Phân tích nhận thức của người dân về nguồn nước sinh hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 52)

Thông qua cuộc điều tra, thấy được tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân hiện tại được chính quyền địa phương phần nào quan tâm đến. Cụ thể, người dân đang được cung cấp nước sạch do trung tâm nước sạch sinh

38

hoạt và vệ sinh môi trường đầu tư. Thống kê từ Bảng 4.5 cho thấy thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Trường Long:

Bảng 4.5: Nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình.

Nguồn nước Số quan sát Tỷ trọng

(%)

Nước máy 70 70

Nước sông lắng phèn 21 21

Nước giếng khoan 9 9

Tổng 100 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Khảo sát 100 hộ gia đình, nguồn nước sinh hoạt của gia đình là nước máy chiếm 70% tức là 70 hộ gia đình, 21% là sử dụng nước sông lắng phèn, và 9 hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan chiếm 9% tổng số quan sát. Từ các số liệu trên cho thấy, người dân ở xã Trường Long đã được cung cấp nước máy để sử dụng, cho thấy người dân ý thức nước sông đã không còn sử dụng được nữa (vì nước đụt và bị nhiễm bệnh khi sử dụng). Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình sử dụng nước sông lắng phèn và nước giếng khoan để sử dụng cho sinh hoạt chung trong gia đình của họ. Bên cạnh đó những chiếc giếng khoan đã cũ kỹ, rỉ sét và khi nước được bơm lên, lại có mùi hôi từ bùn, đất và nước có màu vàng vì có chứa quá nhiều phèn, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (có thể mắc bệnh ung thư, bệnh ngoài da...). Khi được hỏi lý do sử dụng nước sông trong khi đã được cũng cấp nước sạch ở địa phương, thì 21% các đáp viên sử dụng nước sông cho biết những lý do: vì nó thuận tiện và nhanh chóng 13 người (chiếm 61,9%), chưa có điều kiện để lắp đặt đồng hộ nước 5 người (chiếm 23,8%), không có khả năng chi trả cho mức phí nước hàng tháng là 14,3%. Điều này cho thấy trình độ và nhận thức của người dân còn kém, không thấy được những ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Mặt khác, thu nhập của người dân còn thấp, không có khả năng chi trả thêm cho việc trả tiền nước hàng tháng.

4.4.1.2 Nhận thức và thái độ của đáp viên về vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến nguồn nước trường liên quan đến nguồn nước

Khi đáp viên được hỏi rằng có quan tâm đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại khu vực mà họ đang sinh sống, thì câu trả lời của đáp viên được trình bày ở Bảng 4.6:

39

Bảng 4.6: Mức độ quan tâm của đáp viên đối với môi trường nước.

Mức độ Số quan sát Tỷ trọng (%) Luôn luôn 72 72 Thường thường 13 13 Thỉnh thoảng 11 11 Hiếm khi 4 4 Tổng 100 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra,2013

Cụ thể như sau: có tới 72% cho là họ luôn luôn quan tâm đến ô nhiễm nguồn nước, có 13% cho rằng thường quan tâm đến, 11% là thỉnh thoảng, 3% là hiếm khi quan tâm đến. Khi hỏi nguyên nhân đáp viên hiếm khi quan tâm đến thì đáp viên trả lời là không có thời gian và không có phương tiện để quan tâm. Số đáp viên quan tâm đến nguồn nước rất cao, người dân nhận thấy được sự quan trọng của nguồn nước, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nguồn nước bị ô nhiễm đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân.

Mức độ quan tâm đến nguồn nước của người dân rất cao, nhưng phần lớn người dân không biết rằng nguyên nhân dẫn nguồn nước ngày càng trở nên ô nhiễm so với những năm về trước là do ý thức của mọi người. Khi đáp viên được hỏi là từ trước đến giờ có sử dụng nước của con sông này không thì 73% trả lời là họ có sử dụng nước của con sông này và 27% là không sử dụng con sông này. Các đáp viên trả lời là do họ mới chuyển đến nơi này sống nên từ khi họ chuyển đến thì địa bàn Xã đã được cung cấp nước máy do trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường thực hiện dự án.

