- MIX TẠI TRƢỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG
3.2.2.1 Chính sách sản phẩm
a. Cơ cấu ngành nghề đào tạo
Sản phẩm của quá trình đào tạo chính là những sinh viên tốt nghiệp các bậc đào tạo, các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Những sản phẩm này có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn để tham gia vào thị trường lao động. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu người học; Trường đã xác định một cơ cấu đào tạo đa dạng về ngành nghề và bậc đào tạo.
Các ngành nghề và bậc đào tạo đang được nhà trường cung cấp hiện nay: - Cao đẳng hệ chính quy: Gồm các ngành Kế toán – Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính ngân hàng; Công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử.
42
- Cao đẳng liên thông: Gồm các ngành Kế toán; Kỹ thuật điện; Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin.
- Trung cấp chính quy: Kế toán doanh nghiệp; Kế toán tin; Kỹ thuật viên tin học; Quản lý doanh nghiệp; Kỹ thuật điện; Công nghệ may.
Về cơ bản, số lượng ngành nghề và các bậc đào tạo của trường đã đáp ứng được nhu cầu của người học. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra vẫn còn một số bộ phận sinh viên cho rằng số lượng ngành học của trường chưa phong phú, đa dạng, cần bổ sung thêm, xem bảng 3.5
Bảng 3.5: Ý kiến sinh viên về số lƣợng ngành học của trƣờng
ĐVT: sinh viên
Nội dung đánh giá
Đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
Số lượng ngành học đa dạng, đáp ứng yêu cầu 12 26 37 92 33
(Nguồn: số liệu điều tra)
Sự đánh giá của sinh viên phần nào cũng cho thấy chiến lược mở rộng ngành nghề đào tạo của trường trong thời gian tới là hợp lý và có cơ sở. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao kéo theo đó là sự phát sinh những loại hình công việc mới đòi hỏi có sự đào tạo chuyên nghiệp. Vì thế, việc mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo của trường trong thời gian tới là một bước đi đúng đắn, bắt kịp xu hướng thời đại.
b. Mục tiêu nội dung chương trình đào tạo
- Mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp là giúp sinh viên, học sinh có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, đóng góp sức lao động cho xã hội.
43
- Nội dung chương trình đào tạo: Là toàn bộ khối lượng kiến thức cần thiết được trang bị cho người học để đạt được mục tiêu đề ra . Nhà trường đã thiết kế một chương trình vừa coi trọng chuyên môn, vừa chú ý đào tạo kỹ năng lãnh đạo quản lý và kiến thức tổng hợp như các ngành đào tạo về kỹ thuật bổ sung thêm chương trình đào tạo về kinh tế. Đào tạo về kinh tế bổ sung thêm chương trình đào tạo về kỹ thuật.
Nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực, hướng hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên vào các đề tài phục vụ giảng dạy như biên soạn giáo trình, viết tài liệu thực hành, bài tập môn học, báo cáo chuyên đề: đã biên soạn và duyệt xong toàn bộ các chương trình đào tạo cho 5 ngành bậc cao đẳng chính quy, 4 ngành bậc cao đẳng liên thông và 6 ngành bậc Trung cấp chính quy. Hoàn thành bộ đề cương chi tiết các môn học thuộc các chuyên ngành đã và đang đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của xã hội.
