Bước 1: Xác định, mô tả những đặc điểm môi trường cần đánh giá
Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng kịch bản giả định/tình huống giả định: mô tả tình huống giả định thật rõ ràng sự thay đổi của môi trường, giải thích cặn kẻ/kỹ lưỡng hàng hóa được định giá, có thể đưa hình ảnh để mô tả.
Bước 2: Xác định đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng được nghiên cứu (cá nhân, hộ gia đình) hưởng lợi tiềm năng từ hàng hoá/dịch vụ đang được đánh giá.
Bước 3: Thiết kế câu hỏi và lựa chọn phương pháp thu thập số liệu
* Cách đặt câu hỏi
- Open-ended question: hỏi người được phỏng vấn họ muốn chi trả bao nhiêu cho sự thay đổi hàng hoá, dịch vụ đang được đánh giá?
- Close-ended question: đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số tiền phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không?
- Payment card: đề nghị người được phỏng vấn chọn một mức giá trong một dãy số (số tiền phải trả) được ghi trên thẻ.
- Bidding game: Là hình thức hỏi theo bảng giá tăng dần người nghiên cứu đưa ra các mức giá nghiên cứu về mức sẵn lòng trả của các đáp viên. Theo đó các đáp viên được hỏi theo các giá trị tăng dần của các mức giá, nếu chấp nhận thì hỏi tiếp với mức giá cao hơn và cứ thế hỏi tới khi đáp viên không chấp nhận trả thìdừng lại.
17
- Double-bounded: Người được phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu. Nếu trả lời có, hỏi mức cao hơn. Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn.
Các phương pháp thu thập số liệu trong CVM
Phỏng vấn trực tiếp (face to fac interview): Gặp mặt để phỏng vấn (in- person interview) thông thường là cách thu được số liệu chất lượng cao nhất. Nếu có đủ khả năng/tài lực (resources) để huấn luyện cẩn thận cũng như giám sát các điều tra viên. Nhược điểm lớn nhất là cách này sẽ tốn kém hơn so với cách điện thoại hoặc gửi thư.
Phỏng vấn qua điện thoại (telephone interview): điện thoại cho đáp viên hỏi nội dung trong bảng câu hỏi, khi áp dụng phương pháp này tỷ lệ trả lời cao, tiết kiệm thời gian nhưng lại không mô tả hết thông tin về tình huống giả định cần đánh giá cho đáp viên trên điện thoại
Gửi mail/ phỏng vấn qua internet: gửi nội dung cần phỏng vấn qua địa chỉ mail, với phương pháp này ít tốn kém và thu mẫu trên diện rộng, nhưng tỷ lệ trả lời của đáp viên thấp.
Mục tiêu của cuộc khảo sát: là hỏi mức sẵn lòng trả tối đa của cá nhân (individual maximum WTP) để cải thiện môi trường hay ngăn ngừa môi trường bị xuống cấp (prevent environmental degradation) hoặc mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) từ bỏ việc cải thiện môi trường hoặc để cho môi trường bị xuống cấp.
Bước 4: Xây dựng công cụ khảo sát
Thiết kế bảng câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phương pháp CVM, nó mang lại thông tin đầy đủ, chính xác, làm người đáp viên phải suy nghĩ và trả lời nghiêm túc để định giá giá trị của môi trường nghiên cứu một cách hợp lý và chính xác nhất.
Các bước xây dựng bảng câu hỏi:
Xác định lại hàng hóa cần đánh giá, thiết kế kịch bản, đặt câu hỏi về WTP. Các câu hỏi phụ liên quan đến: thái độ và sự hiểu biết liên quan đến vấn đề được hỏi (attitude, opinion, knowledge question), các Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (folow-up question) tìm hiểu động cơ của đáp viên khi trả lời, sự hài lòng và nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ hoặc đặc điểm kinh tế xã hội (socio- economic characteristics). Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi hoàn chỉnh và tiến hành thu mẫu. Xác định cỡ mẫu và chi phí dành cho cuộc khảo sát.
18
Kịch bản:
Những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin diễn ra một cách bình đẳng nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy còn gọi là phỏng vấn sâu. Từ đó đưa ra các câu hỏi về kiến thức, trình độ, thái độ, nhận thức để thu thập những thông tin cơ bản từ sự trả lời của đáp viên. Mô tả các thuộc tính cơ bản của môi trường cần định giá. Mô tả thị trường: Đơn vị cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và thiệt hai? Phương thức thanh toán (payment vehicle): Thanh toán như thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền? Phương thức chi trả đạt yêu cầu nếu người được phỏng vấn tin là công bằng và có tính thực tế.
Câu hỏi về giá sẵn lòng trả:
Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question).
Mục đích: tìm hiểu động cơ của đáp viên đằng sau câu trả lời Không trả lời hay phản đối (protest or unwilling to pay)
Đáp viên không sẵn lòng trả cho sản phảm hay một tình huống giả
định
WTP = 0 có thể thể hiện sự phản đối của đáp viên (protest)
Câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội
Mục đích: để biết đặc điểm kinh tế xã hội của đối tượng được phỏng vấn, bên cạnh đó kiếm trả xem mức sẵn lòng trả có phù hợp với các mong đợi mang tính lý thuyết (theoretical expectation).
Các thông tin về kinh tế xã hội tối thiểu khi phỏng vấn đáp viên
Tuổi
Giới tính
Thu nhập
Trình độ học vấn
Bước 5: Khảo sát
Tiến hành khảo sát: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các đối tượng đã được xác định trước.
Bước 6: Xử lý số liệu
Tính toán giá trị trung bình WTP: theo phương pháp phi tham số (Non – parametric estimation of WTP).
19
- Xem xét một chuỗi số liệu max WTP của hộ gia đình/cá nhân.
- Tổng quan sát N và có j giá trị WTP khác nhau, j có thể nhỏ hơn N.
- Sắp xếp các giá trị WTP Cj từ thấp đến cao (j=0,J). C0 luôn bằng 0
và Cj có giá trị cao nhất trong mẫu.
Tổng số hộ gia đình có WTP cao hơn hoặc bằng tj là:
nj = J j k k h 1 (2.1)
Sau đó là những khả năng còn sót lại:
S(tj) = N nj