Bảng 4.7: Đáp viên từng sử dụng nước sông cho nhu cầu phục vụ sinh hoạt.

Sử dụng nước sông Số quan sát

Tỷ trọng (%)

Có 73 73

Không 27 27

Tổng 100 100

40

Thực tế, còn nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã vẫn sử dụng nước sông, làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm. Một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, khi họ được cung cấp nước sạch thì không còn sử dụng đến nguồn nước sông nữa nhưng một số hộ gia đình khác do tiết kiệm nên không sử dụng nước sạch mà sử dụng nước sông với mục đích: tắm giặt, ăn uống hay tưới tiêu, chăn nuôi...Với lý do đơn giản là khi sử dụng nước sông có thể làm giảm một khoảng chi phí hàng tháng của gia đình và vừa nhanh chóng, tiện lợi.

4.4.2 Phân tích nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước mặt do rác thải

4.4.2.1 Ô nhiễm nước mặt do rác thải

Qua điều tra thực tế, hằng ngày mỗi gia đình khác nhau, thì sử dụng lượng rác sinh hoạt hằng ngày ở mức độ khác nhau. Cụ thể lượng rác trung bình hằng ngày ở các hộ gia đình là 1,62 kg/ngày, lượng rác nhỏ nhất là 1kg/ngày và nhiều nhất là 4kg/ngày, các hộ gia đình sử dụng khoảng 4kg/ngày thì là những hộ gia đình buôn bán tại chợ nên lượng rác hằng ngày tương đối nhiều. Lượng rác hằng ngày của người dân thải ra môi trường là rất lớn và lượng rác lớn nhưng có ảnh hưởng đến môi trường hay không lại phụ thuộc vào cách xử lý rác của người dân. Với lượng rác trung bình hàng ngày khoảng 1,5 kg/ngày, thì các hộ gia đình có nhiều loại rác khác nhau, trong các loại rác thải thì túi nilon là loại rác phổ biến nhất mà hằng ngày đều có trong sọt rác của các hộ gia đình. Túi nilon là một trong những mối đe dọa lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó. Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên của túi nilon có thể từ 500 năm thậm chí đến 1.000 năm. Vì vậy việc xử lý túi nilon cần được chuyển đến nơi do cơ quan chức năng xử lý rác để có cách xử lý hợp lý nhất.

Từ Bảng 4.8, có tới 92% cho họ trả lời rằng rác thải hằng ngày của họ có túi nilon. Thật vậy, việc mua bất kỳ một loại hàng hóa nào đó thì họ được đựng có khi từ 2 - 3 bọc nilon. Nhưng khi họ mang về thay vì họ có thể để lại dùng cho lần sau, thì lại xem là rác thải và vứt xuống sông,đốt hoặc chôn lắp. Ngoài ra các loại rác thải sinh hoạt hằng ngày mà người dân thường có: giấy, tập và các loại sách báo là 55%, thức ăn thừa 52%, vật dụng làm bằng sành, sứ, chai nhựa và xác chết động vật là 5%.

41 Bảng 4.8: Phân loại rác thải hộ gia đình (*)

Loại rác Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Túi nilon 92 92

Giấy, tập và các loại sách báo 55 55

Thức ăn thừa 52 52

Vật dụng làm bằng sành, sứ, chai nhựa 29 29

Xác chết động vật 5 5

Tổng 100

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Khi các hộ gia đình được hỏi thêm về rác thải sinh hoạt hằng ngày xử lý như thế nào, từ Hình 4.6 thì có 8% nói rằng rác thải của họ thường để trước nhà và chờ nhân viên thu gom rác đến lấy, nhưng nhân viên thu gom rác chỉ thu gom ở khu vực ngay Chợ Trường Long, còn khu vực có xe thu gom rác đi qua họ lại không thu gom, và khi tìm hiểu về số tiền rác hàng tháng mà người dân phải chi trả thì người dân ở khu vực gần chợ cho biết, hàng tháng họ không phải đóng tiền rác, vì do Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã hỗ trợ chính sách thu gom rác miễn phí trên toàn huyện, nhưng một số đáp viên lại không hài lòng, vì công việc thu gom đó rất chậm trễ.

