Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố cao bằng (Trang 45 - 50)

II Đất phi nông nghiệp 1749 16.06 1942 17.83 2280 20

3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hộ

3.1.3.1 Tình hình kinh tế của thành phố Cao Bằng

Kinh tế của Thành phố Cao Bằng đang từng bước ổn định, hoà nhập cùng nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nguời đân đựơc cải thiện đáng kể, một bộ phân được giàu lên, dân trí được mở mang. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố Cao Bằng được thể hiện qua bảng 3.2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 36 

Bảng 3.2 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế thành phố Cao Bằng năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) SL (tỷđồng CC (%) SL (tỷđồng CC (%) SL (tỷđồng CC (%) 12/11 13/12 BQ  I- Tổng giá trị sản xuất 1,753,956.26 100.00 1,964,138.31 100.00 2,080,734.72 100.00 111.98 105.94 108.92 1- Nông nghiệp 634,652.12 36.18 679,379.42 34.59 692,578.24 33.29 107.05 101.94 104.46

2- Công nghiệp- xây

dựng cơ bản 192,349.35 10.97 237,202.76 12.08 284,829.36 13.69 123.32 120.08 121.69 3- Thương mại- dịch vụ 862,948.52 49.20 974,746.26 49.63 1,028,937.36 49.45 112.96 105.56 109.19 4- Ngành nghề khác 64,006.27 3.65 72,809.87 3.71 74,389.76 3.58 113.75 102.17 107.81 II- Một số chỉ tiêu 1- Giá trị sản xuất/khẩu 25.95 28.95 30.58 111.57 105.61 108.55 2- Giá trị sản xuất/LĐ 48.60 52.58 54.37 108.19 103.40 105.77 3- Giá trị sản xuất/hộ 163.51 179.18 183.21 109.58 102.25 105.85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 37 

Qua bảng 3.2 cho thấy tổng giá trị sản xuất của thành phố Cao bằng tăng từ 1,75 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên, 2,08 nghìn tỷ đồng năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm đạt 8,92%. Trong đó có sự chuyển dịch tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2011 cơ cấu nông nghiệp đạt 36,18 %, công nghiệp – xây dựng đạt 10,97%, thương mại dịch vụ đạt 49,20%. Đến năm 2013 tỷ trọng tương ứng là 33,29% - 13,69% và 49,45%.

Ngành công nghiệp – xây dựng trên địa bàn chủ yếu là sản xuất theo kiểu tiểu thủ công nghiệp, với giá trị sản xuất không cao chỉ đạt khoảng 284,8 tỷ đồng năm 2013. Trong khi đó ngành thương mại và dịch vụ cho nguồn thu lên tới 1028,9 tỷ đồng năm 2013. Điều này là do các cấp lãnh đạo thành phố đã phát huy được lợi thế của mình để phát triển ngành dịch vụ, với việc là trung tâm đầu não của tỉnh Cao Bằng, lại giáp ranh với Hòa An và Thạch An là huyện có nhiều di tích lịch sử thu hút du khách, thành phố Cao Bằng đã quan tâm đầu tư các khu nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp để phục vụ nhu cầu khách du lịch, mặt khác cũng là trung tâm giới thiệu sản phẩm, giao thương buôn bán các sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Về sản xuất nông lâm nghiệp, tổng sản lượng lương thực đạt 11.362 tấn, sản lượng thuốc lá đạt 31,5 tấn. Sản lượng sắn đạt 1.746 tấn. Các cây rau mầy được trú trọng đầu tư, chăm sóc luân canh tăng vụ trên diện tích 248 ha, đáp ứng nhu cầu thực phẩm xanh cho toàn thành phố. Về chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố có sự gia tăng về số lượng: đàn trâu hiện có 1.879 con, đàn bò là 214 con, đàn lợn là 18.217 con; đàn gia cầm đạt 126.527 con.

Các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên nhân khẩu, lao động và hộ đều có xu hướng tăng nhẹ cho thấy đời sông người dân thành phố đang dần được cải thiện. Trong đó giá trị sản xuất trên nhân khẩu có tốc độ tăng lớn nhất, từ 25,95 triệu đồng năm 2011 lên 30,58 triệu đồng năm 2013, bình quân 3 năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 38 

tăng 8,55%, chứng tỏ năng suất lao động của lao động trên địa bàn thành phố đã được nâng lên.

