Tổng số mẫu quan sát là 100 mẫu, đáp viên sẽ được khảo sát tương ứng với 5 mức giá khác nhau (10.000 đồng, 20.000 đồng, 30.000 đồng, 40.000 đồng, 50.000 đồng). Nghĩa là các mức giá được liệt kê ra cho các đáp viên lựa chọn một mức giá, nếu đáp viên đồng ý chỉ trả mà không đồng ý với các mức giá thì sẽ ghi cụ thể giá mà đáp viên đồng ý trả, từ đó sẽ tính được mức giá trung bình sẵn lòng chi trả WTP.
4.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát 100 mẫu quan sát, thống kê được đáp viên có nhiều đặc điểm khác nhau như tuổi tác, số thành viên trong gia đình, thu nhập được trình bày ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Mô tả các đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí Đơn vị Trung
bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Tuổi đáp viên Tuổi 41,60 9,742 25 66
Số thành viên trong gia đình (theo nhóm tuổi) Dưới 12 tuổi Người 0,56 0,66 0 2 Từ 13 đến 17 tuổi Người 0,51 0,70 0 2 Trên 18 tuổi Người 3,24 1,15 1 5 Số thành viên trong gia đình Người 4,34 1,15 2 8 Thu nhập của đáp viên Đồng 4.200.000 2.093.000 1.000.000 10.000.000
31
Tuổi đáp viên trong mẫu nghiên cứu, có giá trị cao nhất là 65 và tuổi thấp nhất khảo sát là 25, trung bình là 40,09 tuổi. Nhìn chung, đa số đáp viên được phỏng vấn trên 18 tuổi, chứng tỏ họ có thể là chủ hộ, có thu nhập, và có khả năng quyết định trong gia đình (giống như kỳ vọng của cuộc nghiên cứu), nên câu trả lời đáng tin cậy. Khảo sát 100 hộ gia đình thì số thành viên trong gia đình cao nhất là 8 người, và thấp nhất là 2 người, trung bình số thành viên trong một gia đình. Mức thu nhập trung bình là 4.200.000 đồng và thu nhập của đáp viên trong tổng số mẫu quan sát có giá trị nhỏ nhất là 1.000.000 đồng và lớn nhất là 10.000.000 đồng.
Giới tính của đáp viên: qua biểu đồ Hình 4.1, tỷ trọng giữa nam, nữ có sự chệch lệch lớn, cụ thể số đáp viên nam chiếm 78%, còn số đáp viên nữ chiếm 22% trong 100 quan sát. Số nam giới chiếm tỷ trọng cao là do truyền thống của các gia đình Việt Nam thì nam giới luôn là người chủ và là người quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, còn người nữ thì luôn phụ thuộc vào suy nghĩ của người nam, do đó mặc dù phỏng vấn ngẫu nhiên, nhưng đáp viên được phỏng vấn trên địa bàn xã Trường Long lại đa phần là nam giới trả lời nhiều hơn nữ giới.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013
Hình 4.1 Giới tình của đáp viên
Theo kết quả điều tra, được thể hiện ở Hình 4.2: trình độ học vấn của các đáp viên chiếm phần lớn là trung học cơ sở (28%) và trung học phổ thông là (35%), trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm (13%), cao đẳng và đại học chiếm tỷ trọng thấp chỉ 7% và trình độ tiểu học chiếm tỷ trọng tương đối cao trong mẫu quan sát là 12% và các đối tượng không tham gia lớp học chính thức chiếm 5%. Lý do mà đối tượng rơi vào trình độ học vấn ở bậc tiểu học
32
cao và có những đối tượng không đi học là do họ chủ yếu là người lớn tuổi và ở nông thôn, khi đời sống vất chất của họ còn khó khăn nên ít được đi học phần lớn họ thuộc nghề nghiệp là nông dân.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013
Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên
Từ kết quả điều tra số thành viên theo gia đình theo nhóm tuổi: mỗi gia đình có nhiều nhất là 2 trẻ em, mỗi hộ có cao nhất 2 người trong độ tuổi thiếu niên, số người trên 18 tuổi trở lên thấp nhất là 1 người và nhiều nhất là 5 người, số hộ gia đình có 3 người trên 18 tuổi chiếm nhiều nhất.
Theo Hình 4.3, thu nhập là yếu tố kỳ vọng có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả rất cao. Thu nhập trung bình của các đáp viên đã khảo sát tương đối thấp. Các đáp viên có thu nhập từ 1 triệu đồng đến 10.000.000 đồng, thu nhập trung bình của các đáp viên là 4.200.000 đồng, cụ thể thu nhập ở 2 nhóm từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng chiếm tỷ trọng rất cao là 54%. Tiếp theo là thu nhập ở nhóm 1 từ 1.000.000 đồng đến 3 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 24% trong tổng số 100 mẫu quan sát. Các đáp viên có thu nhập trung bình từ 6.000.000 đồng trở lên chiếm tỷ trọng là 22%. Do vùng quan sát chủ yếu làm nghề nông là chủ yếu, nên thu nhập hằng tháng không cao.
33
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013
Hình 4.3 Thu nhập của đáp viên
Mặt khác, nghề nghiệp của đối tượng khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.2. Do địa bàn khảo sát thuộc vùng nông thôn chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái và đa số đáp viên làm nông chiếm 53% trong tổng 100 mẫu quan sát. Ngoài ra người dân sống ở khu vực Xã Trường Long còn làm nhiều công việc khác nhau như: buôn bán chiếm 16%, công chức chiếm 11%, số đáp viên làm công nhân chiếm 9%, nội trợ chiếm 6%, các nghề nghiệp khác chiếm 5% như: làm tóc, sửa chữa máy móc, chạy xe mướn, giữ xe, thợ hồ.
Bảng 4.2: Nghề nghiệp của đáp viên
Nghề nghiệp Số quan sát Tỷ trọng (%) Làm nông 53 53 Công nhân 9 9 Buôn bán 16 16 Công chức 11 11 Nội trợ 6 6
Khác ( sửa chữa máy móc, giữ xe…) 9 9
Tổng quan sát 100 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013
Bên cạnh đó, về tình trạng hôn nhân của đáp viên thì đa số các đáp viên đã lập gia đình chiếm tỷ lệ 93% và độc thân chiếm 7% được tổng hợp và trình bày qua Hình 4.4 sau đây.
34
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013
Hình 4.4 Tình trạng hôn nhân của đáp viên
Tóm lại, qua cuộc khảo sát ta thấy được, phần lớn đáp viên thuộc độ tuổi trung niên, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao, đã lập gia đình, có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao là nông dân, một số còn lại thì buôn bán có thu nhập trung bình của gia đình hơn 4.000.000 đồng/tháng. Khi chủ hộ là nam, người có thể quyết định mọi chuyện trong gia đình thì sẽ hào phóng chi trả cho các mức phí hàng tháng, nên khả năng ủng hộ cho việc cải thiện chất lượng nước mặt trong thời gian tới sẽ càng cao.
4.3 PHÂN TÍCH SỰ QUAN TÂM VÀ NHẬN THỨC CỦA ĐÁP VIÊN VỀVẤN ĐỀ XÃ HỘI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN SINH SỐNG.