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.6 Cách xử lý nước thải của hộ gia đình

Một số đáp viên biết có thể đóng thêm một khoản phí để được thu gom rác thải. Xử lý bằng cách chôn lấp chiếm 9%, thông thường rác thải họ để đến 2-3 sau đó họ đào hố và chôn lấp. Thu gom sau có đốt bỏ là 30%, chiếm tỷ lệ

42

cao nhất là độ rác trực tiếp xuống sông chiếm 53%, điều này cho thấy ý thức bảo vệ môi trường nước và bảo vệ sức khỏe chưa cao.

Khi các đáp viên có câu trả lời đổ rác trực tiếp xuống sông được hỏi thêm lý do đổ rác xuống sông Bảng 4.9 thì 49,1% tức là 26 đáp viên cho rằng vì tiện lợi, ít tốn thời gian và chi phí. Với lý do là thói quen và xung quanh ai cũng làm như vậy chiếm 28,3%, không có người thu gom là 32,6%. Người dân nhận thấy việc vứt rác xuống sông là vô cùng tiện lợi, nhưng hành vi này là gián tiếp gây ảnh hưởng đến nguồn nước, nếu có người đến từng hộ gia đình để thu gom rác thải hay các thùng rác công cộng được đặt ở một điểm chính nào đó dễ tiếp cận với người dân hơn thì tình trạng mà người dân vứt rác xuống sông sẽ được cải thiện rất nhiều.

Bảng 4.9: Lý do đổ rác trực tiếp xuống sông.

Lý do Số quan sát

Tỷ trọng (%)

Vì tiện lợi, ít tốn thời gian 26 49,1

Do thói quen và xung quanh ai cũng làm

như vậy 12 28,3

Do không có người thu gom rác 15 32,6

Tổng 53 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

4.4.2.2 Tình trạng vứt rác xuống sông

Tại khu vực Xã Trường Long nói riêng và nhiều khu vực khác nói chung, tình trạng vứt rác thải sinh hoạt xuống sông luôn luôn xảy ra, đó cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm. Tình trạng vứt rác xuống sông ở địa bàn Xã Trường Long được thể hiện ở Bảng 4.10, nói lên thực trạng cấp thiết của việc vứt rác bừa bãi, hành vi gián tiếp làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Có 97% đáp viên cho rằng tại nơi họ sinh sống thường xuyên xảy ra tình trạng vứt rác xuống sông, cho thấy tình hình vứt rác trên địa bàn xã đang diễn biến khác phức tạp, đòi hỏi phải có sự quản lý của cơ quan chức năng.,

43 Bảng 4.10: Tình trạng vứt rác xuống sông. Vứt rác Số quan sát Tỷ trọng (%) Có 97 97 Không 3 3 Tổng 100 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra,2013

Qua thống kê kết quả từ cuộc điều tra Bảng 4.11, nhận thức của các đáp viên về hành vi vứt rác xuống sông có 73% cho rằng hành vi đó là không thể chấp nhận được vì gây ô nhiễm đến nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân khu vực xã Trường Long nói riêng và nhiều khu vực khác nói chung, tình trạng vứt rác thải sinh hoạt xuống sông luôn luôn xảy ra, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của họ.

Bảng 4.11: Nhận xét của đáp viên về hành vi vứt rác xuống sông.

Nhận xét Số quan sát Tỷ trọng

(%) Hành vi này là không thể chấp nhận được vì gây ô

nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân

73 73

Hành vi này là không đúng nhưng bình thường vì

ai cũng làm như vậy 18 18

Thỉnh thoảng làm như vậy thì có thể chấp nhận

được 6 6

Không có gì sai trái khi làm như vậy 3 3

Tổng 100 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Bên cạnh đó, một số ý kiến khác cho rằng hành vi vứt rác ở Bảng 4.11 là không đúng nhưng bình thường vì ai cũng làm như vậy là 18%, họ phải làm như vậy, vì không có người đến thu gom hay có bất cứ thùng rác nào xung quang khu vực của họ, đáp viên trả lời thỉnh thoảng làm như vậy thì có thể chấp nhận được là 6%, 3% đáp viên cho rằng là hành vi này là không có gì sai