3.1.3.2 Tình hình dân số và lao động

Là trung tâm một tỉnh miền núi, có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với cuộc cách mạng dân tộc, Thành phố Cao Bằng có mật độ dân số cao hơn nhiều so với các huyện lân cận trong tỉnh, tuy nhiên so với cả nước thì lại ở mức thấp. Dân số năm 2013 là 68.043 người, đạt mật độ bình quân 6,25 người/ha. Dưới tác động của chính sách kế hoạch hoá gia đình, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có xu hướng giảm dần qua các năm. Tính bình quân giai đoạn 2011 - 2013, tốc độ tăng dân số trung bình trên địa bàn tỉnh là 0,34%/năm.

Qua Bảng 3.3 có thể nhận thấy rõ thành phố Cao Bằng có nguồn dân số trẻ, với khoảng 38 nghìn lao động năm 2013, chiếm khoảng 56% tổng dân số, bình quân 3 năm tăng 2,98%, điều này chứng tỏ thành phố Cao Bằng có nguồn bổ sung nhân lực dồi dào xong cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động đối với các cấp chính quyền.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối chậm. Tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - thuỷ sản giảm từ 31.541 người năm 2011 xuống còn 30.748 người năm 2013. Điều đó có nghĩa là trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm ngư nghiệp sẽ ngày càng lớn. Do đó đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được đẩy nhanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 39 

Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động thành phố Cao Bằng năm 2011 - 2013

STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 12/11 13/12 BQ I 1. Tổng số hộ của xã Hộ 10727 100.00 10962 100.00 11357 100.00 102.19 103.60 102.89 1 - Số hộ nông nghiệp Hộ 8735 81.43 8920 81.37 9146 80.53 102.12 102.53 102.33 2 - Số hộ phi nông nghiệp Hộ 1992 18.57 2042 18.63 2211 19.47

102.51 108.28 105.35 II 2. Tổng số nhân khẩu Người 67584 100.00 67836 100.00 68043 100.00 100.37 100.31 100.34 III 3. Tổng số lao động 36089 100.00 37354 100.00 38269 100.00 103.51 102.45 102.98 1 - Lao động nông nghiệp LĐ 31541 87.40 31253 83.67 30748 80.35 99.09 98.38 98.73 2 - Lao động phi nông nghiệp LĐ 4548 12.60 6101 16.33 7521 19.65

134.15 123.27 128.60 IV 4. Một số chỉ tiêu 1 - BQ khẩu/ hộ Khẩu/hộ 6.30 6.19 5.99 98.22 96.82 97.52 2 - BQ LĐNN/ hộ NN LĐ/hộ 3.61 3.50 3.36 97.03 95.95 96.49 3 - BQ LĐ phi NN/hộ phi NN LĐ/hộ 2.28 2.99 3.40 130.86 113.85 122.06 4 - BQ khẩu/ LĐ Khẩu/LĐ 1.87 1.82 1.78 96.97 97.91 97.44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 40 

3.1.3.3.Cơ sở hạ tầng

- Giao thông vận tải:

Hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ đều giải nhựa và phân bố khá hợp lí trên địa bàn thành phố. Mạng lưới đường nhựa này xuất phát từ dọc quốc lộ 3, quốc lộ 3 bắt đầu từ cửa khẩu Tà Lùng huyện Phục Hoà đi Bắc Kạn chạy qua thành phố Cao Bằng. Là tuyến đường quan trọng của tỉnh. Ngoài ra còn có quốc lộ 4 đi Lạng Sơn, 34 đi Hà Giang.

- Hệ Thống điện:

Nằm trong hệ thống lưới điện toàn miền bắc. Cao Bằng là tỉnh có hệ thống lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ thành phố có mạng lưới điện tốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

- Hệ thống nước sạch:

Thành phố Cao Bằng đã có nhà máy nước, đảm bảo nhu cầu về khối lượng và chất lượng nước cho người dân.

- Hệ thống bưu chính:

Cao Bằng có hệ thống bưu chính viễn thông kết nối toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố cao bằng (Trang 45 - 50)