Lợi ích của việc cải thiện môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 69)

Khi đáp viên được hỏi việc cải thiện nguồn nước mặt có mang lại lợi ích gì thì hầu hết các đáp viên điều trả lời rằng góp phần là giảm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, còn có những lợi ích là hạn chế phát sinh dịch bệnh hay là giúp cảnh quan của địa bàn nghiên cứu trở nên đẹp,... được trình bày cụ thể ở Bảng 4.21:

55

Bảng 4.21: Lợi ích từ việc cải thiện môi trường nước mặt (*)

Lợi ích Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước 97 97

Hạn chế phát sinh dịch bệnh (ngoài da, bệnh

tay, chân, miệng...) 95 95

Giúp cảnh quan đẹp hơn 95 95

Góp phần thể hiện nếp sống văn minh 92 92

Góp phần hạn chế ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu 82 82

Thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển

76 76

Tổng 100

____

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra, 2013

Từ Bảng 4.21 thống kê rằng, có 97 ý kiến cho rằng lợi ích của việc cải thiện chất lượng nước mặt là giải quyết được tình trạng ô nhiễm nguồn nước được đa số đáp viên chọn nhiều nhất (chiếm 97%). Hạn chế phát sinh dịch bệnh và giúp cảnh quan trên địa bàn Xã trở nên đẹp hơn được 95 ý kiến của đáp viến đồng ý (chiếm 95%). Bên cạnh đó, góp phần thể hiện nếp sống văn hóa, văn minh (chiếm 92%), có 82 ý kiến cho rằng góp phần phần hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (chiếm 82%) và 76 ý kiến cho rằng việc cải thiện chất lượng nước mặt góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển (chiếm 76%).

4.5 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA KỊCH BẢN

Sau quá trình khảo sát các đáp viên sẽ được hỏi một câu hỏi khách quan nhằm kiểm tra mức độ tin tưởng của đáp viên vào kịch bản mà phỏng vấn viên đưa ra. Từ Hình 4.9, có 92% đáp viên tin tưởng vào những thông tin mà kịch bảo đưa ra về tình hình ô nhiễm nguồn nước mặt.

56

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013

Hình 4.9 Thái độ tin cậy vào kịch bản của đáp viên

4.6 PHÂN TÍCH SỰ SẴN LÒNG CHI TRẢ VÀ KHÔNG SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO VIỆC CẢI THIỆN NGUỒN NƯỚC MẶT.

4.6.1 Sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện nguồn nước mặt trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền. nước mặt trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền.

Khi các đáp viên đã được cung cấp thông tin về thực trạng nguồn nước mặt trên địa bàn xã Trường Long và đưa ra thông tin cụ thể cho việc cải thiện chất lượng nước mặt, do Nhà nước còn thiếu một khoản chi phí để thực hiện, nên cần được sự ủng hộ của người dân để có kinh phí thực hiện dự án này, các đáp viên được hỏi rằng có đồng ý ủng hộ một mức phí cho việc cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn Xã hay không và khoản tiền này sẽ được thu riêng hàng tháng. Bảng 4.22 tổng hợp về sự sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện nước mặt:

Bảng 4.22: Tỷ lệ sẵn lòng chi trả của đáp viên

Tiêu chí Số quan sát Tỷ trọng (%) Sẵn lòng chi trả 68 68 Không sẵn lòng chi trả 32 32 Tổng 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013

Qua thống kê từ mẫu điều tra thể hiện ở Bảng 4.22 thì số người đồng ý trả là 68% tức là 68 người đồng ý đóng khoản phí hàng tháng để cải thiện chất lượng nước mặt, bên cạnh đó có 32 người không sẵn lòng chi trả chiếm 32% trong tổng mẫu quan sát.

