Đề tài lựa chọn phương pháp thu phí hàng tháng, bằng việc cử cán bộ xã đến trực tiếp nhà người dân thu 1 phí riêng vào hàng tháng được xem là hữu hiệu và hợp lý nhất.
Dựa vào nhưng thông tin sơ bộ về tình hình kinh tế xã hội của quận Cái Răng cũng như đã tham khảo một số bài nghiên cứu tương tự trước đó nghiên
cứu “Đánh giá nhận thức và sự sẵn lòng chi trả để làm giảm ô nhiễm nước mặt
tại khu vực chợ Cái Răng quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” (Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Ngân – 2012). Kết hợp với việc khảo sát thử 20 hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu, đề tài đã đưa ra 5 mức giá như sau (10.000 đồng, 20.000 đồng; 30.000 đồng; 40.000 đồng; 50.000 đồng).
23
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
MẶT CỦA XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2-1-2004 của Chính phủ. Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, bằng những bước đi đúng đắn và có tính chiến lược, Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên.
- Diện tích: 119,48 km2 - Dân số: 102.621 người
- Đơn vị hành chính: 01 thị trấn, 06 xã (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa)
- Vị trí địa lý: phía Bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước như áp lực giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất tăng cao, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đạt được những thành tựu như sau:
Tình hình kinh tế và xã hội của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được tổng hợp lại từ Cục thống kê huyện Phong Điền từ năm 2010 – 2012. Trình bày thông qua Bảng 3.1 sau đây.
24
Bảng 3.1: Tình hình kinh tế của huyện Phong Điền giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nông nghiệp 515.892 599.195 741.321 Lâm nghiệp 3.302 3.918 4.446 Thủy sản 126.585 169.157 209.729 Công nghiệp 448.201 624.864 800.361 Thương mại 1.329.484 1.727.750 1923.850 Dịch vụ 30.954 36.275 51.232
Nguồn: Cục thống kê huyện Phong Điền, 2013
3.1.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 741.321 triệu đồng, tăng 23,7% so với năm 2011 và tăng 43,7% so với năm 2010. Cụ thể:
Sản lượng lúa cả năm 2012 ước tính đạt 56.652 tấn, tăng 3.117 tấn so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 11.145 ha, tăng 491 ha so với năm 2011; năng suất gieo trồng đạt 50,8 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha so với năm 2011. Trong đó, sản lượng lúa đông xuân đạt gần 24.896 tấn, tăng 1,485 tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng 3.873 ha và năng suất tăng 64,3 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 16.136 tấn, tăng 986 tấn do diện tích đạt 3.583 ha, tăng 174 ha năng suất gieo trong đạt 45,04 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha.
Cây công nghiệp lâu năm phát triển không thuận lợi về giá bán, nên diện tích gieo trồng và sản lượng năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011. Trong đó diện tích cây cam, chanh quýt ước tính đạt 1.557 ha giảm 165 ha so với năm 2011 và giảm 360 ha năm 2010, sản lượng đạt 15.753 tấn, giảm 7% so với năm 2011; bưởi diện tích đạt 129 ha, giảm 43 ha so với năm 2011, sản lượng đạt 1.254 tấn, giảm 28% so với năm 2011. Nguyên nhân khác do ảnh hưởng của thời tiết và một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn về vốn nên chăn nuôi của các hộ và các doanh nghiệp cũng như trang trại bị ảnh hưởng. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, đàn lợn trên toàn huyện có 10.304 con, 37% so với thời điểm năm 2011. Đàn gia
25
cầm có 177.813 con, giảm 14,5% so với thời điểm năm 2011, trong đó đàn gà 89.674 con, giảm 21%, đàn vịt 87.510 con, giảm 6% năm 2011.
Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp không phải là thế mạnh của huyện Phong Điền, sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là: tre, nứa, trúc, dừa nước...giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 là 3.302 triệu đồng, đến năm 2011 là 3.918 triệu đồng tăng 18% so với năm 2010, đến năm 2012 là 4.446 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2011. Tuy gặp một số khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi và sản phẩm lâm nghiệp không đa dạng, nhưng huyện Phong Điền vẫn quan tâm nhiều đến phát triển ngành lâm nghiệp. Triển khai các dự án trồng rừng, nuôi rừng, tuy chỉ với quy mô nhỏ, nhưng kết quả các hoạt động lâm nghiệp khác vẫn tăng khá do một số yếu tố tích cực với giá trị sản xuất lâm nghiệp đang có xu hướng tăng.
