trong chương trình đào tạo là bình thường, nhưng trong số đó cũng có một bộ phận sinh viên không đồng ý với cách sắp xếp thứ tự các học phần của nhà Trường (xem biểu đồ 3.2).

4.25% 9.04% 71.28% 8.51% 6.92% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

(Nguồn: số liệu điều tra)

Biểu đồ 3.2: Tính hợp lý trong việc sắp xếp thứ tự các học phần

Đối với vấn đề này, một số giảng viên được phỏng vấn cũng có ý kiến “ một số học phần ở khoa tôi được sắp xếp không hợp lý ví dụ như học phần Quản trị học đáng lẽ phải được học đầu tiên khi sinh viên bước vào học chuyên ngành vì đây là môn cơ sở của ngành nhưng nhiều năm qua vẫn bị xếp học song song cùng với các môn học chuyên ngành khác, thậm chí có nhiều kỳ còn bị xếp học sau một số môn chuyên ngành. Điều này là phản khoa học và gây khó khăn cho cả người dạy lẫn người học”(Ý kiến giảng viên khoa Quản trị kinh doanh).

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 47)