Đánh giá kết quả và hạn chế trong hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 39 - 41)

2.3.1. Những kết quả đạt được của hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội

Một là, trong giai đoạn 2006 – 2009, quy mô vốn của chi nhánh không ngừng được mở rộng với tốc độ tăng trưởng vốn duy trì ở mức cao, đặc biệt năm 2007 tốc độ tăng trưởng vốn lên tới 58.52%, còn năm 2008 tăng trưởng với mức 33.05% và năm 2009, con số tăng trưởng nguồn vốn dừng lại ở mức 32.51%. Qua

đó cho ta thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn, trong đó tỷ trọng vốn tiền gửi ngày càng tăng cao, đặc biệt là các kỳ hạn trung hạn. Điều này có thể được xem như hướng phát triển mang tính ổn định, mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh. Bởi các nguồn tiền gửi, đặc biệt là nguồn có kỳ hạn dài thường mang tính ổn định cao hơn nhiều. Việc mở rộng hoạt động huy động vốn theo hướng này giúp cho chi nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán cho chi nhánh. Hơn nữa, sự tăng trưởng trong quy mô của vốn huy động giúp chi nhánh có nguồn vồn kinh doanh, mở rộng cho vay cũng như đầu tư vào các dự án sinh lợi. Kết quả kinh doanh khả quan trong những năm qua phần nào chứng mình hiệu quả huy động vốn của chi nhánh cũng như sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của chi nhánh.

Hai là, các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại. Ngoài hình thức huy động truyền thống thì chi nhánh Tây Hà Nội đã phát triển thêm nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang lãi suất, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi rút gốc linh hoạt với rất nhiều kỳ hạn khác nhau…

Ba là, cơ cấu nguồn vốn huy động đang dịch chuyển theo hướng ổn định, hợp lý. Chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cũng như mở rộng đối tượng huy động. Chiến lược huy động cũng động vốn ngày càng được nâng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại. Ngoài các hình thức huy động truyền thống thì chi nhánh Tây Hà Nội đã phát triển thêm nhiều hình thức như tiết kiệm bậc thang lãi suất, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi rút gốc linh hoạt từng bước mở rộng theo hướng tích cực hơn. Nguồn vốn ngắn hạn với chi phí huy động thấp tăng trưởng ngày càng cao, phát hành giấy tờ có giá ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng, nguồn vốn trung, dài hạn đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và quy mô tăng cao. Đây là dấu hiệu khả quan trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt.

Bốn là, chi nhánh không ngừng nâng cao năng lực cán bộ, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng. Chi nhánh luôn có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tích cực tham gia các khóa tập huấn, tự bồi dưỡng năng lực. Đồng thời, chi nhánh còn thực hiện các chương trình thảo luận, nghiên cứu tại các phòng ban. Ngoài ra, chi nhánh còn có quy chế bổ nhiệm, đào tạo công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ. Bên cạnh đó là mở rộng mạng lưới hoạt động,

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng Chương 2: Thực trạng…

nâng cấp cải tạo các phòng giao dịch, trụ sở chi nhánh. Do đó, chi nhánh ngày càng mở rộng được khối lượng khách hàng đến giao dịch với chi nhánh.

Năm là, chi nhánh luôn chủ động bám sát tình hình kinh tế, những biến động của tài chính trong nước, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tâm lý khách hàng để có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý. Chi nhánh đã từng bước đưa những sản phẩm mới, mang tính cạnh tranh cao để đáp ứng với yêu cầu của từng loại đối tượng trên địa bàn hoạt động nhưng vẫn đảm bảo được quy phạm. Chi nhánh đã tích cực thực hiện công tác marketing có định hướng, có điểm nhấn, phát huy và điều chỉnh từ những kinh nghiệm đã có. Ngoài ra, chi nhánh còn có chính sách chăm sóc khách hàng linh hoạt, chu đáo. Những nỗ lực của chi nhánh nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chính sách huy động vốn của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 39 - 41)