57

4.6.2 Nguyên nhân đồng tình và không đồng tình với việc chi trả cho vấn đề cải thiện nguồn nước mặt trên địa bàn

4.6.2.1 Nguyên nhân đồng tình

Theo như kết quả khảo sát trong tổng số 100 đáp viên cho 68 người sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt trong thời gian sắp tới. Lý do mà các đáp viên đồng tình đóng góp được thể hiện ở Bảng 4.23. Đa số người dân trên địa bàn Xã đã nhận thấy được tình trạng ô nhiễm hiện tại của con sông này, nếu như không có biện pháp để cải thiện, thì có sông này sẽ ngày càng bị ô nhiễm nên họ đồng ý chi trả thêm khoản chi phí hàng tháng, lý do “Tôi lo ngại là con sông này sẽ ngày càng bị ô nhiễm nếu như không có biện pháp ngăn chặn” được 65 /68 đáp viên trả lời (chiếm 95,6%). Mặt khác họ quan tâm đến sức khỏe, lo ngại nếu nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm, thì ảnh hưởng của nó sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, với lý do là bảo vệ sức khỏe của người dân được 44/68 đáp viên trả lời như vậy (chiếm 64,7%), lý do tôi nghĩ là một công dân phải có trách nhiệm chia sẻ với nhà nước chiếm (54,4%) trong 100 mẫu quan sát.

Bảng 4.23: Lý do đáp viên sẵn lòng đóng góp cho khoản phí cải thiện chất lượng nước mặt (*)

Lý do Số quan sát

Tỷ lệ (%) Tôi nghĩ là một công dân phải có trách nhiệm

chia sẻ với nhà nước 37 54,4

Tôi tin là cơ quan chức trách sẻ sử dụng hiệu

quả khoản tiền phí tăng thêm 15 22,1

Tôi lo ngại là con sông này sẽ ngày càng bị ô

nhiễm nếu như không có biện pháp ngăn chặn 65 95,6

Làm tăng vẻ mỹ quan cho địa phương 31 45,6

Bảo vệ sức khỏe của người dân 44 64,7

Ngân sách Nhà nước sẽ sử dụng hiệu quả hơn cho các mục đích công cộng khác thay vì sử dụng cho cải thiện nguồn nước

15 22,1

Tổng 68 ____

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

58

Những lý do còn lại có tỷ lệ đáp viên chọn thấp hơn: Làm tăng vẻ mỹ quan cho địa phương (45,6%), và 2 lý do có số đáp viên lựa chọn ý nhất là tôi tin là cơ quan chức trách sẻ sử dụng hiệu quả khoản tiền phí tăng thêm và Ngân sách Nhà nước sẽ sử dụng hiệu quả hơn cho các mục đích công cộng khác thay vì sử dụng cho cải thiện nguồn nước (22,1%).

4.6.2.2 Nguyên nhân không đồng tình

Có 32 đáp viên trả lời rằng không đồng ý đóng góp cho việc cải thiện chất lượng nước và lý do mà họ không bằng lòng được thể hiện ở Bảng 4.24: Bảng 4.24: Lý do không đồng ý chi trả của đáp viên cho khoản phí cải thiện chất lượng nước mặt (*)

Lý do Số quan sát

Tỷ lệ (%) Tôi không đủ khả năng trả thêm khoản tiền với mức

phí đề nghị 26 81,2

Tôi cho rằng Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho việc thu gom rác, dọn cỏ, vớt rác cho việc cải thiện chất lượng nước mặt

14 45,3

Tôi nghĩ nguồn nước không phải là vấn đề quan

trọng để tôi trả tiền 3 9,4

Tôi không tin việc trả tiền thêm có thể cải thiện được

chất lượng của nguồn nước 28 87,5

Chỉ những người, công ty, xí nghiệp có thu nhập cao

mới trả khoản tiền này 1 3,1

Tôi muốn thấy chất lượng được cải thiện trước khi

được trả phí 10 31,2

Tổng 32

____

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013

Có 2 nguyên nhân kiến cho 32 đáp viên không sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt chiếm tỷ lệ cao nhất: thứ nhất “Tôi không tin việc trả tiền thêm có thể cải thiện được chất lượng của nguồn nước” ,họ nghĩ rằng việc làm cho nguồn nước không còn ô nhiễm là rất khó để thực hiện