Thủy sản: Giá trị sản xuất của ngành thủy sản có xu hướng tăng từ 126.585 triệu đồng năm 2010, lên 169.157 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 là 209.729 triệu đồng, tăng 40,572 triệu đồng so với năm 2011, khoảng 24% .Sản lượng thủy sản năm 2011 ước tính đạt 8.492 tấn, tăng 7% so với năm 2010, đến năm 2012 sản lượng có xu hướng giảm nhẹ còn 8.010 tấn. Trong đó cá năm 2012 đạt 476 tấn, giảm 3,8% so với năm trước đó. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước tính đạt 7.439 tấn, giảm 5,8% so với năm 2011, trong đó cá đạt 7.453 tấn, giảm 65,8%%.
3.1.2.2 Công nghiệp
Việc triển khai thực hiện mạnh mẽ các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh nên sản xuất công nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực và duy trì tốc độ tăng trưởng. Từ năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 448.201 triệu đồng, năm 2011 là 624.964 triệu đồng, đến năm 2012 là 800.361 triệu đồng, tăng 28% so với năm 2011, và tăng 78,6% so với năm 2012.
3.1.2.3 thương mại và dịch vụ
Thương mại: tổng số cơ sở thương mại trên địa bàn huyện năm 2012 là
4.450 cơ sở, tăng 535 cơ sở so vơi năm 2011. Tổng số mức hàng hóa bán ra năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 và 2010 cụ thể, năm 2012 là 2.120.242 triệu đồng, tăng 12,8% so với năm 2011 tức là khoảng 240.617 triệu đồng và tăng 676.665 triệu đồng so với năm 2010, tức là khoảng 47%.
Dịch vụ: giá cả các mặt hàng thiết yếu có xu hướng tăng nhẹ so với các năm trước. Tổng mức hàng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt
26
51.232 triệu đồng năm 2012, tăng 14.695 triệu đồng so với năm 2011, tăng khoảng 41% và tăng 20.278 triệu đồng năm 2010, tức là khoảng 65,5%.
Nhận xét và đánh giá chung
Tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp ổn định, công tác xây dựng cơ bản và giao thông nông thôn vẫn tiếp tục được quan tâm đầu tư. Cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí được quan tâm chỉ đạo và tiếp tục đẩy mạnh. Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững ổn định. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức: một số ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng chậm so với năm 2011, sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp, giá cả đầu ra các mặt hàng nông sản bấp bênh làm người sản xuất không yên tâm đầu tư sản xuất.
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Diễn biến chất lượng nước mặt ở xã Trường Long, huyện Phong Điền được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: pH, chất rắn lơ lửng (SS), oxi hòa tan trong nước (DO), nhu cầu oxi hóa trong nước (COD), độ đục, mật độ coliform, nhu cầu oxi sinh học (BOD).
Diễn biến hàm lượng pH: Theo số liệu được cung cấp từ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phong Điền ở Bảng 3.2 thì độ pH trung bình của nước năm 2012 dao động xấp xỉ 7,2 vẫn nằm trong mức giới hạn cho phép của quy chuẩn chất lượng nước mặt Việt Nam (QCVN 08:2008). Nguồn nước có pH>7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate nguyên nhân chủ yếu do nước chảy qua nhiều tầng đất đá, ảnh hưởng của pH quá thấp là sẽ làm hỏng men răng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng nguồn nước có tính axit cao. Năm 2010 trung bình độ pH dao động 6.6 vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép nhưng điều này cho thấy tính axít của nước ở giai đoạn năm 2010 là rất cao, đến năm 2011 độ pH trung bình là 6,9 và năm 2012 là 7,2 độ pH có xu hướng tăng thể hiện tính axit ngày càng giảm và nằm trong mức giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008) áp dụng cho loại nước A1(pH: 6 - 8,5).
27
Bảng 3.2: Một số thông số về đo lường chất lượng nước mặt xã Trường Long giai đoạn 2010 – 2012.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 QCVN 08:2008 pH 6,6 6,9 7,2 6 – 8,5 BOD5 mg/l 14,0 12,8 13,3 ≤ 4 COD mg/l 19,5 15,8 18,0 < 10 Độ đục mg/l 56,0 31,0 35,0 DO mg/l 4,2 4,4 4,1 SS mg/l 50,0 34,0 55,0 20 Coliform mg/l 2,6.104 1,2.104 9,3.103 ≤ 2500
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phong Điền, 2013
Nhu cầu oxi sinh học (BOD – mg/l): BOD cũng là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng nước nhưng là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt và khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
Nồng độ BOD được thể hiện trong Bảng 3.1 ta thấy nồng độ BOD trung bình trong nước không có biến động đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể năm 2010 hàm lượng BOD trung bình là 14,0 mg/l, năm 2011 là 12,8 mg/l đến năm 2012 BOD trung bình dao động từ 13,0 mg/l, ở mức cao hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 từ 2,5 đến 3,5 lần, hàm lượng BOD quá cao trong nước quá cao sẽ ảnh hướng đến quá trình phân hủy của nước, làm cho thời gian phân hủy trở nên chậm trễ, dẫn đến xảy ra hiện tượng mùi hồi và nước bị nhiễm bẩn.
