- MIX TẠI TRƢỜNG CĐ KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG
3.2.2.3 Chính sách phân phối
a. Chính sách tuyến sinh đầu vào: Nhà trường xác định công tác tuyển sinh không phải là công việc của phòng Đào tạo hay Khảo thí nói riêng mà là công việc chung của toàn trường. Vì vậy, mọi cán bộ công nhân viên đều có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn các thí sinh và gia đình về chương trình đào tạo của nhà trường. Mặt khác, nhà trường chú trọng công tác nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín và vị thế của Trường, coi chất lượng SV tốt nghiệp ra trường làm việc ở các cơ quan và các doanh nghiệp là hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất.
- Từ năm học 2012 – 2013 trở lại đây, khi Bộ GD&ĐT có những quy định mới về tuyển sinh, đào tạo liên thông, cùng với kinh tế trong nước có nhiều biến động, SV ra trường không có việc làm nên Nhà Trường đã gặp rất nhiều khó khăn
56
trong công tác tuyển sinh đầu vào. Số lượng tuyển sinh các hệ của trường qua các năm được thể hiện ở biểu đồ 3.6
1200 900 400 365 350 150 296 250 880 500 285 171 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2011 - 2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Cao đẳng Cao đẳng Trung cấp
(Nguồn: Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng)
Biểu đồ 3.6: Kết quả tuyển sinh các hệ đào tạo qua các năm
Việc tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy vào nhà trường giảm mạnh từ năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014 đã dẫn đến việc tổ chức đào tạo và bố trí các lớp học của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Năm học 2014 – 2015 lượng SV hệ cao đẳng chính quy của Trường mới chỉ có 400 SV. Hệ cao đẳng liên thông, hệ trung cấp chuyên nghiệp cũng bắt đầu giảm nguyên nhân quy mô tuyển sinh của trường giảm là do có những quy định mới về tuyển sinh không còn phù hợp với hệ thống các trường cao đẳng trong đó có Trường CĐKT-KTTW, bên cạnh đó còn nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường nên người học có nhiều cơ hội để lựa chọn. Vì vậy, quy mô tuyển sinh các năm sau của trường ở một đoạn thị trường trên có xu hướng còn giảm nhiều, tình trạng này còn kéo dài sang năm học 2015-2016....
Trước tình hình trên. Ngay từ kỳ học thứ nhất của các lớp 12 (kỳ thứ 5 của 3 năm học THPT). Nhà Trường đã phải bắt tay vào công cuộc thông báo tuyển sinh qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Cuốn những điều cần biết, đài truyền hình, gửi các chương trình đào tạo, các tài liệu thư ngỏ tuyển sinh đầu vào tới các em, các mối quan hệ sẵn có qua cán bộ giảng viên HSSV của Trường, khuyến
57
khích, đồng thời cũng bắt buộc mỗi cán bộ giảng viên phải mang thông tin tuyển sinh của Trường mình đến được 2 trường THPT hay Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
b. Chính sách đầu ra
Nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc các chính sách ưu đãi cho người học với các đối tượng thuộc diện ưu tiên như con thương binh, liệt sĩ, con các gia đình có công, con hộ nghèo, thể hiện ngay từ điểm tuyển vào trường theo khu vực hay được ở nội trú của một trường công lập, được giao lưu giới thiệu việc làm, là điểm nhấn cho các hoạt động của mình.
Những chương trình phát triển nghề nghiệp, kỹ năng mềm được thiết kế giúp SV có thể kết nối với các chuyên gia cố vấn về nghề nghiệp, họ được hướng dẫn thực hành thực tế. Được đào tạo về kiến thức và những lời khuyên về nghề nghiệp để có thể có một kế hoạch cho công việc một cách bài bản và hiệu quả. Theo quan sát nghiên cứu đề tài thì mảng hướng nghiệp chưa được Nhà trường chú tâm nhiều.