Chương trình đào tạo được Trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, trong quá trình biên soạn nhà trường đã xây dựng chuẩn khối lượng kiến thức dành cho từng bậc đào tạo như bảng 3.6
Bảng 3.6: Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu năm học 2014-2015
Bậc đào tạo Thời gian thiết kế Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu tham chiếu
Cao đẳng chính quy 3,0 năm 100 tín chỉ
Trung cấp chuyên nghiệp 2,0 năm 60 Tín chỉ
Cao đẳng liên thông 1,5 năm 45 Tín chỉ
( Nguồn: Phòng đào tạo Trường)
Tùy từng ngành cụ thể mà chương trình đào tạo của cao đẳng dao động từ 98-103 tín chỉ cho khóa 6, và 45-50 tín chỉ cho trung cấp. Còn đào tạo niên chế của khóa 4 và 5 là từ 150-158 đơn vị học trình, và trung cấp là từ 75-80 đơn vị học trình. Hướng HSSV bằng cách tự chủ động học, nghiên cứu ở nhà và lên lớp sẽ thực hành thực tế nhiều hơn, hệ liên thông cao đẳng còn 45 tiết trong suốt một năm rưỡi, hạn chế các học phần trùng lặp đã học, thay vào đó là tăng cường hơn nữa cho một số môn học chính của các chuyên ngành từ 2 lên 3 tín chỉ trên một đơn vị học trình như khối ngành kế toán hay ngành quản trị.
44
- Đánh giá chung về nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo của Trường
Nội dung môn học là yếu tố quyết định tới chất lượng chương trình đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo được mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà Trường được phân bổ hợp lý giữa phần lý thuyết và thực hành. Các hệ cao đẳng từ khóa 1 đến nay của Trường đang được đào tạo theo chương trình đào tạo mới nhất và được cập nhật liên tục phù hợp với nhu cầu người học cũng như thực tế xã hội.
+ Nội dung chương trình đào tạo: Với số liệu điều tra 188 sinh viên cho thấy, gần 1/3 số sinh viên phản ánh chương trình đào tạo của nhà Trường chưa cập nhật được với thực tế phát sinh của các tổ chức DN & HTX, xem biểu đồ 3.1.
Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà trường tính số giờ thực hành so với lý thuyết chênh lệch nhau dẫn đến các giảng viên chỉ thích dạy lý thuyết để ít phải lên lớp hơn. Điều này đặt ra yêu cầu trong quá trình biên soạn nội dung chương trình học, các giảng viên được phân công cần nghiên cứu kỹ các nội dung đưa vào chương trình giảng dạy, tích cực tìm hiểu thực tiễn để đưa vào bài giảng sao cho sát với thực tế xã hội. Đồng thời nhà Trường cũng cần có cơ chế để khuyến khích giảng viên tích cực giảng dạy cân bằng giữa lý thuyết và thực hành.
6.91% 26% 48.40% 13.30% 5.39% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
(Nguồn: số liệu điều tra)
45
+ Tính hợp lý trong việc sắp xếp thứ tự các học phần: Đa số sinh viên được phỏng vấn đều phản ánh việc sắp xếp thứ tự các học phần trong chương trình đào tạo là bình thường, nhưng trong số đó cũng có một bộ phận sinh viên không đồng ý với cách sắp xếp thứ tự các học phần của nhà Trường (xem biểu đồ 3.2).
4.25% 9.04% 71.28% 8.51% 6.92% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
(Nguồn: số liệu điều tra)
Biểu đồ 3.2: Tính hợp lý trong việc sắp xếp thứ tự các học phần
Đối với vấn đề này, một số giảng viên được phỏng vấn cũng có ý kiến “Có một số học phần ở khoa tôi được sắp xếp không hợp lý ví dụ như học phần Quản trị học đáng lẽ phải được học đầu tiên khi sinh viên bước vào học chuyên ngành vì đây là môn cơ sở của ngành nhưng nhiều năm qua vẫn bị xếp học song song cùng với các môn học chuyên ngành khác, thậm chí có nhiều kỳ còn bị xếp học sau một số môn chuyên ngành. Điều này là phản khoa học và gây khó khăn cho cả người dạy lẫn người học”(Ý kiến giảng viên khoa Quản trị kinh doanh).
Nguyên nhân của hiện tượng này là do lực lượng giảng viên nhà trường còn thiếu, một giảng viên phải đảm nhiệm 2, 3 môn học thậm chí 4, 5 môn học. Trong khi đó để xây dựng được thời khóa biểu học tập cho sinh viên, phòng đào tạo phải căn cứ vào lịch dạy của tất cả giảng viên trong trường để tránh trùng lặp, vì vậy đôi khi vẫn để xảy ra tình trạng bất hợp lý trong việc sắp xếp thứ tự các học phần.
c. Phương pháp giảng dạy
Nhà Trường luôn chú trọng đổi mới cách dạy, cách học, cách quản lý, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của HSSV.
46 - Với học sinh, sinh viên
Đối với hệ cao đẳng chính quy, ngay từ năm thứ 2 nhà Trường đã tổ chức một đợt đi thực tế chuyên đề tại cơ sở trong thời gian 1 tháng để sinh viên có điều kiện học hỏi và và tìm hiểu thực tế. Sau chuyến đi sinh viên sẽ phải viết một báo cáo về một vấn đề mà bản thân học hỏi được, bài báo cáo được chấm điểm và tính như một môn học bắt buộc. Đến năm cuối, sinh viên phải đi thực tập cuối khóa và viết chuyên đề tốt nghiệp. Điểm báo cáo chuyên đề sẽ được tính là điểm tốt nghiệp thay vì phải học một vài môn học và thi tốt nghiệp như một số trường.
Ngoài ra, hàng năm nhà Trường hoặc các Khoa cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề có mời các chuyên gia về chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho sinh viên. Qua đó, sinh viên có dịp trao đổi, giải đáp các thắc mắc để có sự chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc tìm việc sau khi ra trường.
Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn không phải 100% sinh viên đều hài lòng với hoạt động thực tập, thực tế do nhà Trường tổ chức (xem bảng 3.7)
Trong số 188 sinh viên được khảo sát có tới 36 sinh viên chiếm 19,15% tổng số sinh viên cho rằng các hoạt động thực tập thực tế cho sinh viên của nhà Trường hiện nay là chưa đủ.
Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do nhà Trường mới chỉ chú trọng đến việc tổ chức đi thực tập, thực tế cho sinh viên hệ cao đẳng chính quy vì xác định đây là lực lượng nòng cốt trong chiến lược đào tạo của nhà Trường. Đối với hệ trung cấp thì các em không được đi thực tế mà chỉ có hoạt động học tập trên lớp, cuối khóa thì thi tốt nghiệp chứ không được đi thực tập viết báo cáo.
Bảng 3.7: Ý kiến sinh viên về các hoạt động thực tế
ĐVT: sinh viên
Nội dung đánh giá
Đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý đồng ý Rất Thường xuyên được tham gia các hoạt động
thực tập, thực tế 8 28 117 22 13
Thường xuyên được tham gia các buổi hội
thảo chuyên đề do Khoa/ Trường tổ chức 13 31 106 27 11
47
Ngoài ra, với câu hỏi phụ ý kiến của bạn để làm tốt vấn đề này thì có một số sinh viên cho rằng nhà Trường nên tổ chức thêm các buổi đi thực tế cho sinh viên có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Sinh viên cho rằng đối với các môn học chuyên ngành nên có thêm các buổi đi thực tế tại cơ sở có hoạt động đó trong khoảng 1, 2 ngày để sinh viên vận dụng luôn lý thuyết vào thực tiễn.
Điều này đặt ra yêu cầu nhà Trường cần có các chính sách liên kết với các cơ sở, doanh nghiệp để có nơi thực tập, thực tế cho sinh viên.
