Tình hình tiếp cận thông tin của đáp viên

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 65 - 69)

Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của người dân về một vấn đề nào đó ví dụ như môi trường hay y tế, tệ nạn xã hội thì họ cần được cung cấp đầy đủ nguồn thông tin và phải được hướng dẫn cách thực hiện. Đối với vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên, hiện nay ở Việt Nam đang tập trung phổ biến thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường và cách để bảo vệ môi trường. Trên địa bàn Xã Trường Long, số ít gia đình ở địa bàn gần chợ nên sẽ dễ dàng cho việc tuyên truyền, nhưng phần lớn người dân lại sinh sống trong những nơi xa chợ, giao thông đi lại khó khăn nên họ không nhận được các thông tin tuyên truyền. Tuy nhiên các hộ gia đình chỉ được phổ biến thông tin về vấn đề môi trường liên quan đến rác thải sinh hoạt vào một vài đợt cao điểm trong năm và việc tuyên truyền này chỉ mang tính chất thời điểm, phần lớn các cuộc tuyên truyền chỉ diễn ra ở cụm Xã cho nên công tác tuyên truyền về vấn đề môi trường cho người dân ở địa bàn không được hiệu quả nên việc tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết thông tin trong người dân còn khá kém.

51

Trong số 100 mẫu điều tra thì số đáp viên trả lời là không nhận được thông tin chiếm 71% chiếm phần lớn ở Hình 4.8, còn số đáp viên trả lời là có nhận được thông tin chỉ chiếm 29% trong số quan sát, điều này cho thấy vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói chung và vấn đề về ô nhiễm nguồn nước mặt nói riêng chưa được địa phương quan tâm đúng mức, bên cạnh đó, vấn đề tuyên truyền cho người dân ở đây cũng không được chú trọng. Trong số 29% đáp viên trả lời rằng họ nhận được tuyên truyền bảo vệ môi trường thì một số người nôi là chủ yếu họ được tuyên truyền về việc giữ gìn đường phố xanh, sạch, đẹp hoặc hạn chế sử dụng túi nilong để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, còn một số đáp viên còn lại thì họ lúng túng khi được hỏi về vần đế mà họ đã được tuyên truyền.

4.1.5. Tình hình tiếp cận thông tin liên quan đến môi trường nước

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Hình 4.8 Tỷ lệ tiếp nhận thông tin tuyên truyền của đáp viên

Vì phần lớn họ không nhớ rõ là bản thân đã nhận được những thông tin gì, hay những thông tin đó cung cấp cho họ không hiệu quả, truyền đạt không rõ ràng, thuyết phục hoặc là họ không để ý để, không quan tâm đến vấn đề tuyên truyền. Điều này cho thấy, việc tuyên truyền cung cấp thông tin về môi trường của các cơ quan chức năng còn chưa hiệu quả, dẫn đến việc tiếp cận thông tin của các đáp viên còn thiếu thuyết phục và hạn chế.

Khi được hỏi lý do nguyên nhân tại sao các đáp viên không nhận được thông tin tuyên truyền được trình bày ở Bảng 4.18, thì trong số 71 đáp viên có 63,4% trả lời rằng là họ không thấy có người tuyên truyền và có 19,7 % trả lời rằng không có thời gian rảnh. Số đáp viên trả lời không thích xem hoặc nghe những tin tức liên quan đến vấn đề môi trường chiếm 9,9%. Bên cạnh đó có 5% trả lời rằng vấn đề môi trường là trách nhiệm của các cơ quan tài nguyên môi trường. Qua đó, thấy rằng mức đó quan tâm môi trường của người dân là

52

rất cao, nhưng họ lại không nhận được thông tin tuyền truyền từ bất cứ phương tiện nào.

Bảng 4.18: Lý do không nhận được thông tin tuyên truyền

Lý do Số quan sát

Tỷ trọng ( %)

Không có thời gian 14 19,7

Không thấy có người tuyên truyền 45 63,4

1. Không thích xem, nghe những tin tức liên

quan đến vấn đề môi trường 7 9,9

2. Đó là trách nhiệm của cơ quan tài nguyên

môi trường 5 7,0

Tổng 71 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Qua quá trình phỏng vấn thì các đáp viên cho rằng họ đã tiếp cận thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Sau đây là một số kênh thông tin được các đáp viên ghi nhận được thể hiện ở Bảng 4.19.

