Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 34)

WTP trung bình là: Mean WTP =     J j j j j t t t S 0 1 ) )( ( (2.3)

Kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP: xem WTP có hợp lý về mặt lý thuyết và có đúng như kỳ vọng hay không?

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu

Xác định cỡ mẫu:

Đề tài được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Do hạn chế về thời gian, năng lực và chi phí nên đề tài sử dụng số liệu thu thập được của 100 quan sát. Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện cho xã Trường Long.

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân ở xã Trường Long gồm 16 ấp (Trường Thọ, Trường Thọ A, Trường Thọ B, Trường Thọ 1, Trường Thọ 2, Trường Thọ 2A, Trường Thuận, Trường Thuận A, Trường Phú, Trường Phú 1, Trường Phú 2, Trường Phú A, Trường Phú B, Trường Phú 1B, Trường Hòa, Trường Hòa A). Thông qua bảng câu hỏi để phỏng vấn đáp viên. Các hộ gia đình được chọn một cách thuận tiện. Phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn các hộ gia đình, trường hợp các đáp viên chưa hiểu rõ được vấn đề nghiên cứu hoặc đáp viên chưa thể trả lời ngay, thì phỏng vấn viên sẽ giải thích cụ thể vấn đề cần thảo luận để đáp viên có thể dễ dàng trả lời câu hỏi.

20

Số liệu thứ cấp: bài viết lấy số liệu thứ cấp từ sách, báo, thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường về văn bản Luật bảo vệ môi trường năm 2005, văn bản Luật tài nguyên nước năm 1998, thông tin của ủy ban nhân dân huyện Phong Điền về tình hình kinh tế của huyện, số liệu còn được Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường thành phố Cần Thơ, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường của huyện Phong Điền cung cấp trong giai đoạn 2010-2012.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là quá trình thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin. Thu thập dữ liệu: khảo sát, đo đạc, biểu diễn dữ liệu dùng bảng và đồ thị. Tổng hợp dữ liệu: tính các tham số mẫu như trung bình mẫu, phương sai mẫu, trung vị để tìm hiểu thực trạng và phân tích, đánh giá thái độ, nhận thức của đáp viên đối với thực trạng nguồn nước mặt hiện tại.

Mục tiêu 2: Tiếp theo, đề tài sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định sự sẵn lòng chi trả (WTP) của người dân cho việc cải thiện nguồn nước mặt.

Mục tiêu 3: Sử dụng mô hình Logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người dân.

Mô hình Logit:

(2.4)

Trong đó, yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn.j là tham số ước

lượng chưa biết, u là phần dư của mô hình. Chúng ta xem xét biến giả yi được

khai báo như sau:

1 nếu yi*>0

0 trường hợp khác (2.5)

Ngoài ra còn kết hợp sử dụng phần mềm Stata và Excel để xử lý và phân tích số liệu.

Mục tiêu 4: Từ những phương pháp phân tích trên rút ra giải pháp.

2.2.4 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu

2.2.4.1 Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi gồm có 3 phần:

21

Phần 1: Mô tả đặc điểm môi trường liên quan, từ đó tìm hiểu thái độ và sự hiểu biết của người dân về các vấn đề về môi trường. Phần này chủ yếu tìm hiểu về ý kiến của đáp viên về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay cũng như suy nghĩ cũa họ trong việc gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống. Hiệu quả của các nguồn thông tin, giáo dục và tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở địa phương.

Phần 2: Nghiên cứu sự sẵn lòng chi trả của của đối tượng điều tra đối với môi trường nghiên cứu, qua đó đưa ra mức giá hợp lý, nếu áp dụng mức giá đó thì thái độ của họ sẽ như thế nào và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình.

Phần 3: Sử dụng các câu hỏi ngắn gọn nhằm thu thập thông tin của đáp viên. Ví dụ: Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập...Từ đó có thể xem xét các yếu tố như nghề nghiệp, tuổi tác, thu nhập hay trình độ học vấn…có ảnh hưởng đến câu trả lời của đáp viên hay không?

