Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ 2.1:
2.2 Nội dung và quá trình triển khai các phƣơng pháp nghiên cứu
Số liệu các thông tin sau khi thu thập được phân loại, kiểm tra, lựa chọn, mã hóa và xử lý trực tiếp bằng các phần mềm theo yêu cầu của nghiên cứu về lĩnh vực marketing trong đào tạo.
2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu để mô tả bối cảnh thực trạng đào tạo hệ cao đẳng hiện nay của khu vực, quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc dạy và học tập của thầy và trò, kết quả giảng dạy và học tập của nhà trường qua các năm.
27
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu đề tài
2.2.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu về đào tạo theo thời gian, theo kế hoạch so với tiêu chuẩn và so với các trường ...Trên cơ sở so sánh, có những đánh giá và biện pháp phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
2.2.3 Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tiến hành tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố sau đó chọn lọc lấy các
Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Thu thập thông tin
1. Phỏng vấn chuyên gia, thiết kế bảng hỏi
2. Điều tra khảo sát (sinh viên, giáo viên)
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp
Phân tích số liệu thu thập
1. Xác định thực trạng áp dụng marketing mix 2. Đưa ra biện pháp hỗ trợ
28
nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung mà tác giả nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã được chọn lọc này, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp sẽ giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đó đồng thời giúp tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả.
Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu về hoạt động triển khai và thực thi marketing mix tại trường CĐ KT-KTTW. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá hoạt động marketing mix tại Trường đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
2.2.4 Phương pháp điều tra, khảo sát
2.2.4.1 Quy trình điều tra
Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề thực thi hoạt động marketing mix chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 6/2015
Tác giả thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau:
Bƣớc 1: Lập phiếu điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, tác giả sẽ thiết kế bảng hỏi điều tra về sự biểu biết của sinh viên đối với hoạt động marketing mix tại Trường. Bước này tác giả thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan tới chất lượng đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo, cơ sở vật chất và một số quy trình hoạt động của nhà trường, thái độ, tinh thần làm việc của giảng viên để nhằm đánh giá 6 nội dung của hoạt động
29
marketing – mix gồm: Sản phẩm; Giá; Phân phối; Truyền thông; Môi trường dịch vụ; Quy trình phục vụ.
Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 01 (phụ lục số 01)
Bƣớc 2: Phát phiếu điều tra
Tác giả phát phiếu điều tra tới các sinh viên đang theo học tại tất cả các khoa và các khóa của nhà trường. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp tới việc thực thi hoạt động marketing mix của nhà trường qua hình thức: Phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu lại phiếu.
Bƣớc 3: Thu phiếu điều tra
Đến ngày hẹn, tác giả sẽ tiến hành thu lại phiếu. Tác giả chỉ thu thập phiếu và sẽ tiến hành xử lý sau.
Bƣớc 4: Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tác giả tiến hành xem xét và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
2.2.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Tổng thể trong nghiên cứu này là toàn bộ sinh viên các hệ đào tạo thuộc tất cả các khoa của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương. Hệ cao đẳng chính quy 365 sinh viên, hệ cao đẳng liên thông 250 sinh viên và hệ trung cấp là 171 sinh viên. Đây là những đối tượng cung cấp thông tin hữu ích cho đề tài.
Mẫu được chọn khảo sát gồm 200 sinh viên thuộc các hệ đào tạo của tất cả các khoa ở các khóa 2013, 2014, 2015. Ngoài ra, 150 học sinh của 3 trường Trung học phổ thông mà tác giả đến liên hệ tuyển sinh cũng được chọn làm mẫu để khảo sát ý kiến (xem bảng 2.1).
30
Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu
ĐVT: sinh viên
CĐ chính quy CĐ Liên thông Trung cấp Tổng
Khoa Kế toán 33 22 15 70 Khoa QTKD 17 17 7 41 Khoa TCNH 13 - - 13 Khoa CNTT 13 11 12 36 Khoa Điện 11 9 8 28 Tổng 87 59 42 188
Nguồn:số liệu điều tra)
2.2.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được sử dụng để phỏng vấn các cán bộ, giảng viên đang công tác tại trường nhằm tìm hiểu về một số nội dung của hoạt động marketing – mix nhưng trọng tâm là nội dung: People (con người). Nội dung các câu hỏi phỏng vấn là:
1. Thầy/cô có ý kiến gì về cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường hiện nay?
2. Thầy/cô có ý kiến gì về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường?
3. Thầy/cô có ý kiến gì về khối lượng công việc đảm nhiệm?
4. Thầy/cô có ý kiến gì về công tác đánh giá, xếp loại lao động của nhà trường?
5. Thầy/cô có ý kiến gì về vấn đề hỗ trợ học tập nâng cao trình độ chuyên môn dành cho cán bộ, giảng viên của nhà trường
6. Thầy/cô có ý kiến gì về chế độ đãi ngộ, lương, thưởng của nhà trường 7/ Thầy/cô có ý kiến đóng góp gì để cải tiến các hoạt động của nhà trường?
31
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI TRƢỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG
3.1 Giới thiệu chung về trƣờng
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường
* Quá trình hình thành
* Khái quát lịch sử phát triển của nhà trường.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương được thành lập theo Quyết định số 2414/QĐ-GD&ĐT ngày 19/3/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ HTX & DN vừa và nhỏ thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt nam( LMHTXVN). Trong quá trình hình thành và phát triển của nhà trường gắn với các dấu mốc pháp lý đáng chú ý:
- Ngày 05/11/1992 theo Quyết định số: 424/TC/HĐTW thành lập trường bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngày 02/02/2001, theo QĐ số:39/QĐ - LMTW nâng cấp trường thành trường Bồi dưỡng cán bộ HTX và DN nhỏ.
