0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian huy động

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI (Trang 31 -33 )

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của SHB Tây Hà Nội trong thời kỳ 2006 – 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2006

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng HĐV 412 283 - 355 25.44% 475 33.8%

ngắn hạn 31.31% Tỷ trọng 59.97% 25.99% 24.5% 24.74% HĐV trung hạn 180 536 197.78 % 805 50.18% 1055 31.06% Tỷ trọng 26.2% 49.22% 55.56% 54.95% HĐV dài hạn 95 270 217.65 % 289 7.04% 390 34.95% Tỷ trọng 13.83% 24.79% 19.94% 20.31% Nguồn vốn HĐ 687 1089 1449 1920

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội)

Nguồn vốn phân loại theo kỳ hạn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, xác định cơ cấu chuyển dịch vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung hạn, dài hạn ngày càng tăng cao của nền kinh tế, với ngân hàng. Ngoài ra, việc phân ra theo kỳ hạn cho thấy chi phí tiền lãi mà ngân hàng phải bỏ ra cũng như việc quản lý thanh khoản của ngân hàng. Một cách tổng quát, nguồn vốn ngắn hạn được chia làm nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động không kỳ hạn thường là khoản tiền gửi thanh toán của các cá nhân, tổ chức kinh tế nhằm mục địch sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng, nhờ thanh toán hộ hoặc các khoản tiết kiệm không kỳ hạn. Còn nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng là các tài hoản tiết kiệm ngắn hạn, và tiền gửi có kỳ hạn. Nhìn chung nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số vốn huy động của ngân hàng. Tính chung cho giai đoạn 2006 – 2009, nguồn vốn ngắn hạn đều tăng với tốc độ là 25.44% cho năm 2008, 33.8% cho năm 2009, chỉ riêng năm 2007 tốc độ giảm đi 31.31% so với năm 2006. Tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng số vốn huy động chỉ đạt khoảng hơn 24.5%. Số tiền huy động được từ nguồn vốn ngắn hạn duy chỉ có năm 2007 giảm 129 tỷ đồng so với năm 2006, các năm 2008 và 2009 đã tăng trở lại, đạt tương ứng là 355 tỷ đồng và 475 tỷ đồng.

Có thể thấy, nguồn vốn trung hạn tăng trưởng mạnh qua các năm. Đỉnh điểm là năm 2007 tăng đến 197.78%, đạt con sô 536 tỷ đồng, chiếm khoảng 49.22% trong tổng số vốn huy động được của năm 2007. Hai năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng giảm dần song số vốn huy động vẫn tăng đáng kể. Năm 2008 tăng 269 tỷ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng Chương 2: Thực trạng…

đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 50.18% so với năm 2007. Nguồn vốn trung hạn của năm 2008 là 805 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55.56% trong tổng số vốn huy động. Còn năm 2009, số vốn trung hạn huy động được là 1055 tỷ đồng, chiếm khoảng 54.95% trong tổng số nguồn vốn huy động. Với tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2008, chỉ tăng 31.06% so với năm 2008.

Nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng số vốn huy động được nhưng tốc độ lại tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2006 chỉ chiếm khoảng 13.83% thì đến năm 2007 là 24.79%, năm 2008 là 19.94, năm 2009 là 20.31%. Từ con số 95 tỷ đồng trong năm 2006 thì đến năm 2009, số tiền huy động nguồn vốn dài hạn đã là 390 tỷ đồng.

Có sự gia tăng mạnh trong nguồn vốn huy động trung hạn, và sự tăng trưởng trong nguồn vốn dài hạn là do chi nhánh đã chủ động trong việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá trung và dài hạn khác. Xu thế này là tất yếu với chi nhánh do quá trình cơ cấu lại chính sách huy động cũng như phù hợp với quá trình hoạt động của mình. Ngân hàng thường có những dự án tài trợ trung hạn, nên chi nhánh thường có kế hoạch hướng tới huy động vốn trung hạn hạn, để đảm bảo tính ổn định cho nguồn vốn. Tuy nhiên chi nhánh cần xem xét để đạt được cơ cấu hợp lý và đảm bảo đạt được chi phí huy động thấp nhất cũng như khả năng thanh toán.

Ta có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh dần đi vào ổn định, nguồn vốn chủ yếu là trung và dài hạn. Tốc độ tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn trung hạn cho biết chi nhánh đang dần đảm bảo được tính ổn định của nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của từng nguồn vốn không đều, nguồn ngắn hạn có năm giảm đi tới 31.31.%. Như vậy, chi nhánh cần có kế hoạch nguồn vốn hợp lý, có nghĩa là đảm bảo cân đối giữa vốn ngắn hạn và vốn trung, dài hạn, để nâng cao tính ổn định cho nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, và đạt được chi phí huy động vốn hợp lý.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI (Trang 31 -33 )

×