Diễn biến nhu cầu oxi hóa học trong nước (COD – mg/l): Nhu cầu oxy
hoá học học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. COD cũng là một chỉ tiêu được sử dụng để đo lường chất lượng nước. Trong Bảng 3.2 nồng độ COD giai đoạn năm 2010 – 2012 không ổn định, dao động cụ thể như sau: năm 2010 là 19,5 mg/l, có xu hướng giảm vào năm 2011 dao động từ 16,0 mg/l, vẫn vượt quy chuẩn cho phép hơn 1,6 lần và có xu hướng tăng ở năm 2012 dao động từ 18,0 mg/l vượt
28
quá quy chuẩn cho phép gần 2 lần, điều này không tốt cho các hệ sinh thái sống trong nước.
Diễn biến độ đục của nguồn nước (mg/l) NTU: Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật. Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh.Tiêu chuẩn nước sạch quy định độ đục nhỏ hơn 5NTU. Nguyên nhân làm tăng độ đục của nước có thể là do các chất rắn không tan được thải vào nước, sự phát triển của các vi khuẩn hay các vi sinh vật khác, các chất thải, nước thải,…Nước đục làm giảm khả năng quang hợp của thực vật đáy và quá trình hô hấp của cá trở nên khó khăn hơn. Độ đục của nước 2010 – 2012 được trình bày trong Bảng 3.1, theo số liệu cung cấp từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phong Điền, ta thấy độ đục trung bình năm 2010 và 2012 biến động mạnh. Tại năm 2010 độ đục là 56,0 mg/l, giảm mạnh năm 2011 là 31,0 mg/l và năm 2012 là 35,0 mg/l tình trạng tăng giảm không ổn định, nguyên nhân chủ yếu của độ đục trên địa bàn là nguyên nhân là do thực phẩm thừa từ chợ Trường Long đổ xuống, hay do lượng phân bốn thuốc trừ sâu từ những ruộng lúa, các hoạt động chăn nuôi của người dân, nước mưa, phù sa sông tạo nên.
Diễn biến oxi hòa tan trong nước (DO - mg/l): DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị ức chế. Khi lượng DO ở khoảng 5,0 mg/l thì đó chính là điều kiện sống tốt nhất của cá. Phần lớn cá khó có thể hô hấp được khi DO tụt xuống 2,0 – 4,0 mg/l. Và cá sẽ chết khi DO tụt xuống đến mức dưới 2,0 mg/l. DO trong nước ở Xã Trường Long được trình bày trong Bảng 3.1. Nồng độ DO trung bình năm 2010 và 2012 đều thấp hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT, cột A1 là 6,0 mg/l ). DO trung bình năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 cụ thể trung bình nồng độ DO năm 2011 là 4,4 mg/l đến năm 2012 4,1 mg/l, hậu quả của việc DO trong nước thấp là ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật sống dưới nước, giảm đa dạng sinh học môi trường nước.
Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS – mg/l): Hàm lượng chất rắn trong nước có ảnh hưởng tới độ đục của nước, nếu hàm lượng SS trong nước cao thì sẽ làm tăng độ đục, ảnh hưởng đến các sinh vật trong nước, các quá trình tái tạo. Nồng độ SS trong nước được trình bày trong Bảng 3.1, gian đoạn
29
từ năm 2010 - 2012 có những biến động cụ thể như sau: hàm lượng SS trung bình năm 2010 là 50,0 mg/l (vượt quy chuẩn cho phép 2,5 lần) và đến năm 2012có xu hướng tăng mạnh trung bình của hàm lượng chất rắn lơ lửng là 56,0 mg/l vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 khoảng 2,4 – 3 lần.
Mật độ Coliform (MPN/100ml): Vi khuẩn Coliform (phổ biến là
Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm. Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác sinh vật chết. Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Coliform có trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Mật độ Coliform trong nước giai đoạn từ 2010 - 2012 được trình bày trong Bảng 3.2.
Cụ thể mật độ Coliform trung bình trong nước năm 2010 cao hơn so với