Kết quả xử lý mô hình Logit về sự sẵn lòng chi trả của đáp viên sau khi đã điều chỉnh sự chắc chắn của đáp viên có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Mô hình Logit gồm có các độc lập như: tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập,
số thành viên trong gia đình, mức độ ảnh hưởng. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.31:
67 Biến giải thích Hệ số Hệ số P Thu nhập +3,92e-07 ** 0,022 Tuổi +0,0611751 ** 0,041 Giới tính +0,3344806 0,610 Trình độ học vấn +0,2115117 *** 0,008 Số thành viên -0,2693263 0,254 Mức độ ảnh hưởng +1,210386 ** 0,040 Hằng số -5,375004 0,003 Tổng số quan sát Phần trăm dự báo đúng Giá trị log của hàm gần đúng Giá trị kiểm định chi bình phương
100 80,00% -45,555035
42,46
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013 Ghi chú: (***) tương ứng với mức ý nghĩa 1%
(**) tương ứng với mức ý nghĩa 5%
Nhận xét: Đây là mô hình Logit, được xây dựng nhằm mục đích xác định các nhân tố làm ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho việc đóng khoản chi phí cho việc cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn Xã Trường Long.
Qua kết quả xử lý, kết quả kiểm định Pearson chi bình phương cho thấy sự phù hợp của mô hình logit với giá trị P tương ứng 0,2735 > 10%, tức là cho thấy mô hình không có bỏ sót biến. Phần trăm dự báo của mô hình là 80,00% điều này cho thấy sự phù hợp của mô hình khá cao.
Giải thích kết quả trong mô hình logit:
Sau khi chạy mô hình, có một biến có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% đó là biến trình độ học vấn là 0,008 và ba biến có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% là biến thu nhập, tuổi và mức độ ảnh hưởng.
Để thấy được mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc dưới sự tác động của các biến độc lập.
68
Biến Trình độ (trinhdo): với mức ý nghĩa 1% thì biến này có ý nghĩa thông kê với hệ số P= 0,008. Điều này nói lên rằng biến “trinhdo” có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên, hệ số = 0,2115117 có cùng dấu dương so với kỳ vọng ban đầu. Có nghĩa là trình độ đáp viên càng cao thì sự sẵn lòng chi trả của họ càng cao.
Biến Thu nhập (thunhap): Với mức ý nghĩa 5% thì biến này có ý nghĩa thống kê với hệ số P = 0,022 chứng tỏ biến “thunhap” có ảnh hưởng mật thiết đối với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên (như kỳ vọng). Hệ số = 3,92e-07 chứng tỏ biến “thunhap” có ảnh hưởng cùng chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên, có nghĩa là thu nhập của đáp viên càng cao thì sự sẵn lòng chi trả của họ càng cao. Điều này rất phù hợp với giả thuyết đưa ra.
Biến tuổi (tuoi): Có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên ở mức ý nghĩa 5% với hệ số P = 0,040. Biến này có hệ số = 0,0611751 chứng tỏ biến tuổi có ảnh hưởng cùng chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên, tức là tuổi đáp viên càng cao thì sự sẵn lòng chi trả càng cao.
Biến Mức độ ảnh hưởng (mucdoAH): Có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên ở mức ý nghĩa 5% với hệ số P = 0,041. Biến này có hệ số = 1.210386 chứng tỏ biến “ảnh hưởng” có ảnh hưởng cùng chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên, tức là ảnh hưởng từ ô nhiễm nước càng nhiều thì sự sẵn lòng chi trả càng cao.
Các biến còn lại như Gioitinh, Songuoi đều có P_value > 0.1 nên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức 10% và cho thấy khả năng trả tiền của đáp viên không phụ thuộc vào giới tính, số thành viên trong gia đình của đáp viên.
69
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI
DÂN CHO VIỆC CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC MẶT ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 5.1 HIỆN TRẠNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Đời sống vật chất của người dân xã Trường Long đang dần được cải thiện, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu, dẫn đến ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường không cao. Điều này làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương này ngày càng diễn ra nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề về ô nhiễm nguồn nước mặt. Đi đôi với ô nhiễm môi trường, sức khỏe của người dân ngày càng bị đe dọa và còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã Trường Long. Để giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, và nhất là vấn đề về ô nhiễm nguồn nước thì đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục tình trạng này một cách hợp lý.
Thực trạng nói lên rằng việc các kênh thông tin tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường chưa đến gần được với người dân, việc chưa tiếp cận được với thông tin thì sẽ làm cho bản thân người dân trở nên mơ hồ, khó hiểu về vấn đề môi trường điều này dẫn đến nhiều hành vi gây sai lệch. Mặt khác, một số người dân lại tiếp cận thông tin đầy đủ về môi trường, nhưng vì lợi ích của họ và một phần là họ thiếu ý thức chỉ nghĩ cho bản thân mà không nghỉ đến mọi người xung quanh. Thêm vào đó, một phần người dân là cố tình né tránh khi được tuyên truyền những thông tin bổ ích về môi trường, họ cho là những thông tin này là không cần thiết, chỉ những cơ quan nhà nước mới thực hiện việc bảo vệ môi trường.
Qua quá trình tổng hợp số liệu từ cuộc điều tra, nhận thấy được những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước bao gồm: nước thải từ chợ Trường Long đổ xuống, nước thải sinh hoạt hằng ngày của người dân, do nước mưa chảy tràn xuống sông, phân bón thuốc trừ sâu, nước thải từ hoạt động chăn nuôi, nước thải từ hệ thống cống, rác thải do những người đi ghe, tàu vứt xuống. Theo đó, cần có biện pháp để giải quyết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước tại địa phương này.
70
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ Ý THỨC NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG
Khi các nguyên nhân gây ô nhiễm đã được tìm ra và thấy được những tác hại do ô nhiễm gây nên thì việc cần thiết nhất sau đó chính là tìm ra các giải pháp hợp lý để hạn chế tối đa các tác hại đó. Một số giải pháp cho các nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt ở xã Trường Long lần lượt được trình bày sau đây:
Nước thải từ chợ Trường Long đổ xuống: có 66% đáp viên cho là nguyên
nhân gây ô nhiễm, để khắc phục việc ô nhiễm nguồn nước từ nguồn nước thải tại chợ, cần tổ chức thanh tra thường xuyên tại khu vực chợ hoặc phân công cán bộ thường trực tại khu vực để giám sát và báo cáo định kỳ về tình hình ô nhiễm môi trường cũng như việc xử lý rác thải, nước thải của người dân. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm thì báo cáo ngay lên cơ quan chức năng để kịp thời xử theo đúng quy định. Xử phạt nặng đối với những trường hợp vi phạm. Sau khi hoạt động mua bán kết thúc, tất cả những người tham gia buôn bán tại chợ tổ chức cùng gom tất cả rác thải cho vào thùng rác hoặc cho vào túi lớn để xe rác đến thu gom. Khuyến khích sử dụng túi giấy, hay những vật dụng dễ phân hủy, hạn chế sử dụng túi nilon, những vật dụng khó phân hủy, khuyến khích tái sử dụng những chai, lọ nhựa, túi nilon. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước thải của chợ để có những biện pháp kịp thời khi gặp sự cố.
Nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ hệ thống cống thoát nước của khu dân cư (chiếm 41%): lượng nước thải sinh hoạt hằng ngày của người dân thải ra sông là rất lớn. Vì vậy cần xây dựng hệ thống cống thoát nước tập trung cho dân cư địa phương; đồng thời đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho cả khu vực bao gồm nước thải từ hệ thống cống thoát nước của các khu dân cư và người dân xung quanh. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống cống thoát nước.
Nước mưa chảy tràn (chiếm 10%): Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua
mặt bằng những nơi ô nhiễm (nhiều rác thải) sẽ cuốn theo đất, rác và các tạp chất rơi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu tình trạng rác thải không được quản lý tốt thì sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh. Có thể làm giảm ô nhiễm do nước mưa chảy trực tiếp xuống sông bằng cách vận động người dân thường xuyên vệ sinh xung quanh nơi ở sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định.
71
Phân bón thuốc trừ sâu (chiếm 91%) và nước thải từ hoạt động chăn nuôi
(chiếm 66%): với vấn đề nông nghiệp, một nguyên nhân ảnh hưởng vô cùng lớn
đến sự ô nhiễm của nguồn nước mặt trên địa bàn Xã. Trường Long là một xã phát triển đặc thù về ngành nông nghiệp: trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi. Vì vậy, cần phải sử dụng nhiều lưu lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, nên sẽ có số lượng nhãn, vỏ chai nếu không được xử lý đúng phương pháp sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Đa số, người dân ném vỏ chai trên đồng hay dưới kênh rạch sao cho thuận tiện, nhưng lại không biết là hành vi đó gây hại nghiêm trọng đến môi trường. Chính quyền địa phương trang bị thêm những thùng rác hay xây dựng bể bê tông ở những điểm mà vừa thuận tiện cho người bỏ rác và thuận tiện cho người thu gom những vỏ chai thuốc trừ sâu, từ đó vỏ chai thuốc sẽ được chuyển đến cho cơ quan chuyên ngành xử lý. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc không thu gom vỏ chai thuốc trừ sâu, cần nâng cao nhận thức để họ có ý thức hơn trong việc thu gom rác thải. Đối với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nhà nước cần vận động người dân cần xây dựng hệ thống xử lý trước khi cho nước thải ra sông. Ngoài ra, Nhà nước cần phải tuyên truyền và xử phạt hành chính những người dân có hành vi vi phạm.
Rác do người đi ghe, tàu vứt xuống (28%): nguyên nhân này thì rất khó xử lý vì khó phát hiện. Cần tổ chức thanh tra tại những khu vực mua bán kinh doanh ven sông, nếu phát hiện trường hợp vi phạm cơ quan chức năng có thể xử phạt hành chính đối với đối tượng vi phạm hay có thể phạt đối tượng vi phạm vớt rác trên đoạn sông.
