Nguyên nhân gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 61 - 62)

Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước mặt tại xã Trường Long, huyện Phong Điền được thống kê ở Bảng 4.14, theo các đáp viên có 7 nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn thấy được nguyên nhân tác động nhiều nhất làm ô nhiễm nguồn nước mặt đó chính là do phân bón thuốc trừ sâu chiếm 91%, nước thải từ chợ đổ xuống sông, nước thải từ hoạt động chăn nuôi chiếm 66%, nước thải sinh hoạt của người dân chiếm 41%, nguyên nhân tiếp theo là nước thải từ hệ thống cống chiếm 31%, rác thải do những người đi ghe, tàu vứt xuống chiếm 28% và do nước mưa chảy tràn xuống sông có 10% lựa chọn. Bảng 4.14: Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước mặt. (*)

Nguyên nhân Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Nước thải từ chợ đổ xuống 66 66

Nước thải sinh hoạt hằng ngày của người dân 41 41

Do nước mưa chảy tràn xuống sông 10 10

Phân bón thuốc trừ sâu 91 91

Nước thải từ hoạt động chăn nuôi 66 66

Nước thải từ hệ thống cống 31 31

Rác thải do những người đi ghe tàu vứt xuống 28 28

Tổng 100 _____

* Câu hỏi có nhiều lựa chọn

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra,2013

Nguyên nhân 1: nguồn nước ô nhiễm do phân bón thuốc trừ sâu (chiếm

91%), phát sinh do hoạt động nông nghiệp gây ra, chủ yếu vào các mùa vụ trồng lúa và cây ăn trái lượng phân bón thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật người dân sử dụng hằng ngày là rất lớn. Bên cạnh đó, khi đã sử dụng loại thuốc trừ sâu nào đó thì thói quen lại ném chai đó trực tiếp xuống sông, lượng thuốc còn động lại trong chai hòa tan với nước làm các sinh vật dưới sông không thể sống được do ô nhiễm. Hành vi này ngày qua ngày sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không những vậy còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt gia đình.

Nguyên nhân 2: ô nhiễm nước do nước thải từ chợ đổ xuống sông (chiếm 66%), hoạt động mua bán diễn ra từ chợ Trường Long đổ xuống, hằng ngày

47

lượng nước thải, rác thải (bao gồm rau úng, bọc nilon, cá chết, thịt thối không thể bán được nữa...) là vô cùng lớn. Cách xử lý thuận tiện nhất, đó là đổ trực tiếp xuống sông, dẫn đến nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm.

Nguyên nhân 3: chiếm 66% đáp viên cho rằng nguồn nước bị ô nhiễm do

nước thải từ hoạt động chăn nuôi. Thật vậy, những hộ chăn nuôi gia súc và gia cầm ( lợn, gà, vịt, trâu, bò..) hằng ngày thải ra một lượng lớn nước thải từ hoạt động này mà không qua một xử lý nào, đổ nước thải chăn nuôi trực tiếp xuống ao, kênh rạch gần nhà, làm cho nguồn nước ở đó trở nên đen, nước bốc mùi hôi, phát sinh nhiều mầm bệnh.

Nguyên nhân 4: ô nhiễm nước do nước thải từ hoạt động sinh hoạt của

người dân (chiếm 41%). Nguyên nhân này phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh, nước tăm giặt, lau chùi, những người dân sống ở nhà sàn hay những nhà dân sống ở ven bờ sông vì đây là vùng nông thôn, nên số lượng người dân sống ở nhà sàn và nhà gần sông rất nhiều.Vậy nên nước thải sinh hoạt hằng ngày của họ được thải trực tiếp xuống sông và một số hộ gia đình còn xây nhà vệ sinh ở trên sông.

Nguyên nhân 5: ô nhiễm nguồn nước do nước thải từ hệ thống cống (chiếm 31%), được phát sinh từ nước thải sinh hoạt các khu dân cư chảy vào hệ thống cống và chảy trực tiếp xuống sông.

Nguyên nhân 6: rác thải do nhưng người đi ghe tàu vứt xuống (chiếm 28%) được phát sinh từ những người buôn bán hay sinh hoạt trên ghe tàu. Họ vứt những thứ rác thải sinh hoạt hằng ngày của hộ xuống sông vì không có cách nào để xử lý rác thải được, ngoài ra còn có dầu, nhớt từ phương tiện di chuyển họ thải ra trên sông, làm nước sông có màn dầu nhớt khi họ chạy qua.

Nguyên nhân 7: nước ô nhiễm do nước mưa chảy tràn xuống sông (chiếm 10%), phát sinh từ việc vứt rác xung quang nhà, đường xá, khi mưa đến, những thứ rác này từ đó mà bị trôi xuống sông.

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn xã trường long huyện phong điền, cần thơ (Trang 61 - 62)