PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vềđiều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý a) Vị trí địa lý
Thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn 120 km theo quốc lộ 4A. Thành phố Cao Bằng được bao quanh bởi huyện Hoà An, có tổng diện tích 10.889ha, dân số gần 68 nghìn người có ranh giới tiếp giáp:
- Phía Bắc, phía Đông và phía Tây giáp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng - Phía Nam giáp huyện Hòa An và Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Thành phố có 8 đơn vị phường: Hợp Giang, Tân Giang, Sông Bằng, Sông Hiến, Hoà Chung, Ngọc Xuân, Đề Thám, Duyệt Trung; thành phố có 2 đơn vị xã là: Chu Trinh và Hưng Đạo.
b) Địa hình
- Thành phố Cao Bằng là một thành phố miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200m. Địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến. Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh được phân thành 2 khu vực địa hình khác nhau.
- Khu vực thành phố cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m. Là một bán đảo hình mui rùa.
- Khu vực thành phố mở rộng bao gồm các khu vực ven đồi núi và trong các thung lũng có độ cao trung bình từ 200 – 250 m. Độ dốc từ 10 – 30%
c) Khí hậu và thủy văn
Khí hậu của thành phố Cao Bằng mang chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do sự chi phối của địa hình nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
đồng bằng Bắc Bộ.Nhiệt độ trung bình năm là 22,50C, nhiệt độ thấp nhất 11,80C, nhiệt độ cao nhất 28,40C.Số giờ nắng trung bình của năm đạt 1.670,6 giờ. Thấp nhất là 8,4 giờ (tháng1). Cao nhất là 256,6 giờ (tháng 8). Lượng mưa trung bình 1.390,4 mm/ năm. Cao nhất 325,4mm (tháng 7) và thấp nhất 1,2mm (tháng 2).. Độ ẩm tuơng đối, trung bình năm là 80%, độ ẩm cao nhất là 87% (tháng 7), thấp nhất là 73% (tháng 3).
Chế độ thuỷ văn các sông suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, có thể chia thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn
- Chế độ mùa lũ: mùa lũ trên các sông suối thưòng bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng lũ trên sông suối trong mùa này thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm. Lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt 164 m3/ năm. Trên sông Hiến là 37,43 m3/ năm. Do chế độ thuỷ văn trên các sông suối trong mùa mưa nên các vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị ngập úng, song do địa hình dốc nên thời gian lũ rút rất nhanh ( 3 – 8 giờ/ ngày) và hậu quả không trầm trọng như một số tỉnh miền trung .
- Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn thành phố Cao Bằng , đỉnh mùa cạn trên sông suối kéo dà khoảng 3 tháng ( từ tháng 1 đến tháng 3). Trong mùa này, lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7m3s và trên sông Hiến là 10,9m3/s.
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Cao Bằng là một nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu đất nông nghiệp và rừng. Tuy nhiên do đặc điểm của một thành phố vùng núi, đất nông nghiệp nơi đây thường kém màu mỡ, dễ bị xói mòn, bạc màu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Cao Bằng năm 2011 – 2013
STT Chỉ tiêu
2011 2012 2013 So sánh (%)
Diện
tích (ha) C(%) ơ cấu Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu 12/11 13/12 BQ A Tổng diện tích 10889 100.00 10889 100.00 10889 100.00 100.00 100.00 100.00 I Đất nông nghiệp 8502 78.08 8321 76.42 8041 73.85 97.87 96.64 97.25 1 Đất trồng trọt 2296 27.01 2154 25.89 2018 25.10 93.82 93.69 93.75 2 Đất nông nghiệp khác 345 4.06 454 5.46 501 6.23 131.59 110.35 120.51 3 Đất lâm nghiệp 5861 68.94 5713 68.66 5522 68.67 97.47 96.66 97.06