32
-Trường Trung học Quản lý và Công nghệ là cơ sở đào tạo có bề dày trong lĩnh vực đào tạo, tiền thân của trường là trường Nghiệp vụ HTX mua bán TW được thành lập theo quyết định số: 90/NT/QĐ1 ngày 15/8/1978 của Bộ trưởng Bộ Nội thương (nay là Bộ công thương).
- Ngày 03/10/2011 được sự nhất trí của LMHTXVN. Bộ GD&ĐT có Quyết định số 4890/QĐ-BGD-ĐT về việc sáp nhập Trường Trung học Quản lý và Công nghệ vào Trường CĐKT-KTTW.
Trường Trường CĐKT-KTTW có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, NCKH, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc thù ngành kinh tế hợp tác và HTX.
* Mục tiêu của Trường
Lưu lượng HSSV trung bình của trường xấp xỉ 3.000. Hằng năm chỉ tiêu tuyển sinh của trường là trên 1000 Cao đẳng và 500 Trung cấp chuyên nghiệp. HSSV của Trường được hưởng mọi chính sách chế độ về ưu tiên, miễn giảm học phí, được cấp học bổng…Riêng đối với HSSV là cán bộ, hoặc con em cán bộ HTX có xác nhận còn được hưởng chính sách ưu đãi học phí của nhà trường.
Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt trên 95%. Nhờ sự kết nối tốt giữa Nhà trường-Xã hội, SV cũ- mới nên tỷ lệ HSSV của Trường tìm được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo tương đối cao và được các đơn vị sử dụng đánh giá tốt về năng lực làm việc.
Trường CĐKT-KTTW là trường công lập với phương châm hành động chất lượng - hiệu quả - tất cả vì HS với 36 năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo, hiện trường có 10 chuyên ngành đào tạo ở 2 bậc Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 4 ngành học cho liên thông.
33
Bảng 3.1. Các ngành học, bậc học của Trƣờng
Bậc học Cao đẳng Trung cấp Liên thông
cao đẳng
Ngành
Kế toán Kế toán doanh nghiệp Kế toán- kiểm toán.
Tài chính- Ngân hàng. Quản lý doanh nghiệp. Công nghệ thông tin. Quản trị Kinh doanh. Điện dân dụng và công
nghiệp. Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử. Công nghệ Kỹ thuật
Điện- Điện tử. Tin học ứng dụng. Quản trị kinh doanh.
Công nghệ thông tin. Công nghệ kỹ thuật May và Thiết kế thời trang
(Nguồn: Phòng đào tạo)
Nhằm mở rộng cơ hội được đào tạo, tìm kiếm việc làm Nhà trường đang có kế hoạch liên kết với nhiều đơn vị đào tạo, doanh nghiệp để đào tạo liên thông và đào tạo nghề nghiệp đi học tập và lao động nước ngoài.
Nhà trường cũng đã xây dựng được hệ thống các quy chế nhằm thể chế hóa, công khai hóa các hoạt động của nhà trường đảm bảo hoạt động ổn định, bền vững và đảm bảo quyền lợi của cán bộ, giảng viên, HSSV.
Trường CĐKT-KTTW là địa chỉ tin cậy cho mọi người có nguyện vọng lập nghiệp, địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và là địa chỉ duy nhất cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu vực kinh tế tập thể.
*Nhiệm vụ của trường
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, xã viên và người lao động của khu vực HTX, DN vừa và nhỏ về kiến thức, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
-Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, chuyên viên nghiệp vụ, xã viên và người lao động khu vực HTX, DN vừa và nhỏ. Lập kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề Trường được phép đào tạo theo Chương trình khung do Nhà nước quy định.
34
- Tổ chức NCKH và phát triển công nghệ theo hướng gắn đào tạo sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, trong đó có khu vực HTX, DN vừa và nhỏ. Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khoa học- kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực nghiệm sản xuất, quản lý kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu, triển khai khoa học- công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng đất đai, CSVC, tài sản, các nguồn vốn theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định về phân cấp quản lý của Nhà nước và sự chỉ đạo của cơ quan chức năng. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong trường, bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.
* Quyền hạn và trách nhiệm của trường
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo của trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của Nhà nước.
- Hợp tác liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, góp vốn với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự phát triển của trường và khu vực HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật.
- Được Nhà nước giao đất, được thuê đất, vay vốn, được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật. Huy động vốn của các cá nhân ở trong và ngoài trường để phục vụ mục tiêu đào tạo, NCKH, phát triển công nghệ, sản xuất- kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn nghề, giới thiệu việc làm. Thiết lập quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, NCKH với các cơ quan, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
35
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và các hoạt động tài chính. Thực hiện chế độ báo cáo các cơ quan cấp trên về hoạt động của trường theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, không được để các tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa, CSVC của trường nhằm tiến hành các hoạt động trái pháp luật.
3.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý
- Về tổ chức bộ máy (sơ đồ 3.1)
Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và hình thức đào tạo của Trường CĐKT-KTTW, cán bộ- giảng viên nhà trường được biên chế theo quy chế cao đẳng trong các đơn vị như sau:
+ Ban Giám hiệu: 4 người gồm 1 Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng + Các phòng chức năng: Trường có 9 phòng ban chức năng.
+ Trung tâm: Trường có 4 trung tâm
+ Các khoa chuyên môn: Hiện nay trường có 8 khoa
+ Các tổ chức chính trị, đoàn thể: Nhà trường có 1 Đảng bộ gồm 5 chi bộ,