2.2.4.2 Kịch bản

Với tình hình hiện nay, nhiều mục tiêu phát triển của huyện nói chung và xã Trường Long nói riêng, dẫn đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao theo sự phát triển của địa phương. Mặt khác tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm môi trường do sự thiếu ý thức của người dân, giao thông, sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt của dòng sông ngày càng trầm trọng, bên cạnh đó ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng: tình trạng mưa, bão, lũ lụt bất thường cũng góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm diễn biến phức tạp. Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường rất dễ phát sinh cho các dịch bệnh như: sốt xuất huyết, nấm da, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu hóa... Điều nay dẫn đến nhu cầu cải thiện nguồn nước mặt tại địa bàn xã Trường Long vô cùng quan trọng. Đòi hỏi cơ quan chức năng phải có kế hoạch thực hiện cấp bách để cải thiện nguồn nước mặt hiện tại, góp phần giải quyết bất cập của người dân ở hiện tại, giúp địa phương phát triển hơn và cuộc sống của người dân trở nên văn minh hơn.

Theo kế hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2010 – 2020 là điều tra, quy hoạch tài nguyên nước mặt, nghiên cứu tạo nguồn thu từ nước để tăng đóng góp ngân sách và tái đầu tư bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Giả định, Nhà nước sẽ thực hiện dự án làm sạch và cải thiện môi trường nước trên địa bàn xã Trường Long huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trong thời gian là 7 năm: Vớt rác, xử lý nước thải sinh hoạt, rà soát ngăn chặn các hành vi làm gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước như: phát quang bụi

22

rậm, làm cỏ, vớt rác, khai thông những kênh rạch không thể thoát nước nhưng không đủ kinh phí để thực hiện. Mặt khác, người dân nơi đây không còn phải chịu những ảnh hưởng bởi ô nhiễm, góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân, giảm bớt ảnh hưởng môi trường nước bị ô nhiễm đến sinh hoạt của họ, ngăn ngừa bệnh tật và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Bây giờ chúng tôi muốn biết Ông/Bà có sẵn lòng đóng góp nhằm nâng cao chất lượng sống và cải thiện môi trường nước xung quanh của ông bà mức giá mà Ông/Bà sẵn sàng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nước mặt là bao nhiêu?

2.2.5 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Đề tài lựa chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn viên sẽ đến từng hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu và trình bày vấn đề cần trao đổi. Thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn viên sẽ tiến hành hỏi đáp viên, nếu đáp viên có thắc mắc gì hoặc chưa rõ về vấn đề nghiên cứu thì phỏng vấn viên có nhiệm vụ giải thích rõ ràng cho đáp viên, qua đó đáp viên sẽ trả lời dễ dàng, nhằm đạt tính chính xác cao trong việc thu mẫu.

2.2.6 Cách thức chi trả

Đề tài lựa chọn phương pháp thu phí hàng tháng, bằng việc cử cán bộ xã đến trực tiếp nhà người dân thu 1 phí riêng vào hàng tháng được xem là hữu hiệu và hợp lý nhất.

Dựa vào nhưng thông tin sơ bộ về tình hình kinh tế xã hội của quận Cái Răng cũng như đã tham khảo một số bài nghiên cứu tương tự trước đó nghiên

cứu Đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả để làm giảm ô nhiễm nước mặt

tại khu vực chợ Cái Răng quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” (Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ngân – 2012). Kết hợp với việc khảo sát thử 20 hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu, đề tài đã đưa ra 5 mức giá như sau (10.000 đồng, 20.000 đồng; 30.000 đồng; 40.000 đồng; 50.000 đồng).

23

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC

MẶT CỦA XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-1-2004 của Chính phủ. Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, bằng những bước đi đúng đắn và có tính chiến lược, Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên.

- Diện tích: 119,48 km2 - Dân số: 102.621 người

- Đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 06 xã (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa)

- Vị trí địa lý: phía Bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước như áp lực giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đạt được những thành tựu như sau:

Tình hình kinh tế và xã hội của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được tổng hợp lại từ Cục thống kê huyện Phong Điền từ năm 2010 – 2012. Trình bày thông qua Bảng 3.1 sau đây.

24

Bảng 3.1: Tình hình kinh tế của huyện Phong Điền giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nông nghiệp 515.892 599.195 741.321 Lâm nghiệp 3.302 3.918 4.446 Thủy sản 126.585 169.157 209.729 Công nghiệp 448.201 624.864 800.361 Thương mại 1.329.484 1.727.750 1923.850 Dịch vụ 30.954 36.275 51.232

Nguồn: Cục thống kê huyện Phong Điền, 2013

3.1.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 741.321 triệu đồng, tăng 23,7% so với năm 2011 và tăng 43,7% so với năm 2010. Cụ thể:

Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 56.652 tấn, tăng 3.117 tấn so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 11.145 ha, tăng 491 ha so với năm 2011; năng suất gieo trồng đạt 50,8 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha so với năm 2011. Trong đó, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 24.896 tấn, tăng 1,485 tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng 3.873 ha và năng suất tăng 64,3 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 16.136 tấn, tăng 986 tấn do diện tích đạt 3.583 ha, tăng 174 ha năng suất gieo trong đạt 45,04 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha.