59

được, vì vậy cho dù có đóng góp bao nhiêu khoản phí thì nguồn nước sẽ không cải thiện được và có 28 ý kiến của đáp viên chiếm 87,5% cho đó là nguyên nhân họ không sẵn lòng đóng góp. Nguyên nhân thứ hai mà các đáp viên chọn nhiều nhất là “tôi không đủ khả năng trả thêm khoản tiền với mức phí đề nghị” cũng dễ hiểu vì sao các đáp viên lại chọn nguyên nhân này, vì là vùng nông thôn, người dân có thu nhập không cao, nên họ không sẵn lòng đóng góp khoản phí nào, mức thu nhập hàng tháng của họ phải chi trả cho tiền điện, tiền nước nên họ cho là không còn khả năng chi trả cho một khoản phí nào nữa, mặt khác vì họ cũng không tin việc cải thiện nước có thể thực hiện được nên họ yêu cầu thấy chất lượng trước.

Các nguyên nhân còn lại: tôi cho rằng Nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho việc thu gom rác, dọn cỏ, nạo vét, vớt rác cho việc cải thiện chất lượng nước mặt có 14 ý kiến của đáp viên chiếm 45,3%, có 3 ý kiến cho rằng nguồn nước không phải là vấn đề quan trọng để tôi trả tiền thêm chiếm 9,4%, chỉ những người, công ty, xí nghiệp có thu nhập cao mới trả khoản tiền nàycó 1 ý kiên chiếm 3,1%, tôi muốn thấy chất lượng được cải thiện trước khi được trả phí có 10 ý kiến chiếm 31,2%. Nhà nước cần tạo lòng tin với nhân dân trong mọi khía cạnh, cần trung thực, minh bạch về vấn đề tài chính, công khai hoạt động của dự án. Qua đó vận động, tuyên truyền kêu gọi người dân cùng thực hiện dự án để tạo được lòng tin với nhân dân. Khi mà lòng tin của nhân dân đối với nhà nước được xây dựng lên thì có thể họ sẽ đóng góp cho dự án.

4.6.3 Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên trong việc cải thiện chất lượng nước mặt đáp viên trong việc cải thiện chất lượng nước mặt

Nhằm mục đích cải thiện môi trường nước trên địa bàn xã Trường Long bằng cách thực hiện một số biện pháp như: vớt rác, xử lý nước thải sinh hoạt, rà soát ngăn chặn các hành vi làm gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ô nhiễm nhưng Nhà nước chưa có kinh phí để thực hiện. Kết quả điều tra thực tệ có 68/100 đáp viên đồng ý đóng góp cho việc cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn Xã Trường Long chiếm 68% và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân như: tuổi, mức độ ảnh hưởng, thu nhập.

4.6.3.1 Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và thu nhập trung bình của các hộ dân. cải thiện chất lượng nước mặt và thu nhập trung bình của các hộ dân.

Thu nhập của hộ gia đình phản ánh rõ về điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Qua đó, giữa thu nhập và sự sẵn lòng chi trả có mối quan hệ với nhau. Bảng 4.25 thể hiện mối quan hệ giữa sự sẵn lòng đóng góp với thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình. Từ kiểm định Chi – Square cho

60

thấy có mối quan hệ của sự sẵn lòng tham gia đóng góp và thu nhập trung bình của hộ gia đình với mức ý nghĩa 1% (p-value = 0,000 <0,01).

Bảng 4.25: Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và thu nhập của đáp viên

Sự sẵn lòng chi

trả

Thu nhập trung bình của các hộ gia đình

Giá trị p (kiểm định Chi – Square) Dưới 5.000.000 đồng Trên 5.000.000 đồng Tổng 0,000 Không 29 3 32 Có 30 38 68 Tổng 59 41 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013

Qua Bảng 4.25 ta thấy, những hộ có thu nhập dưới 5.000.000 đồng /tháng thì sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước thấp hơn những hộ có thu nhập trên 5.000.000 đồng/tháng. Những hộ có thu thập thấp thường đành chi trả cho những chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình nên sự sẵn lòng tham gia đóng góp rất ít chiếm 50,8% trong tổng số hộ gia đình có thu nhập dưới 5.000.000 đồng/tháng. Những hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đồng/tháng trở lên thì sự sẵn lòng chi trả của họ chiếm 92,7% có thể kết luận rằng, những hộ có thu nhập hàng tháng cao thì sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt sẽ cao.