- Đối với giảng viên:
Nhà Trường đặc biệt chú ý tới việc đổi mới cải tiến phương pháp giảng dạy, động viên giảng viên mạnh dạn áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, không chấp nhận giáo án điện tử không đúng quy định. Yêu cầu giảng viên tích cực, nhiệt tình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy do nhà trường đề ra và mỗi giảng viên trong mỗi học kỳ phải có một báo cáo cập nhật thực tế. Trường cũng thường xuyên tổ chức hội thảo học tập nâng cao phương pháp giảng như: Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy, Trao đổi thực hiện chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh và tham gia cấp toàn quốc. Yêu cầu 100% giáo viên tham gia. Đến nay có 11 sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy được đánh giá tốt, trong năm đã có gần 80% giảng viên đạt dạy giỏi (Báo cáo tổng kết năm 2014). Điều này cũng khá trùng khớp với ý kiến đánh giá của sinh viên trong cuộc khảo sát (biểu đồ 3.3)
1.06% 4.26% 30.85% 41.49% 22.34% Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rát đồng ý
(Nguồn: số liệu điều tra)
48
Trong số 188 sinh viên khảo sát có tới 120 sinh viên tương ứng 63,83% tổng số sinh viên cho rằng giảng viên của Trường có trình độ chuyên môn giỏi. Điều này cho thấy, các hoạt động đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy của nhà Trường đã thực sự phát huy tác dụng.
d. Phương pháp đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá kết quả học tập của HSSV: Hiện nay Trường còn đang áp dụng cả hai hệ thống đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ:
+ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên cao đẳng theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ. Cùng với việc ban hành kèm theo QĐ 389/CĐKTKTTW ngày 20/08/2013 của Hiệu trưởng trường CĐKT-KTTW quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đào tạo cao đẳng hệ chính quy.
Tùy tính chất học phần, việc đánh giá học phần có thể căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm thành phần. Mỗi học phần có thể có nhiều kỳ kiểm tra nhưng chỉ tổ chức một kỳ kiểm tra chính vào giữa học kỳ và một kỳ thi kết thúc học phần vào cuối học kỳ. Không có kỳ kiểm tra lại hoặc kỳ thi lại cho những sinh viên đã dự thi không đạt yêu cầu hoặc vắng thi.
Kết quả học tập một học phần được đánh giá theo quá trình học tập, thể hiện bởi các điểm thành phần. Số lượng quy định cụ thể trong đề cương chi tiết của từng học phần. Điểm thành phần được làm tròn đến 1 chữ số (ví dụ: 5,0). Thông thường điểm thành phần được đánh giá gồm:
- Điểm chuyên cần: trọng số 10% điểm học phần,
- Điểm đánh giá giữa học phần: trọng số là 20% gồm các điểm:( Điểm kiểm tra bài cũ, kiểm tra các chương hoặc phần, điểm kiểm tra giữa kỳ phải có ít nhất 1 bài, điểm Semina, điểm bài tập…)
- Điểm thi hết học phần: Có trọng số là 70% điểm học phần, cụ thể như sau: - Học phần thực tập cuối khoá (Thực tập tốt nghiệp) là học phần bắt buộc được bố trí vào học kỳ cuối (Học kỳ 6) của chương trình đào tạo, kết thúc thực tập
49
tốt nghiệp SV phải hoàn thiện và nộp cho Nhà trường “Báo cáo Thực tập tốt nghiệp”. Điểm báo cáo thực tập này có khối lượng 3 tín chỉ. Học phần thực tập cuối khóa có thể là điều kiện tiên quyết đối với SV để được làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp. Việc hướng dẫn báo cáo thưc tập cho SV còn làm cơ sở để tăng cường hơn nữa trong việc đánh giá trách nhiệm, tay nghề của giáo viên, từ đó kiểm định được chất lượng là hình thức báo cáo kết quả học tập của SV ra trường.
+ Đào tạo theo niên chế cho cao đẳng chính quy và liên thông.
Đối với HS trung cấp chính quy nhà trường thực hiện theo quy chế kiểm tra, thi, xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp ban hành theo quyết định số 40/2007/QĐ- BGD ngày 01/8/2007 của Bộ GD&ĐT. Và Thông tư 22 mới của Bộ GD&ĐT đối với HS trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức học niên chế.
Tới đây đối với SV cao đẳng hệ liên thông nhà trường sẽ thực hiện quy chế 36/2007/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 28/6/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng vừa làm vừa học.
Với việc áp dụng quy chế của bộ trong đánh giá kết quả học tập, đồng thời