Mặt khác, cần đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường nói chung và nguồn nước mặt nói riêng cho người dân ở địa phương. Thông qua việc khảo sát các đáp viên đã đưa ra các kênh thông tin mà theo họ là có hiệu quả nhất để tuyên truyền, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu và gần gũi với người dân. Trong đó, có các kênh tuyên truyền được đáp viêp đánh giá là có hiệu quả nhất như các kênh tới từng hộ gia đình (86,5%), tivi (82,1%), chiến dịch công cộng (75,9%), họp xã (55,2%). Vì vậy đây là các kênh thông tin cần được đầu tư đúng mức để thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường cũng như vận động họ hành động tự giác, ý thức và tham gia vào các hoạt động môi trường tại khu vực sống cũng như bảo vệ môi trường của nhân loại. Bên cạnh đó, cũng cần phải cải thiện chất lượng của các kênh tuyên truyền khác: như loa phát thành, bảng quảng cáo,... Loa phát thanh là kênh truyền hình dễ đến gần với người dân nhất, nhưng do đầu tư không hợp lý, nên nó dần trở
72
thành kênh tuyên truyền mà người dân đánh giá là không hiệu quả, vì vậy cần xây dựng thêm các trạm phát thanh để người dân có thể dễ dàng nhận được thông tin tuyên truyền về môi trường từ các cơ quan và tổ chức nhà nước. Tổ chức thêm nhiều cuộc tập huấn bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước do các tuyên truyền viên/tình nguyện viên đến để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Do tình trạng vứt rác bừa bãi trên địa bàn xã khá phức tạp có 97% đáp viên cho rằng tại nơi họ sinh sống xảy ra tình trạng vứt rác, nên chúng ta cần phải nhắc nhở, khuyên ngăn hành vi vứt rác bừa bãi của những người xung quanh và tự mỗi người là tấm gương cho người khác noi theo. Bên cạnh đó cần mở rộng thêm những tuyến thu gom rác, kể cả những vùng sâu, người dân sinh sống ít, đa phần người dân sẽ hưởng ứng theo số đông, vì vậy việc nhân viên thu gom rác đến các hộ gia đình để lấy rác thì mức độ hiệu quả sẽ cao hơn. Thêm vào đó đặt nhiều thùng rác tại các khu vực đông đúc như chợ, khu dân cư, đường xá... để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vứt rác đúng nơi quy định.
Theo thống kê từ cuộc điều tra, số nhà vệ sinh trực tiếp trên sông và trên ao cá còn chiếm tỷ lệ khá cao là 34%. Cần tuyên truyền, xử phạt đối với những hộ gia đình xây dụng nhà vệ sinh trực tiếp trên sông và đồng thời cũng tuyên truyền tác hại của nhà vệ sinh trên ao cá cho người dân biết. Mặt khác, hỗ trợ kinh phí, vận động người dân xây dựng nhà vệ sinh có hệ thống xử lý. Càng hạn chế số lượng người dân sử dụng nhà vệ sinh trực tiếp trên sông và trên ao cá càng nhiều, thì giảm thiểu được phần nào tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
5.3 GIẢI PHÁP CHO VIỆC CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
Thống kê từ nghiên cứu, số đáp viên sẵn lòng chi trả rất thấp (chiếm 68%) và đưa ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá sẵn lòng chi trả của người dân. Kết quả cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó là thu nhập, với lý do: tôi không tin việc trả tiền thêm có thể cải thiện được chất lượng của nguồn nước (87,5%) tiếp theo là tôi không đủ khả năng trả thêm khoản tiền với mức phí đề nghị (81,2%), tôi cho rằng Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho việc thu gom rác, dọn cỏ, vớt rác cho việc cải thiện chất lượng nước mặt (45,25%). Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc các đáo viên không đồng ý đóng góp: tôi nghĩ nguồn nước không phải là vấn đề quan trọng để tôi trả tiền thêm, chỉ những người, công ty, xí nghiệp có thu nhập cao mới trả khoản tiền này, tôi muốn thấy chất lượng được cải thiện trước khi được trả phí. Nhận xét về phía cạnh thu nhập, thì Nhà Nước cần hỗ trợ một phần chi phí nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của môi trường và đặc biệt là nguồn nước.
73
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua khảo sát, đề tài muốn tìm hiểu thái độ, nhận thức và sự quan tâm của người dân trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền về môi trường. Qua đó có 73% đáp viên cho rằng vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam chưa được quan tâm đứng mức và họ cũng đánh giá vấn đề nghiêm trọng tại địa phương cần có giải pháp để thực hiện: ô nhiễm nguồn nước, thu gom và xử lý rác thải.
Áp dụng phương pháp CVM điều tra thực tế để biết được sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để đồng ý ủng hộ cho dự án cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã Trường Long là khoảng 68%, mức giá trung bình mà các hộ gia đình sẵn lòng trả là 13.400 đồng/hộ/tháng. Sau khi điều