2.1.4.1 Tác động trực tiếp đến người dân a)Tác động về việc làm
* Tác động tích cực
- Tăng cơ hội việc làm trong các khu, cụm công nghiệp cho hộ nông dân. - Nhiều loại hình dịch vụ phát triển, có cơ hội về việc làm mới nhờ đó nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
* Tác động tiêu cực
- Lực lượng lao động có độ tuổi cao, trình độ thấp không có việc làm. - Hộ nông dân do bị thu hồi đất không còn đất sản xuất hoặc chỉ còn lại một phần, sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ không đúng mục đích nên sẽ dẫn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
tới việc dư thừa lao động, mặt khác một số lao động do không có khả năng chuyển đổi việc làm dẫn tới thất nghiệp.
b) Tác động về thu nhập
* Tác động tích cực
- Khi thu hồi đất thì do được nhận tiền bồi thường nên một số hộ có khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế nhờ đó thu nhập của họ cũng tăng lên.
- Khi các ngành nghề truyền thống của địa phương được khôi phục phát triển và tận dụng được lượng lao động dư thừa, nên thu nhập của các hộ này được tăng lên.
- Nhiều loại hình dịch vụ phát triển, có cơ hội về việc làm mới nhờ đó nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
* Tác động tiêu cực
- Khi thu hồi đất thì những hộ mất đất do không chuyển đổi được việc làm sẽ không có việc làm từ đó dẫn tới thu nhập ngày càng thấp.
- Mặc dù kinh tế xã hội phát triển nhưng bộ phận nông dân do nhượng đất nên không có khả năng tự cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho đời sống hàng ngày nên phải mua, dẫn tới mặc dầu thu nhập cao hơn trước, nhưng cuộc sống về vật chất lại thấp hơn trước đây do chi tiêu tăng nhanh hơn thu nhập.
2.1.4.2 Tác động về mặt xã hội
* Tác động tích cực
- Thay đổi bộ mặt văn hoá của địa phương.
- Thay đổi nếp sống của cộng đồng theo hướng tốt lên.
- Các hộ nông dân có điều kiện tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn nên có cơ hội hưởng thụ văn hoá nhiều hơn.
* Tác động tiêu cực
- Có thể làm mất đi những phong tục tập quán tốt của địa phương do lối sống đô thị thâm nhập vào.
- Nhiều luồng văn hoá, các thành phần xã hội du nhập sẽ làm cho tệ nạn xã hội nhiều hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
- Sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất sai mục đích, vô tình làm cho các hộ nông dân không chuyển đổi được nghề nghiệp, không đầu tư cho tái sản xuất đẩy họ vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, chơi đề…
2.1.4.3 Tác động về môi trường
* Tác động tích cực
- Nếu thực hiện việc quy hoạch, xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải, nước thải sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Thực hiện thu hồi đất thuận lợi sẽ thúc đẩy công tác đầu tư sản xuất một cách nhanh chóng hơn và đỡ tốn kém trong công tác đầu tư mặt bằng cơ sở hạ tầng
- Góp phần di chuyển một số những cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trong khu dân cư, khu đô thị ra khu, cụm công nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường
- Chi phí xử lý chất thải, nước thải bảo vệ môi trường tốn ít chi phí hơn. * Tác động tiêu cực
Khu, cụm công nghiệp, khu dân cư phát triển sẽ kéo theo nhiều loại hình dịch vụ phát triển do đó công tác bảo vệ môi trường không tốt sẽ làm cho môi trường sinh thái xấu đi. Các chất thải tại khu, cụm công nghiệp nếu không quản lý chặt chẽ và có biện pháp xử lý đồng bộ, khoa học sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nhân dân.
2.1.4.4 Tác động đến thu ngân sách
* Tác động tích cực:
- Khi thu hồi đất quy hoạch khu dân cư để giao đất có thu tiền sẽ tạo ra nguồn thu ngân sách chủ yếu cho địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân.
- Khi thu hồi đất quy hoạch khu, cụm công nghiệp tạo ra nguồn thu từ các khoản thuế của các doanh nghiệp cho ngân sách địa phương.
* Tác động tiêu cực: Nếu chỉ đạo, quản lý việc thu tiền sử dụng đất không tốt dẫn tới những tồn đọng tiền sử dụng đất, sử dụng không đúng mục đích làm thất thoát tiền vốn của Nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
2.2 Cơ sở thực tiễn công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất