Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 90 - 95)

- MIX TẠI TRƢỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG

4.2.1 Các giải pháp chung

Sứ mạng của Trường CĐKT-KTTW đã được xác định ngay từ khi thành lập: Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và thấp hơn về lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, NCKH, chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế hợp tác và HTX. Mục tiêu của trường là đào tạo trình độ cao đẳng có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành cơ bản về chuyên ngành được đào tạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Trong tương lai không xa trở thành học viện trọng điểm của LMHTXVN. Việc xác định rõ sứ mạng và mục tiêu của trường là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình hoạt động, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch ngắn và trung hạn của Trường để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết TW 8-Khóa XI và chủ chương, chỉ đạo đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT. Đảm bảo chất lượng, phù hợp với ngành nghề đào tạo, với thực tiễn yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả của Kinh tế tập thể, hợp tác, HTX trong giai đoạn hiện nay.

81

* Một là: Định vị, xác định rõ sứ mạng và mục tiêu của Nhà trường

Trường CĐKT-KTTW là trường đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội và đặc thù ngành nghề HTX. Nhà trường đã xác định được mục tiêu phát triển trong những năm trước mắt và tầm nhìn đến 2020 phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng theo Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học: mục tiêu được công bố công khai bằng văn bản và trên website, đồng thời định kỳ rà soát, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và triển khai kế hoạch thực hiện công tác đào tạo hằng năm đạt hiệu quả.

* Hai là: Đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng công tác đào tạo.

Với phương châm: đào tạo những gì mà xã hội cần, cho nên hàng năm, Ban giám hiệu đã chỉ đạo tổ chức điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo. Việc điều chỉnh được tiến thành thông qua các buổi hội thảo ở các cấp từ cơ sở tổ bộ môn, khoa đến cấp trường. Nhà trường đã đưa ra một số định hướng phát triển đến năm 2020.

Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập của Trường được xây dựng theo các quy định hiện hành do Bộ GD&ĐT, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng của Nhà trường. Đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của giảng viên và cán bộ quản lý từ cấp bộ môn, cấp khoa đến cấp trường và có dựa trên các ý kiến đóng góp của các nhà tuyển dụng, các chuyên gia, các cựu SV. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng mở thêm những chuyên ngành mới đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế, xã hội. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường.

Việc lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng, các cựu SV... chưa được tiến hành thường xuyên. Các chương trình đào tạo còn ít kỹ năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ vào việc giải quyết các nội dung của chuyên ngành.

- Nâng cao, cải tiến chất lượng công tác đào tạo.

Tập chung chuyển đổi mô hình thực hiện đào tạo theo tín chỉ. Nên xây dựng kịp thời và thực hiện các chương trình đào tạo theo hướng bằng kép, ngành ghép. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các chương trình đào tạo hiện có.

82

Đổi mới kiểm tra đánh giá trong việc cập nhật giáo trình, nguồn tài liệu học tập, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thực hiện tốt việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo, đáp ứng được nhu cầu học tập của người học.

Nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu. Đã đa dạng hóa phương pháp và hình thức đánh giá nhằm đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng. Kết quả học tập của người học phải được thông báo công khai, kịp thời theo quy định, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ được cấp đúng quy định.

* Ba là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Nhà trường. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Đội ngũ cán bộ giảng viên hiện nay cơ bản đủ về số lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, NCKH . Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và có năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đặc biệt là chương trình bồi dưỡng cán bộ trẻ chuyên sâu, cán bộ đầu ngành của Trường, nhất là bộ phận cán bộ giảng dạy.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý

Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ bộ môn. Tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả của các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn trực thuộc. Thường xuyên được kiện toàn, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác giảng dạy và quản lý, phục vụ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của trường. Cơ cấu tổ chức phù hợp, tinh gọn, cán bộ được bổ nhiệm lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn có năng lực, đủ tiêu chuẩn, trình độ và được tập thể đơn vị tín nhiệm cao.

Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ của Trường trong 3 năm qua còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục. Cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng viên ở một số ngành, chuyên ngành, phòng ban chưa hợp lý. Trong thời gian tới Trường nên chủ

83

động xây dựng kế hoạch và từng bước phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng.

- Lấy người học làm trung tâm

Người học nên được hướng dẫn, phổ biến đầy đủ các quy định, quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và của Trường từ khi nhập học cho đến khi tốt nghiệp ra trường.

Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn để HSSV thực hiện đúng các quyền lợi của mình như học bổng, miễm giảm học phí, trợ cấp khó khăn, được tham gia sinh hoạt tại các tổ chức chính trị xã hội, các câu lạc bộ, các hoạt động văn thể mỹ lành mạnh.

Ngoài những ưu điểm trên, công tác HSSV trường còn một số mặt hạn chế. Việc nắm bắt thực trạng tình hình học tập, sinh hoạt cũng như ý kiến đóng góp của SV thực tế nhiều khi chưa kịp thời. Nhà trường cần thường xuyên khảo sát, đánh giá và có các điều chỉnh phù hợp và đặc biệt nâng cao hơn nữa chăm lo đời sống của người học, tập trung hỗ trợ việc học tập, việc làm cho người học.

* Bốn là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học

Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các khâu quản lý công tác NCKH của Trường theo hướng có sản phẩm đầu ra rõ ràng. Kết hợp NCKH với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ đi đôi với thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà trường. Đẩy mạnh hợp tác NCKH với các đơn vị ngoài Trường trong và ngoài nước, giữa các cá nhân trong một đơn vị.

Đảm bảo mỗi đề tài NCKH phải có kết quả là một bài báo đăng trong các tạp chí chuyên ngành, cấp quốc gia trở lên hay báo cáo tại các hội nghị, hội thảo cấp nhà nước, quốc tế

* Năm là: Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Thực hiện hiệu quả hơn nữa cơ chế tự chủ tài chính , quản lý và sử dụng các nguồn lực tốt, CSVC đúng theo quy định và tiết kiệm. Rà soát các khoản chi, thu từ việc tăng cường chuyển giao chất xám trong công tác NCKH và dịch vụ đào tạo, marketing trong đào tạo.

84

- Nâng cao chất lượng phục vụ của Trung tâm thông tin thư viện, bảo đảm nguồn chi phí mua bổ sung tài liệu tham khảo và tài liệu học tập cho các em. Sử dụng hiệu quả cơ sở máy móc thiết bị đầu tư hiện có cũng như hê thống điện, công nghệ thông tin, Internet. Tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật cũng như nhân viên phục vụ. Nhất là các phòng học Elearning hiện đại như hiện nay.

- Nâng cấp CSVC như phòng học, khu vực sinh hoạt chung, phòng làm việc cho cán bộ hành chính, cơ sở 2 được khang trang hơn.

* Sáu là: Xúc tiến quảng cáo, nâng cao hơn nữa thương hiệu của Trường đến người học

Bằng sự hậu thuẫn của LMHTXVN. Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-TCĐKT- KTTW ngày 18/12/2013 về việc Ban hành chiến lược phát triển Trường là động lực để Trường CĐKT-KTTW quyết tâm phấn đấu cho sự GD&ĐT. Mặc dù 2 năm gần đây số lượng tuyển sinh đầu vào đang ngày một ít đi, đã làm ảnh ưởng rất lớn đến công tác đào tạo của Trường. Song bằng mọi sự nỗ lực trong khả năng cho phép Trường nên thực hiện mục tiêu hành động với những chiến lược tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo mạnh mẽ. Trường xác định đối tượng tuyển sinh, đối tượng đào tạo của mình như:

- Tuyển sinh theo nhu cầu của xã hội là các học sinh tốt nghiệp các trường THPT hoặc tương đương, các cán bộ công nhân viên chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu học tập nâng cao trình độ tại các bậc học khác nhau.

- Tuyển sinh theo địa chỉ: Đối tượng thuộc diện này bao gồm các cán bộ HTX đang công tác tại cấp xã/phường, các cơ quan quản lý, các cán bộ thuộc diện quy hoạch là cán bộ nguồn được cử đi học tập nâng cao trình độ. Các cán bộ này thường được cử đi học theo các chương trình, đề án, được hỗ trợ kinh phí học tập, đi lại và ăn ở. Sau khi học xong tiếp tục trở về đơn vị cũ trước khi đi học để tiếp tục công tác hoặc theo học hệ vừa làm vừa học, liên thông. Ví dụ HTX nội bài, Đan phượng, Văn la, Đại từ…

85

- Tuyển sinh kiểu liên kết đào tạo: Là các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn chuyển đổi kiến thức, chứng chỉ nghiệp vụ, Trung cấp, Cao đẳng hay liên thông do các đối tác của Trường tuyển sinh và kết hợp với Nhà trường để đào tạo tại các cơ sở liên kết trong và ngoài trường.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing mix tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương (Trang 90 - 95)