Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 40)

Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được sử dụng để phỏng vấn các cán bộ, giảng viên đang công tác tại trường nhằm tìm hiểu về một số nội dung của hoạt động marketing – mix nhưng trọng tâm là nội dung: People (con người). Nội dung các câu hỏi phỏng vấn là:

1. Thầy/cô có ý kiến gì về cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường hiện nay?

2. Thầy/cô có ý kiến gì về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường?

3. Thầy/cô có ý kiến gì về khối lượng công việc đảm nhiệm?

4. Thầy/cô có ý kiến gì về công tác đánh giá, xếp loại lao động của nhà trường?

5. Thầy/cô có ý kiến gì về vấn đề hỗ trợ học tập nâng cao trình độ chuyên môn dành cho cán bộ, giảng viên của nhà trường

6. Thầy/cô có ý kiến gì về chế độ đãi ngộ, lương, thưởng của nhà trường 7/ Thầy/cô có ý kiến đóng góp gì để cải tiến các hoạt động của nhà trường?

31

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI TRƢỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG

3.1 Giới thiệu chung về trƣờng

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường

* Quá trình hình thành

* Khái quát lịch sử phát triển của nhà trường.

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung Ương được thành lập theo Quyết định số 2414/QĐ-GD&ĐT ngày 19/3/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ HTX & DN vừa và nhỏ thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt nam( LMHTXVN). Trong quá trình hình thành và phát triển của nhà trường gắn với các dấu mốc pháp lý đáng chú ý:

- Ngày 05/11/1992 theo Quyết định số: 424/TC/HĐTW thành lập trường bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngày 02/02/2001, theo QĐ số:39/QĐ - LMTW nâng cấp trường thành trường Bồi dưỡng cán bộ HTX và DN nhỏ.

32

-Trường Trung học Quản lý và Công nghệ là cơ sở đào tạo có bề dày trong lĩnh vực đào tạo, tiền thân của trường là trường Nghiệp vụ HTX mua bán TW được thành lập theo quyết định số: 90/NT/QĐ1 ngày 15/8/1978 của Bộ trưởng Bộ Nội thương (nay là Bộ công thương).

- Ngày 03/10/2011 được sự nhất trí của LMHTXVN. Bộ GD&ĐT có Quyết định số 4890/QĐ-BGD-ĐT về việc sáp nhập Trường Trung học Quản lý và Công nghệ vào Trường CĐKT-KTTW.

Trường Trường CĐKT-KTTW có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, NCKH, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc thù ngành kinh tế hợp tác và HTX.

* Mục tiêu của Trường

Lưu lượng HSSV trung bình của trường xấp xỉ 3.000. Hằng năm chỉ tiêu tuyển sinh của trường là trên 1000 Cao đẳng và 500 Trung cấp chuyên nghiệp. HSSV của Trường được hưởng mọi chính sách chế độ về ưu tiên, miễn giảm học phí, được cấp học bổng…Riêng đối với HSSV là cán bộ, hoặc con em cán bộ HTX có xác nhận còn được hưởng chính sách ưu đãi học phí của nhà trường.

Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp ra trường hàng năm đạt trên 95%. Nhờ sự kết nối tốt giữa Nhà trường-Xã hội, SV cũ- mới nên tỷ lệ HSSV của Trường tìm được việc làm đúng với ngành nghề đào tạo tương đối cao và được các đơn vị sử dụng đánh giá tốt về năng lực làm việc.

Trường CĐKT-KTTW là trường công lập với phương châm hành động chất lượng - hiệu quả - tất cả vì HS với 36 năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo, hiện trường có 10 chuyên ngành đào tạo ở 2 bậc Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 4 ngành học cho liên thông.

33

Bảng 3.1. Các ngành học, bậc học của Trƣờng

Bậc học Cao đẳng Trung cấp Liên thông

cao đẳng

Ngành

Kế toán Kế toán doanh nghiệp Kế toán- kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài chính- Ngân hàng. Quản lý doanh nghiệp. Công nghệ thông tin. Quản trị Kinh doanh. Điện dân dụng và công

nghiệp. Công nghệ Kỹ thuật Điện- Điện tử. Công nghệ Kỹ thuật

Điện- Điện tử. Tin học ứng dụng. Quản trị kinh doanh.

Công nghệ thông tin. Công nghệ kỹ thuật May và Thiết kế thời trang

(Nguồn: Phòng đào tạo)

Nhằm mở rộng cơ hội được đào tạo, tìm kiếm việc làm Nhà trường đang có kế hoạch liên kết với nhiều đơn vị đào tạo, doanh nghiệp để đào tạo liên thông và đào tạo nghề nghiệp đi học tập và lao động nước ngoài.

Nhà trường cũng đã xây dựng được hệ thống các quy chế nhằm thể chế hóa, công khai hóa các hoạt động của nhà trường đảm bảo hoạt động ổn định, bền vững và đảm bảo quyền lợi của cán bộ, giảng viên, HSSV.

Trường CĐKT-KTTW là địa chỉ tin cậy cho mọi người có nguyện vọng lập nghiệp, địa chỉ tin cậy cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và là địa chỉ duy nhất cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu vực kinh tế tập thể.

*Nhiệm vụ của trường

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, xã viên và người lao động của khu vực HTX, DN vừa và nhỏ về kiến thức, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

-Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, chuyên viên nghiệp vụ, xã viên và người lao động khu vực HTX, DN vừa và nhỏ. Lập kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề Trường được phép đào tạo theo Chương trình khung do Nhà nước quy định.

34

- Tổ chức NCKH và phát triển công nghệ theo hướng gắn đào tạo sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, trong đó có khu vực HTX, DN vừa và nhỏ. Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn khoa học- kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực nghiệm sản xuất, quản lý kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu, triển khai khoa học- công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, sử dụng đất đai, CSVC, tài sản, các nguồn vốn theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định về phân cấp quản lý của Nhà nước và sự chỉ đạo của cơ quan chức năng. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong trường, bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

* Quyền hạn và trách nhiệm của trường

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo của trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng của Nhà nước.

- Hợp tác liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, góp vốn với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ phục vụ sự phát triển của trường và khu vực HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của pháp luật.

- Được Nhà nước giao đất, được thuê đất, vay vốn, được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật. Huy động vốn của các cá nhân ở trong và ngoài trường để phục vụ mục tiêu đào tạo, NCKH, phát triển công nghệ, sản xuất- kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn nghề, giới thiệu việc làm. Thiết lập quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, NCKH với các cơ quan, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

35

- Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và các hoạt động tài chính. Thực hiện chế độ báo cáo các cơ quan cấp trên về hoạt động của trường theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, không được để các tổ chức, cá nhân lợi dụng danh nghĩa, CSVC của trường nhằm tiến hành các hoạt động trái pháp luật.

3.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý

- Về tổ chức bộ máy (sơ đồ 3.1)

Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và hình thức đào tạo của Trường CĐKT-KTTW, cán bộ- giảng viên nhà trường được biên chế theo quy chế cao đẳng trong các đơn vị như sau:

+ Ban Giám hiệu: 4 người gồm 1 Hiệu trưởng và 3 Phó Hiệu trưởng + Các phòng chức năng: Trường có 9 phòng ban chức năng.

+ Trung tâm: Trường có 4 trung tâm

+ Các khoa chuyên môn: Hiện nay trường có 8 khoa

+ Các tổ chức chính trị, đoàn thể: Nhà trường có 1 Đảng bộ gồm 5 chi bộ, 1đoàn thanh niên bao gồm 4 liên chi đoàn.

3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay địa bàn hoạt động của trường CĐ KT-KTTW có 2 cơ sở:

- Cơ sở 1: làm trụ sở chính đặt tại Đường Nguyễn Bình- Dương xá- Gia lâm- Hà nội với Website: http//netc-vca.edu.vn.

- Tổng diện tích mặt bằng 04ha. - Tổng diện tích mặt bằng đã xây dựng : 18.127 m2 + Diện tích phòng học các loại : 16.282 m2 + Phòng thí nghiệm : 400 m2 + Diện tích nhà xưởng thực hành : 3.395 m2 + Thư viện : 1.650 m2 - Diện tích sàn xây dựng ký túc xá : 4.552 m2

- Cơ sở 2: Tại số 09 Hoàng đạo thúy- Thanh xuân - Hà nội (cách cơ sở 1 khoảng 30km).

36

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Trƣờng

Nguồn: Phòng Tổ chức Trường BAN GIÁM HIỆU Các phòng chức năng Các khoa chuyên môn Các trung tâm trực thuộc THUỘC Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Tài chính Kế toán Phòng Đào tạo Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng Phòng Công tác HSSV Phòng KH&CN Phòng Quản trị Khoa Công nghệ thông tin

Khoa Điện- Công nghệ may Khoa Tài chính ngân hàng Khoa Kế toán- Kiểm toán Khoa Quản trị kinh doanh Lý luận & Hành chính nhà nước

Trung tâm tin học - Ngoại ngữ

Trung tâm thông tin thư viện

TT Đào tạo & Phát triển nhân

lực

Ban tuyển sinh &Tư vấn giới thiệu việc làm VẤN GIỚI THIỆU VIỆC LÀM Văn phòng cơ sở 2 Bảo vệ và Quản lý KTX Khoa Khoa học cơ bản