Bảng 4.19: Kênh thông tin tuyên truyền của đáp viên (*)

Nguồn thông tin Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Tivi/ báo/ loa phát thanh 25 86.2

Tuyên truyền viên/ tình nguyện viên 10 34.5

Khác ( internet, lớp tập huấn cán bộ...) 7 24.1

Hàng xóm/ bạn bè 6 20.7

Lãnh đạo xã 4 13.8

Tổ chức quần chúng 3 10.3

Tổng 29 ___

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Trong số 100 đáp viên có 29 người trả lời là họ nhận được thông tin tuyên truyền có đến 55 ý kiến cho rằng họ tiếp cận thông tin từ nhiều kênh

53

khác nhau. Trong đó, việc tiếp nhận thông tin từ Tivi/báo/loa phát thanh chiếm tỷ lệ cao nhất là 25 ý kiến (chiếm 86.2%) vì đây là kênh thông tin người dân dễ tiếp cận, dễ hiểu và gần gũi với các đáp viên. Tuy nhiên xã Trường Long là xã chưa được phát triển nhiều về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại còn khó khăn, phần lớn người dân chỉ được tiếp cận với tivi là chủ yếu, còn loa phát thanh chỉ có những hộ gia đình gần chợ mới có thể tiếp cận được, còn những người dân xuống ven sông, rạch thì khó có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó, họ còn nhận được thông tin từ các tuyên truyền viên, tình nguyện viên có 10 ý kiến chiếm (34,5%) và có 7 ý kiến cho rằng họ nhận được thông tin tuyên truyền từ internet và các lớp tập huấn cán bộ, viên chức, từ trường học... Ngoài ra có 6 ý kiến cho rằng họ nhận được thông tin từ hàng xóm và bạn bè (chiếm 20,7%), lãnh đạo xã có 4 ý kiến chiếm (13,8%) và tổ chức quần chúng có 3 ý kiến ( chiếm 10,3%) .

Bảng 4.20: Đánh giá mức độ hiệu quả của kênh tuyên truyền (*)

Kênh truyền thông Không hiệu quả Tương đối hiệu quả Rất hiệu quả Tổng Số quan sát Tỷ lệ % Số quan sát Tỷ lệ % Số quan sát Tỷ lệ % Số quan sát Tỷ lệ % Tới từng hộ gia đình 0 0 4 13,8 25 86,2 29 100 Ti vi 3 10,3 8 27,6 18 82,1 29 100 Chiến dịch công cộng 3 10,3 4 13,8 22 75,9 29 100 Họp xã 6 20,7 7 24,1 16 55,2 29 100 Loa phát thanh 8 27,6 9 31,0 12 41,4 29 100 Bảng quảng cáo 4 13,8 17 54,6 8 27,6 29 100 Báo 14 48,3 19 31,0 6 20,7 29 100 Tờ rơi 26 89,7 2 6,9 1 3,4 29 100

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

54

Nhìn chung việc tuyên truyền về môi trường cho đáp viên phải thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau và các kênh thông tin cần phải truyền đạt thường xuyên hơn và cần phải xác định kênh truyền thông nào đem lại nguồn thông tin hiểu quả nhất và người dân dễ dàng tiếp cận nhất nhằm có biện pháp tăng cường đầu tư và tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trên địa bàn xã Trường Long.

Khi 29 người trả lời rằng họ được nhận được thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường thì họ được hỏi thêm về đánh giá mức độ hiệu quả của các kênh thông tin truyền thông như loa phát thanh, tivi, bảng quảng cáo...được

nêu rõ ở Bảng 4.20. Mức độ tuyên truyền có hiệu quả thì các đáp viên trả lời

rằng tới từ hộ gia đình thì có hiệu quả nhất (86,2%), tivi (82,1%), chiến dịch công cộng (75,9%), họp xã (55,2%). Các mức độ hiệu quả của các kênh tuyên truyền được đáp viên nhận thức thì khi thông tin được truyền đến càng gần với người dân hơn thì sẽ hiểu quả hơn và việc đưa ra những bằng chứng cụ thể về ô nhiễm môi trường và nâng cao ý thức của người dân để họ có những hành động giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cũng phải có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương bằng các cuộc vận động chiến dịch giữ gìn vệ sinh xung quang và thu gom rác thải, không được đổ rác dưới sông hay kênh rạch.

Trên địa bàn xã Trường Long có điều kiện giao thông khó khăn, nên các kênh thông tin báo chí và tờ rơi không được phổ biến nhiều, được đáp viên đánh giá là không hiệu quả cụ thể như: loa phát thanh (41,4%), bảng quảng cáo (27,6%), báo (20,7%), tờ rơi (3,4%). Nhìn chung, nếu muốn có một kênh tuyên truyền thực sự hiệu quả thì cần phải có một hành động thực sự hay là một động thái tác động mạnh nào đó giúp người nhận thấy kênh thông tin về rác thải sinh hoạt là có thực. Mặt khác, cũng cần phải có khoản đầu tư hợp lý cho từ kênh thông tin cụ thể để một mặt nhằm nâng cao chất lượng của kênh thông tin, một mặt tránh lãng phí các kinh phí đầu từ không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 65 - 69)