Công tác hướng nghiệp cho SV ra trường hiện nay chưa được chú trọng đúng tầm, nên việc SV sau khi tốt nghiệp mất phương hướng về nghề nghiệp là điều tất yếu. Hai đặc điểm có thể thấy rõ nhất là phần lớn ứng viên không tự tin về bản thân và kỹ năng xin việc dưới trung bình. Những mặt yếu kém của HSSV sau khi tốt nghiệp thường là kiến thức lý thuyết tạm được nhưng tay nghề thực tế yếu, thiếu khả năng tổng hợp, không biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có tính hệ thống, không biết cách làm việc tập thể, nhóm, thiếu khả năng quản lý, tổ chức công việc.
Tuy vậy thực tế cũng cho thấy HSSV của trường khi tốt nghiệp ra đều xin được việc làm khá cao nhờ chất lượng đào tạo và uy tín nhà trường. Cụ thể là nhà trường đã tiến hành khảo sát SV cao đẳng tốt nghiệp ra trường thuộc các khóa 1, 2 và gần đây là khóa 3 kết quả khảo sát cho thấy có trên 80% số SV ra trường tìm được việc làm.
c. Chính sách liên kết: - Liên kết với các trường
Để thu hút thêm người học và đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội cũng như tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên ở mọi nơi, nhà trường đã rất chú trọng trong
58
việc chủ động liên kết với các trường như: Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học tài chính & quản trị kinh doanh, Đại học Thương mại, đào tạo liên thông chính quy với Đại học công nghiệp Việt- Hung, liên kết với Viện Đại học mở để đào tạo cho khối HTX nội bài…nhằm đáp ứng trong khả năng tốt nhất nhu cầu của người học.
- Liên kết với các cơ sở đào tạo
Hiện nay kênh gián tiếp được áp dụng nhiều đó là thông qua các trung tâm liên kết khá bền vững như: trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh huyện, các cơ sở giáo dục hay trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức cá nhân theo từng địa bàn khác. Thường cách này gồm các lớp trung cấp, liên thông cao đẳng, hay các lớp học chuyển đổi với từng môn học cụ thể và riêng biệt.
Bảng 3.13: Các cơ sở liên kết đào tạo của trƣờng tính đến năm 2014
TT Tên đơn vị liên kết Địa phƣơng
1 Trường trung cấp Bách khoa Mỹ đình- Hà nội 2 Viện CNTT- Đại học Thành tây Hà đông- Hà nội 3 Trung tâm GDTX huyện Tứ kỳ Tứ kỳ- Hải dương
(Nguồn: Phòng đào tạo)
Trong những năm gần đây tình trạng tuyển sinh của Trường đã gặp nhiều khó khăn nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan, tình trạng cạnh tranh đào tạo ngày càng khó, nhà trường phải hết sức chú ý đến chính sách này gồm các nội dung chủ yếu đó là tuyển sinh, đào tạo thế nào và chính sách đầu ra?
Tăng cường thực hiện chính sách tuyển sinh trực tiếp và rộng rãi đối với tất cả các hệ đào tạo chính quy hay liên thông trong phạm vi khu vực trường và cả nước trên nhiều phương tiện thông tin như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thực hiện cử cán bộ giảng viên đến trực tiếp các trường THPT để thông tin tới các em học sinh.
Về đầu ra, nhà trường đang và đã lập nhiều kế hoạch về thông tin hoạt động đào tạo của mình đến các tổ chức sử dụng lao động như: Thành lập văn phòng tuyển sinh và giới thiệu việc làm chuyên biệt, cử cán bộ giảng viên đi khảo sát thực tế, liên kết đào tạo nhân sự cho họ, hướng dẫn thực tập HSSV... nhằm tạo điều kiện
59
cho họ có cơ hội tìm kiếm được nhân sự tốt phù hợp với công việc, cũng như đầu ra của SV trong Trường có việc làm được dễ dàng hơn khi tốt nghiệp. Thực hiện thông báo rộng khắp trên các phương tiện thôn tin đại chúng các khoá học sinh ra trường. Tăng cường công tác đào tạo theo địa chỉ ( Các tổ HTX) để người học tốt nghiệp ra trường có công ăn việc làm ổn định.