Khoa Kinh tế & phát triển HTX

Trung tâm hợp tác và Phát triển

37

3.1.4 Kết quả đào tạo của Trường trong những năm gần đây

Tình hình tuyển sinh của nhà trường trong những năm qua có nhiều biến động. Số lượng sinh viên nhập học có xu hướng ngày càng giảm ở tất cả các bậc học (bảng 3.2). Số lượng sinh viên hệ cao đẳng chính quy đã giảm từ 900 năm 2012 – 2013 xuống còn 365 năm 2014 – 2015. Đối với hệ cao đẳng liên thông thì lại có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đều, đối tượng này chủ yếu là những sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp của trường. Tuy nhiên với tình hình số lượng sinh viên hệ trung cấp của nhà trường đang giảm mạnh từ 500 sinh viên năm 2012 – 2013 đến 2014 – 2015 chỉ còn 171 sinh viên và có nguy cơ tiếp tục giảm nữa trong các năm tiếp theo thì có thể nhận định rằng số sinh viên hệ cao đẳng liên thông cũng sẽ có xu hướng giảm mạnh trong các năm tiếp theo.

Bảng 3.2. Thực trạng quy mô đào tạo của trƣờng qua các năm

ĐVT: Sinh viên

TT Năm Cao đẳng

chính quy

Cao đẳng

liên thông Trung cấp Tổng

1 2012-2013 900 150 500 1550

2 2013-2014 400 296 285 981

3 2014-2015 365 250 171 786

Tổng 1665 696 956 3317

Nguồn: Phòng Công tác học sinh sinh viên

3.2 Thực trạng hoạt động marketing mix trong đào tạo tại trƣờng CĐKT- KTTW (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1 Thực trạng công tác xác định nhu cầu đào tạo

3.2.1.1 Xác định nhu cầu đào tạo qua các năm

Dựa vào nhu cầu đào tạo của xã hội và của khu vực; khả năng của nhà trường và số lượng học sinh các bậc, hệ và ngành đào tạo của năm trước, nhà trường xác định nhu cầu đào tạo qua các năm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực và của xã hội.

38

Kết quả xác định nhu cầu đào tạo của Trường cho thấy nhu cầu đào tạo của trường có sự biến động qua các năm. Số sinh viên theo học thực tế có xư hướng giảm ở tất cả các bậc và hệ đào tạo của trường. Năm 2012, số sinh viên thực tế theo học các bậc đào tạo của trường là 1550 sinh viên, năm 2014 con số này chỉ còn 786 sinh viên, giảm 50,71% so với năm 2012. Thực tế này phản ánh đúng xu thế tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng ngày càng có xu hướng giảm đi do một số nguyên nhân như: số lượng trường đại học, cao đẳng được mở ra nhiều hơn, xu hướng đi du học nước ngoài, số lượng con trong các gia đình giảm đi.... Việc xác định nhu cầu đào tạo của trường khá phù hợp với số sinh viên thực tế theo học ở tất cả các bậc và hệ đào tạo. Hàng năm, số học sinh thực tế theo học thường chênh lệch khoảng 5 – 10% so với kế hoạch tuyển sinh của nhà trường. Điều này chứng tỏ công tác xác định nhu cầu đào tạo của trường khá sát với nhu cầu thực tế.

Bảng 3.3: Nhu cầu/kế hoạch đào tạo của trƣờng qua các năm

ĐVT: Sinh viên Hệ, bậc đào tạo 2012 2013 2014 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Cao đẳng chính quy 850 900 500 400 450 365

Cao đẳng liên thông 100 150 300 296 300 250

Trung cấp 550 500 300 285 200 171

Tổng 1500 1550 1100 981 950 786

(Nguồn: Phòng đào tạo trường) 3.2.1.2 Xác định thị trường mục tiêu

Với mục tiêu đào tạo của Trường là đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật phục cho sự nghiệp phát triển kinh tế của khu vực Hợp tác xã và các vùng lân cận.

39

- Thị trường mục tiêu: Trường xác định thị trường mục tiêu là các tỉnh miền bắc và trong đó hướng đến các khu vực nông thôn: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương.... Hàng năm, số học sinh theo học từ khu vực nông thôn chiếm khoảng 90% – 95%% tổng sinh viên của trường. Các khu vực thành phố, thị trấn chiếm một tỷ lệ không cao.

- Đối tượng tuyển sinh: Nhà trường xác định đối tượng đào của Trường bao gồm: + Cao đẳng chính quy: Đối tượng tuyển sinh là các HS tốt nghiệp PTTH, bổ túc văn hoá và có kết quả theo hình thức thi 3 chung của Bộ GD được tổ chức thi trực tiếp vào trường hoặc xét tuyển nguyện vọng. SV tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cán bộ xã phường hoặc có thể học liên thông lên đại học.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 40)