Một số bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 28)

Nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Nếu không có nước thì sẽ không tồn tại sự sống được. Tuy nhiên, thực trạng ngày nay cho thấy ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề vô cùng vô trọng, thêm vào đó nguy cơ khan hiếm nguồn nước sạch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân và sức khỏe cũng người dân. Theo Cục quản lý tài nguyên nước Việt Nam năm 2013, đưa ra thông tin có đến 80% trường hợp bệnh tật của người dân là do chưa được cung cấp nước sạch và do nguồn nước họ đang sử dụng bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy đó là mầm móng sinh ra những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng động.

Bệnh đường tiêu hoá: với các bệnh thường gặp như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt… Bệnh thường xảy ra do người khoẻ ăn hoặc uống phải những thực phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân người (do không rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ, sau đó cầm vào thức ăn hoặc do ruồi, gián đậu lên thức ăn, nước uống không được đậy kín...). Sau khi ăn hoặc uống các loại nước đã nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng gây bệnh thì chúng ta dễ dàng bị mắc bệnh. Tuy

14

nhiên, các bệnh lây truyền trên đều có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản như: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tại các thời điểm trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn đã ôi thiu. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản tốt các nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Diệt các loại côn trùng có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.

Bệnh giun sán: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim thường lây truyền do trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào hệ tiêu hoá của người khoẻ qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da người vào cơ thể và gây bệnh. Ấu trùng của các loại sán lại từ phân người bệnh vào nước hoặc sống ký sinh trong ốc, cá ăn ốc có ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán. Người hay gia súc ăn cá, thịt không nấu chín cũng sẽ mắc bệnh. Để phòng bệnh giun sán chúng ta không nên ăn gỏi cá, không ăn các loại gia súc bị bệnh chết, không đi chân đất hay để trẻ nhỏ mặc quần thủng đũng, đặc biệt cần chú ý tẩy giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bệnh do muỗi truyền: những bệnh do muỗi truyền thường thấy là bệnh

sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản… Các bệnh này dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch lớn. Bệnh lây truyền bằng cách: muỗi đốt người bị bệnh sau đó đốt người khoẻ mạnh, mầm bệnh sẽ truyền vào người khoẻ qua vết đốt của muỗi. Để không bị muỗi đốt, khi ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn bằng hoá chất; phun thuốc diệt muỗi và đốt hương muỗi trong nhà. Bên cạnh đó phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà và thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt đồng thời lật úp những dụng cụ chứa được nước không dùng đến; thường xuyên tổng vệ sinh dọn sạch ao tù, nước đọng.

Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa: đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua nước. Bởi vậy để phòng tránh các bệnh này cần có đủ nước sạch để sử dụng hàng ngày, đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa hay giặt giũ phải dùng xà phòng và nước sạch, mỗi người phải sử dụng một khăn mặt riêng, không dùng chung quần áo với người bệnh và không mặc quần áo khi còn ẩm.

2.1.8Định nghĩa giá sẵn lòng trả ( Willingness to pay – WTP)

Sẵn lòng chi trả (WTP) là số tiền tối đa mà một người sẵn sàng chi trả để nhận được hàng hóa hay dịch vụ mà người đó mong muốn nhận được hoặc là để tránh một hàng hóa dịch vụ mà họ muốn tránh, không mong muốn để nhận

15

được. Ví dụ như họ sẵn sàng chi trả cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay bảo tồn loài động vật quý hiếm sắp tuyệt chuẩn.

Thước đo trực tiếp về WTP cho hàng hóa và dịch vụ có thể được định giá bằng cách hỏi người ta một cách trực tiếp họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho các dịch vụ hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp. Muốn ước lượng mức sẵn lòng chi trả của một cá nhân cho một hàng hóa phi thị trường thì phương pháp tối ứu nhất để áp dụng đó là phương phát đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method – CVM).

2.1.9 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM

2.1.9.1 Định nghĩa

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM: Là phương pháp xác định giá

trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trị trên thị trường. (Theo Katherine Bolt, 1989).

Nội dung: Phương pháp định giá dựa vào câu hỏi và phản hồi của người trả lời trong câu hỏi khảo sát, như mức sẵn lòng trả cho lợi ích hay đặc điểm nào đó, hay mức sẵn lòng chấp nhận như một đền bù nếu mất đi lợi ích hay một đặc điểm nào đó. Điều đáng chú ý ở đây là những câu hỏi này hoàn toàn dựa trên những giả định mà người nghiên cứu đã đưa ra về việc đóng góp, mức chi trả của những người được hỏi cho các giá trị môi trường (vì bản thân các giá trị này không hề được đưa ra trao đổi, mua bán). Số liệu điều tra được về giá mà người được hỏi sẵn lòng trả cho các giá trị môi trường, các biện pháp cải thiện môi trường hoặc đền bù thiệt hại môi trường sẽ là cơ sở đề đánh giá giá trị môi trường. Tổng mức sẵn lòng chi trả này chính là giá trị của tài sản môi trường cần đánh giá. Như vậy, thông qua việc tiếp cận hành vi của người trả lời dựa trên những câu hỏi giả định nêu ra trong bảng hỏi, người nghiên cứu thu được thông tin về “giá” của lợi ích môi trường.