4.6.3.2 Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và độ tuổi của đáp viên cải thiện chất lượng nước mặt và độ tuổi của đáp viên

Thông thường, người có độ tuổi càng cao thì họ sẽ sống lâu năm ở các kênh rạch thì việc họ hiểu sẽ biết rõ hơn sự thay đổi nguồn nước của kênh rạch theo thời gian và qua đó xu hướng mà họ sẵn lòng chi trả đến bảo vệ nguồn nước càng cao.

Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và độ tuổi của đáp viên được tổng hợp và trình bày qua Bảng 4.26 sau đây.

61

Bảng 4.26: Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và độ tuổi của đáp viên

Sự sẵn lòng chi trả

Độ tuổi của đáp viên

Giá trị p (kiểm định

Chi – Square)

Dưới 40 tuổi Trên 40 tuổi Tổng

0,000

Không 24 8 32

Có 17 51 68

Tổng 41 59 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013

Từ Bảng 4.26 thể hiện mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả với độ tuổi của đáp viên. Kết quả kiểm định Chi- Square cho thấy có mối quan hệ giữa sự sẵn long chi trả với độ tuổi của đáp viên ở mức ý nghĩa 1% (p-value = 0,000 < 0,01). Người có độ tuổi càng cao thì họ càng thấy sự thay đổi dần dần của nguồn nước sông là càng rõ, tỷ lệ sẵn lòng tham gia đóng góp ở mức dưới 40 tuổi là 41,5% trong tổng số nhóm người dưới 40 tuổi. số người trên 40 tuổi có tỷ lệ sẵn lòng tham gia đóng góp là 86,4%. những người có độ tuổi càng cao, họ đã sinh sống gần kênh rạch này nhiều năm và khả nảng nhận biết sự thay đổi từng ngày của kênh rạch càng cao, sự thay đổi nguồn nước của các kênh rạch ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của họ, nên sự sẵn lòng tham gia đóng góp sẽ càng cao.

4.6.3.3 Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước cải thiện chất lượng nước mặt và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm

Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước chia làm hai nhóm: không ảnh hưởng và có ảnh hưởng. nguồn nước ô nhiễm có ảnh hưởng được đánh giá dựa trên các mức độ ảnh hưởng: rất nhiểu, ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng ít.

Qua Bảng 4.27 thể hiện mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả với ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm đến người dân.

62

Bảng 4.27: Mối quan hệ giữa sự sẵn lòng trả của người dân cho việc cải thiện chất lượng nước mặt và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm.

Sự sẵn lòng chi trả

Mức độ ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm Giá trị p (kiểm định Chi – Square) Không ảnh hưởng Có ảnh hưởng Tổng 0,000 Không 21 11 32 Có 13 55 68 Tổng 34 66 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, 2013.

Kiểm định Chi – Square cho thấy có mối quan hệ giữa sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lương nước mặt và ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm ở mức ý nghĩa là 1% (p-value = 0,000 < 0,01).

Từ Bảng 4.27, khi người dân chịu ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm càng nhiều thì sự sẵn lòng đóng góp của họ sẽ càng cao. Tỷ lệ đáp viên không ảnh hưởng khi nguồn nước bị ô nhiễm sẵn lòng tham gia đóng góp cho việc cải thiện chất lượng nước mặt là 38,2% trong tổng số người không sẵn lòng chi trả. Tỷ lệ sẵn lòng tham gia đóng góp của người chịu ảnh hưởng khi nguồn nước bị ô nhiễm nguồn nước là 83,3%. Từ kết quả điều trả thực tế cho thấy,mức độ ảnh hưởng của nguồn nước ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân, nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến người dân càng nhiều thì họ sẽ

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)