Cây công nghiệp lâu năm phát triển không thuận lợi về giá bán, nên diện tích gieo trồng và sản lượng năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011. Trong đó diện tích cây cam, chanh quýt ước tính đạt 1.557 ha giảm 165 ha so với năm 2011 và giảm 360 ha năm 2010, sản lượng đạt 15.753 tấn, giảm 7% so với năm 2011; bưởi diện tích đạt 129 ha, giảm 43 ha so với năm 2011, sản lượng đạt 1.254 tấn, giảm 28% so với năm 2011. Nguyên nhân khác do ảnh hưởng của thời tiết và một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các hộ và các doanh nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, đàn lợn trên toàn huyện có 10.304 con, 37% so với thời điểm năm 2011. Đàn gia

25

cầm có 177.813 con, giảm 14,5% so với thời điểm năm 2011, trong đó đàn gà 89.674 con, giảm 21%, đàn vịt 87.510 con, giảm 6% năm 2011.

Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp không phải là thế mạnh của huyện Phong Điền, sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: tre, nứa, trúc, dừa nước...giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 là 3.302 triệu đồng, đến năm 2011 là 3.918 triệu đồng tăng 18% so với năm 2010, đến năm 2012 là 4.446 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2011. Tuy gặp một số khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi và sản phẩm lâm nghiệp không đa dạng, nhưng huyện Phong Điền vẫn quan tâm nhiều đến phát triển ngành lâm nghiệp. Triển khai các dự án trồng rừng, nuôi rừng, tuy chỉ với quy mô nhỏ, nhưng kết quả các hoạt động lâm nghiệp khác vẫn tăng khá do một số yếu tố tích cực với giá trị sản xuất lâm nghiệp đang có xu hướng tăng.

Thủy sản: Giá trị sản xuất của ngành thủy sản có xu hướng tăng từ 126.585 triệu đồng năm 2010, lên 169.157 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 là 209.729 triệu đồng, tăng 40,572 triệu đồng so với năm 2011, khoảng 24% .Sản lượng thủy sản năm 2011 ước tính đạt 8.492 tấn, tăng 7% so với năm 2010, đến năm 2012 sản lượng có xu hướng giảm nhẹ còn 8.010 tấn. Trong đó cá năm 2012 đạt 476 tấn, giảm 3,8% so với năm trước đó. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 7.439 tấn, giảm 5,8% so với năm 2011, trong đó cá đạt 7.453 tấn, giảm 65,8%%.

3.1.2.2 Công nghiệp

Việc triển khai thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh nên sản xuất công nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực và duy trì tốc độ tăng trưởng. Từ năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 448.201 triệu đồng, năm 2011 là 624.964 triệu đồng, đến năm 2012 là 800.361 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2011, và tăng 78,6% so với năm 2012.

3.1.2.3 thương mại và dịch vụ

Thương mại: tổng số cơ sở thương mại trên địa bàn huyện năm 2012 là

4.450 cơ sở, tăng 535 cơ sở so vơi năm 2011. Tổng số mức hàng hóa bán ra năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 và 2010 cụ thể, năm 2012 là 2.120.242 triệu đồng, tăng 12,8% so với năm 2011 tức là khoảng 240.617 triệu đồng và tăng 676.665 triệu đồng so với năm 2010, tức là khoảng 47%.

Dịch vụ: giá cả các mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ so với các năm trước. Tổng mức hàng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt

26

51.232 triệu đồng năm 2012, tăng 14.695 triệu đồng so với năm 2011, tăng khoảng 41% và tăng 20.278 triệu đồng năm 2010, tức là khoảng 65,5%.

Nhận xét và đánh giá chung

Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp ổn định, công tác xây dựng cơ bản và giao thông nông thôn vẫn tiếp tục được quan tâm đầu tư. Cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí được quan tâm chỉ đạo và tiếp tục đẩy mạnh. Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững ổn định. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức: một số ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng chậm so với năm 2011, sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, giá cả đầu ra các mặt hàng nông sản bấp bênh làm người sản xuất không yên tâm đầu tư sản xuất.

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Diễn biến chất lượng nước mặt ở xã Trường Long, huyện Phong Điền

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 34)