44

trái, họ nói là vì không có ai thu gom, xử lý chôn lấp thì rất khó phân hủy được thỉnh thoảng lại có mùi hôi, nên họ cảm thấy bình thường khi vứt rác xuống sông. Qua đó, người dân ở khu vực này cần được cung cấp kiến thức về môi trường nhiều hơn nên việc nâng cao ý nhận thức và ý thức cộng đồng là điều cần thiết. Đồng thời vấn đề về vận chuyển rác thải cần được quan tâm nhiều hơn, cần trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh như thùng rác ở nơi công cộng để người dân có thể thuận tiện hơn và hạn chế vứt rác bừa bãi, góp phần bảo vệ môi trường.

4.4.3 Phân tích nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải

Theo thống kê từ Bảng 4.12, lượng nước thải sinh hoạt hằng ngày của người dân là rất lớn, hầu như mọi hoạt động sinh hoạt của con người đều thải ra một lượng nước thải nhất định bao gồm: tắm giặt, chăn nuôi, lau nhà, rửa chén, tưới cây,...tuy nhiên lại khác nhau về cách xử lý. Các đáp viên trả lời rằng xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách cho vào hệ thống cống rãnh có 12 ý kiến (chiếm 12%), có 88 nước thải sinh hoạt của họ được xử lý bằng cách trực tiếp xuống ao, hồ, kênh, rạch gần nhà (chiếm 88%).

Bảng 4.12: Cách xử lý nước thải của hộ gia đình

Xử lý nước thải sinh hoạt Số đáp viên

Tỷ trọng (%) Nước thải trực tiếp xuống ao, hồ,

kênh, rạch gần nhà 88 88

Cho chảy vào hệ thống cống rãnh 12 12

Tổng 100 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Khi 88 đáp viên trả lời là cho vào ao, hồ, kênh rạch gần nhà thì được hỏi tiếp: “Xin vui lòng cho biết lí do nào khiến Ông/Bà cho nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống sông, rạch gần nhà?” được trình bày ở Bảng 4.13 thì các đáp viên cho biết vì lý do là thuận tiện, nhanh chóng có 51 đáp viên trong tổng quan sát là 88 đáp viên trả lời (chiếm 58%), không có hệ thống xử lý 17 đáp viên (chiếm 19,3%), với lý do là thói quen đã có từ trước là 15 đáp viên (chiếm 17%), mọi người đều làm như vậy 5/88 đáp viên (chiếm 5,7%). Có thể thấy được số đáp viên ý thức về việc xử lý nước thải sinh hoạt rất thấp và vì đây là vùng nông thôn, sông ngòi chằng chịt và không có hệ thống xử lý nước

45

thải nên người dân thường xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách thải trực tiếp xuống ao, hồ, kênh, rạch gần nhà .

Bảng 4.13: Lý do thải nước thải sinh hoạt xuống kênh, rạch gần nhà

Lý do Số quan sát

Tỷ trọng (%)

Tiện lợi, nhanh chóng 51 58

Do thói quen đã có từ trước 15 17

Mọi người đều làm như vậy 5 5,7

Không có hệ thống xử lý 17 19,3

Tổng 88 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

4.4.4 Mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

4.4.4.1 Mức độ ô nhiễm

Qua số liệu điều tra, ở Hình 4.7 cho thấy nhận thức của đáp viên về mức độ ô nhiễm nguồn nước tại xã Trường Long có 48% đáp viên có rằng nguồn nước hiện tại bị ô nhiễm nghiêm trọng, 19% rất nghiêm trọng, 25% cho rằng nguồn nước ở đây ô nhiễm ở mức trung bình và có 8% nói là nguồn nước ở đây ô nhiễm không nghiêm trọng. Qua đó, thấy được sự ô nhiễm nguồn nước tại xã Trường Long từ nhận thức của người dân là nằm ở mức ô nhiễm nghiêm trọng và mức ô nhiễm này đã xảy ra trong khoảng thời gian dài.

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

46

4.4.4.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)