Điểm mạnh của phương pháp CVM:

Điểm mạnh chính của phương pháp này là linh động, có thể áp dụng cho bất kì thứ gì mà con người có thể hiểu được, bao gồm hàng hóa có thị trường và không có thị trường tương ứng, xác định được giá trị phi sử dụng.

Điểm yếu:

+ Đặc tính giả định: do người được hỏi đưa ra quyết định trong trường hợp giả định, không thật nên có hai khả năng xảy ra: một là, trong tình huống thật họ không quyết định như vậy; hai là: không có động lực để họ trả lời thực

16 sự quyết định của mình với phỏng vấn viên.

+ Động lực nói không đúng giá sẵn lòng trả, có hai động lực: một là, người được hỏi đoán rằng câu trả lời của họ sẽ được dùng để đưa ra mức phí bảo hiểm nên họ sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mức sẵn lòng trả của họ; hai là, người trả lời sẽ đưa ra mức giá cao hơn vì họ nghĩ rằng những người khác cũng vậy vì họ thực sự chưa chi trả tiền.

Ứng dụng: Có thể đánh giá giá trị của:

- Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện, Min WTP để từ bỏ sự cải thiện.

- Sự thiệt hại môi trường: Max WTP đề tránh thiệt hại, Min WTP để chấp nhận thiệt hại.

2.1.9.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Xác định, mô tả những đặc điểm môi trường cần đánh giá

Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng kịch bản giả định/tình huống giả định: mô tả tình huống giả định thật rõ ràng sự thay đổi của môi trường, giải thích cặn kẻ/kỹ lưỡng hàng hóa được định giá, có thể đưa hình ảnh để mô tả.

Bước 2: Xác định đối tượng nghiên cứu

Các đối tượng được nghiên cứu (cá nhân, hộ gia đình) hưởng lợi tiềm năng từ hàng hoá/dịch vụ đang được đánh giá.

Bước 3: Thiết kế câu hỏi và lựa chọn phương pháp thu thập số liệu

* Cách đặt câu hỏi

- Open-ended question: hỏi người được phỏng vấn họ muốn chi trả bao nhiêu cho sự thay đổi hàng hoá, dịch vụ đang được đánh giá?

- Close-ended question: đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số tiền phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không?

- Payment card: đề nghị người được phỏng vấn chọn một mức giá trong một dãy số (số tiền phải trả) được ghi trên thẻ.

- Bidding game: Là hình thức hỏi theo bảng giá tăng dần người nghiên cứu đưa ra các mức giá nghiên cứu về mức sẵn lòng trả của các đáp viên. Theo đó các đáp viên được hỏi theo các giá trị tăng dần của các mức giá, nếu chấp nhận thì hỏi tiếp với mức giá cao hơn và cứ thế hỏi tới khi đáp viên không chấp nhận trả thìdừng lại.

17

- Double-bounded: Người được phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu. Nếu trả lời có, hỏi mức cao hơn. Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn.

 Các phương pháp thu thập số liệu trong CVM

Phỏng vấn trực tiếp (face to fac interview): Gặp mặt để phỏng vấn (in- person interview) thông thường là cách thu được số liệu chất lượng cao nhất. Nếu có đủ khả năng/tài lực (resources) để huấn luyện cẩn thận cũng như giám sát các điều tra viên. Nhược điểm lớn nhất là cách này sẽ tốn kém hơn so với cách điện thoại hoặc gửi thư.

Phỏng vấn qua điện thoại (telephone interview): điện thoại cho đáp viên hỏi nội dung trong bảng câu hỏi, khi áp dụng phương pháp này tỷ lệ trả lời cao, tiết kiệm thời gian nhưng lại không mô tả hết thông tin về tình huống giả định cần đánh giá cho đáp viên trên điện thoại

Gửi mail/ phỏng vấn qua internet: gửi nội dung cần phỏng vấn qua địa chỉ mail, với phương pháp này ít tốn kém và thu mẫu trên diện rộng, nhưng tỷ lệ trả lời của đáp viên thấp.

Mục tiêu của cuộc khảo sát: là hỏi mức sẵn lòng trả tối đa của cá nhân (individual maximum WTP) để cải thiện môi trường hay ngăn ngừa môi trường bị xuống cấp (prevent environmental degradation) hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) từ bỏ việc cải thiện môi trường hoặc để cho môi trường bị xuống cấp.

