Phương pháp điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 38 - 40)

2.2.4.1 Quy trình điều tra

Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề thực thi hoạt động marketing mix chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 6/2015

Tác giả thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau:

Bƣớc 1: Lập phiếu điều tra

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, tác giả sẽ thiết kế bảng hỏi điều tra về sự biểu biết của sinh viên đối với hoạt động marketing mix tại Trường. Bước này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới chất lượng đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo, cơ sở vật chất và một số quy trình hoạt động của nhà trường, thái độ, tinh thần làm việc của giảng viên để nhằm đánh giá 6 nội dung của hoạt động

29

marketing – mix gồm: Sản phẩm; Giá; Phân phối; Truyền thông; Môi trường dịch vụ; Quy trình phục vụ.

Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 01 (phụ lục số 01)

Bƣớc 2: Phát phiếu điều tra

Tác giả phát phiếu điều tra tới các sinh viên đang theo học tại tất cả các khoa và các khóa của nhà trường. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp tới việc thực thi hoạt động marketing mix của nhà trường qua hình thức: Phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu lại phiếu.

Bƣớc 3: Thu phiếu điều tra

Đến ngày hẹn, tác giả sẽ tiến hành thu lại phiếu. Tác giả chỉ thu thập phiếu và sẽ tiến hành xử lý sau.

Bƣớc 4: Tổng hợp và xử lý dữ liệu

Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

2.2.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Tổng thể trong nghiên cứu này là toàn bộ sinh viên các hệ đào tạo thuộc tất cả các khoa của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương. Hệ cao đẳng chính quy 365 sinh viên, hệ cao đẳng liên thông 250 sinh viên và hệ trung cấp là 171 sinh viên. Đây là những đối tượng cung cấp thông tin hữu ích cho đề tài.

Mẫu được chọn khảo sát gồm 200 sinh viên thuộc các hệ đào tạo của tất cả các khoa ở các khóa 2013, 2014, 2015. Ngoài ra, 150 học sinh của 3 trường Trung học phổ thông mà tác giả đến liên hệ tuyển sinh cũng được chọn làm mẫu để khảo sát ý kiến (xem bảng 2.1).

30

Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

ĐVT: sinh viên

CĐ chính quy CĐ Liên thông Trung cấp Tổng

Khoa Kế toán 33 22 15 70 Khoa QTKD 17 17 7 41 Khoa TCNH 13 - - 13 Khoa CNTT 13 11 12 36 Khoa Điện 11 9 8 28 Tổng 87 59 42 188

Nguồn:số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 38 - 40)