- Liên kết với các doanh nghiệp và hợp tác xã
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề tư vấn hướng nghiêp cho HSSV, các tổ chức liên kết với Trường cũng đã có những lớp tập huấn kỹ năng mềm, giao tiếp. Hàng năm khi các khóa học bước sang năm thứ 2, HSSV đều được tiếp kiến các chủ đề nóng liên quan đến học tập và làm việc, seminar“ Phỏng vấn tuyển dụng” chương trình này được các em đón nhận khá hào hứng nhất và đã mang lại nhiều kinh nghiệm xin việc.
Bảng 3.14: Tổng hợp các lớp tập huấn doanh nghiệp, HTX do Nhà trường tổ chức
Năm 2013 2014
Nội dung
- Đoàn tình nguyện viên Công ty Samsung tới trường tổ chức hướng nghiệp đưa SV của Trường tới thăm nhà máy Samsung ở Bắc Ninh - Khoa quản trị kinh doanh tổ chức hội thảo hướng nghiệp dành cho SV khóa 3 của mình, hội thảo kéo dài trong 3 giờ và nội dung là hướng dẫn cho các SV sắp tốt nghiệp định ra cho mình một mục tiêu cụ thể và phải làm gì để có thể đạt được mục tiêu đó. cuộc thi “Ươm mầm nhà quản trị”...
- Các khoa tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn SV đi thực tập.
- Đoàn tình nguyện viên Công ty Samsung quay trở lại mở các lớp học hướng nghiệp cho SV.
- Khoa quản trị kinh doanh tổ chức buổi hội thảo hướng dẫn, thực hành viết CV xin việc, trả lời phỏng vấn... - Phòng NCKH tổ chức buổi hội thảo hướng nghiệp cho SV.
....
(Nguồn: Phòng Khoa học công nghệ & Hợp tác Quốc tế)
Theo (bảng 3.14) Các phòng, khoa có tổ chức cho HSSV nhưng mật độ còn ít. Thực tế là hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho người học chưa đồng bộ, số lượng và chất lượng chưa cao. Hiện nay Nhà trường đã có Ban tuyển sinh và tư vấn việc
60
làm nhưng chưa được khai thác nhiều. Có thể thấy rằng nguyên nhân quan trọng của vấn đề này là chúng ta đang rất thiếu lực lượng tư vấn hướng nghiệp cho SV, và chúng ta cũng chưa xây dựng được một khung chuẩn cho công tác giáo dục hướng nghiệp.
Với lý do đó nhà Trường nên có một trung tâm hướng nghiệp cho SV trước và sau khi tốt nghiệp. Trung tâm cung cấp các dịch vụ giúp SV rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức được học ở trường với nghề nghiệp tương lai của mình.
Để gắn kết đào tạo với thực tế, nhà trường với DN về nguyên tắc các nhà đào tạo phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu đào tạo về quy mô, cơ cấu và trình độ, đồng thời các nhà sử dụng lao động phải tư vấn hoặc trực tiếp đặt hàng với các trường về đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của DN. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy do nhu cầu vào trường cao đẳng có xu hướng giảm. Chính vì lý do đó nên các trường cao đẳng như trường CĐ KT-KTTW chưa có hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc điều tra, nắm bắt nhu cầu của xã hội của nhà sử dụng và thực sự cũng chưa quan tâm đến việc HSSV ra trường có việc làm hay việc làm có đúng chuyên môn hay không. Còn về phía các nhà sử dụng, đặc biệt là các DN, mặc dù biết rằng SV các trường cao đẳng sau khi được tuyển dụng còn phải tiếp tục đào tạo mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, song họ cũng không mấy mặn mà gắn kết với nhà trường. Hiện nay, việc tư vấn hoặc liên kết với nhà trường đào tạo theo nhu cầu của DN (điều mà một số trường CĐ-ĐH đã làm như ĐH Hoa sen- TP Hồ Chí Minh, Cao đẳng nghề Long biên đã làm, Cao đẳng du lịch Hà nội) cũng chỉ dừng lại ở mong muốn hoặc ở chủ trương của Trường mà thôi.