Bước 4: Xây dựng công cụ khảo sát

Thiết kế bảng câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phương pháp CVM, nó mang lại thông tin đầy đủ, chính xác, làm người đáp viên phải suy nghĩ và trả lời nghiêm túc để định giá giá trị của môi trường nghiên cứu một cách hợp lý và chính xác nhất.

Các bước xây dựng bảng câu hỏi:

Xác định lại hàng hóa cần đánh giá, thiết kế kịch bản, đặt câu hỏi về WTP. Các câu hỏi phụ liên quan đến: thái độ và sự hiểu biết liên quan đến vấn đề được hỏi (attitude, opinion, knowledge question), các Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (folow-up question) tìm hiểu động cơ của đáp viên khi trả lời, sự hài lòng và nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ hoặc đặc điểm kinh tế xã hội (socio- economic characteristics). Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi hoàn chỉnh và tiến hành thu mẫu. Xác định cỡ mẫu và chi phí dành cho cuộc khảo sát.

18

Kịch bản:

Những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin diễn ra một cách bình đẳng nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy còn gọi là phỏng vấn sâu. Từ đó đưa ra các câu hỏi về kiến thức, trình độ, thái độ, nhận thức để thu thập những thông tin cơ bản từ sự trả lời của đáp viên. Mô tả các thuộc tính cơ bản của môi trường cần định giá. Mô tả thị trường: Đơn vị cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và thiệt hai? Phương thức thanh toán (payment vehicle): Thanh toán như thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền? Phương thức chi trả đạt yêu cầu nếu người được phỏng vấn tin là công bằng và có tính thực tế.

Câu hỏi về giá sẵn lòng trả:

Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question).

Mục đích: tìm hiểu động cơ của đáp viên đằng sau câu trả lời Không trả lời hay phản đối (protest or unwilling to pay)

 Đáp viên không sẵn lòng trả cho sản phảm hay một tình huống giả

định

 WTP = 0 có thể thể hiện sự phản đối của đáp viên (protest)

Câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội

Mục đích: để biết đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng được phỏng vấn, bên cạnh đó kiếm trả xem mức sẵn lòng trả có phù hợp với các mong đợi mang tính lý thuyết (theoretical expectation).

Các thông tin về kinh tế xã hội tối thiểu khi phỏng vấn đáp viên

 Tuổi

 Giới tính

 Thu nhập

 Trình độ học vấn

Bước 5: Khảo sát

Tiến hành khảo sát: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các đối tượng đã được xác định trước.

Bước 6: Xử lý số liệu

Tính toán giá trị trung bình WTP: theo phương pháp phi tham số (Non – parametric estimation of WTP).

19

- Xem xét một chuỗi số liệu max WTP của hộ gia đình/cá nhân.

- Tổng quan sát N và có j giá trị WTP khác nhau, j có thể nhỏ hơn N.

- Sắp xếp các giá trị WTP Cj từ thấp đến cao (j=0,J). C0 luôn bằng 0

và Cj có giá trị cao nhất trong mẫu.

Tổng số hộ gia đình có WTP cao hơn hoặc bằng tj là:

nj =    J j k k h 1 (2.1)

Sau đó là những khả năng còn sót lại:

S(tj) = N nj (2.2) WTP trung bình là: Mean WTP =     J j j j j t t t S 0 1 ) )( ( (2.3)

Kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP: xem WTP có hợp lý về mặt lý thuyết và có đúng như kỳ vọng hay không?

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Xác định cỡ mẫu:

Đề tài được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Do hạn chế về thời gian, năng lực và chi phí nên đề tài sử dụng số liệu thu thập được của 100 quan sát. Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện cho xã Trường Long.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân ở xã Trường Long gồm 16 ấp (Trường Thọ, Trường Thọ A, Trường Thọ B, Trường Thọ 1, Trường Thọ 2, Trường Thọ 2A, Trường Thuận, Trường Thuận A, Trường Phú, Trường Phú 1, Trường Phú 2, Trường Phú A, Trường Phú B, Trường Phú 1B, Trường Hòa, Trường Hòa A). Thông qua bảng câu hỏi để phỏng vấn đáp viên. Các hộ gia đình được chọn một cách thuận tiện. Phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn các hộ gia đình, trường hợp các đáp viên chưa hiểu rõ được vấn đề nghiên cứu hoặc đáp viên chưa thể trả lời ngay, thì phỏng vấn viên sẽ giải thích cụ thể vấn đề cần thảo luận để đáp viên có thể dễ dàng trả lời câu hỏi.

20

Số liệu thứ cấp: bài viết lấy số liệu thứ cấp từ sách, báo, thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường về văn bản Luật bảo vệ môi trường năm 2005, văn bản Luật tài nguyên nước năm 1998, thông tin của ủy ban nhân dân huyện Phong Điền về tình hình kinh tế của huyện, số liệu còn được Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường thành phố Cần Thơ, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường của huyện Phong Điền cung cấp trong giai đoạn 2010-2012.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là quá trình thu thập,

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)